Cracker "bẻ khóa" game để làm gì?

Thế giới gameChủ Nhật, 14/11/2010 06:15:00 +07:00

(VTC News) - Quy trình "bẻ khóa" một tựa game của những nhóm Cracker trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp.

(VTC News) - Quy trình "bẻ khóa" một tựa game của những nhóm Cracker trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp.

Ngày nay, thị trường game đã chia làm hai mảng độc lập là Game Online (những trò chơi trực tuyến) và Game Offline (những trò chơi không cần kết nối mạng). Nếu như ở mảng Game Online, đa phần những nhà phát hành kiếm lợi nhuận từ tài khoản của người chơi (bán đồ ảo, thu phí dịch vụ hàng tháng…) thì đối với những tựa Game Offline, cách phổ biến nhất để những nhà làm game kiếm tiền vẫn là bán lẻ game đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, những trò chơi này chính là mảnh đất màu mỡ nhất giúp cho giới Cracker (những người chuyên bẻ khỏa game) thể hiện tài năng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và tổng hợp lại quy trình bẻ khóa hoàn chỉnh của một tựa Game Offline từ giai đoạn bắt đầu phát hành cho đến khi xuất hiện tràn lan trên mạng Internet
Game lậu ngày nay đang xuất hiện tràn lan và thiếu kiểm soát 

Chân dung của Cracker – Những chuyên gia bẻ khóa game

Nếu như đa phần mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ Hacker (những kẻ xâm nhập mạng máy tính và gây hậu quả) thì thuật ngữ Cracker vẫn còn chưa được biết đến rộng rãi. Cracker là từ tiếng Anh ám chỉ những người chuyên bẻ khóa Game và phần mềm máy tính một cách bất hợp pháp. Họ thường hoạt đồng theo cơ cấu một nhóm người với nhiều thành phần và vai trò khác nhau
 

Hiện nay trên thế giới có rất nhiềm nhóm Cracker nổi danh. Nhưng đa phần những tựa game offline sau khi phát hành đều bị “bẻ khóa” bởi những nhóm có kinh nghiệm và nổi danh do cơ chế bảo mật mà những hãng phát hành đưa vào trong game đều đã rất tiến bộ hơn trước rất nhiều. Những nhóm Cracker nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay là Razorl911, RELOADED, Fairlight, Skidrow…

Quy trình bẻ khóa của một trò chơi


Đường đi của một tựa game offline từ thời điểm phát hành cho đến khi bẻ khóa trải qua khá nhiều giai đoạn. Ngay khi trò chơi được phát hành, các nhóm Cracker sẽ tiến hành mua và “bẻ khóa” tựa game đó. Quy trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ chế bảo mật mà những nhà phát hành sử dụng trong game của mình. Với đa phần những tựa game hiện nay thì chỉ cần vài ngày là hoàn thành công đoạn “bẻ khóa” nhưng với những công nghệ mới kiểu như Ubisoft đã từng áp dụng với siêu phẩm Assassin’s Creed II thì giai đoạn “bẻ khóa” có thể kéo dài tới vài tháng.

Ngay sau khi một tựa game được”bẻ khóa” hoàn chỉnh, công đoạn tiếp theo của nhóm Cracker là phát tán sản phẩm của mình qua mạng Internet. Hiện nay có hai cách phát tán phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là chia sẻ file ngang hàng (Peer-to-Peer) và qua những website chia sẻ file (Warez Site). Việc làm này bên cạnh ý định phát tán và truyền bá sản phẩm của mình một cách rộng rãi, các nhóm Cracker còn muốn tránh sự truy cứu của những đơn vị có chức năng và thẩm quyền điều tra.

Đối với cách làm thứ nhất thì Torrent là hình thức phổ biến nhất và đây cũng là cách mà đa phần những cửa hàng game tại Việt Nam sử dụng để có Game “lậu” bán cho khách hàng.

Cách thứ hai mà nhóm Cracker cũng thường sử dụng và cũng đang trở nên phổ biến một cách nhanh chóng là tải lên (upload) những trò chơi bị “bẻ khóa” lên những website cho phép lưu trữ file mà thông dụng nhất là Rapidshare, Mediafire, MegaUpload, ZShare…
Chia sẻ game lậu qua Torrent 

Việc cuối cùng mà những thành viên trong mỗi nhóm Cracker phải làm là nhân bản những địa chỉ liên kết và cho phép tải về những Game bị “bẻ khóa” trên những diễn đàn, những website nói chung. Độ nóng của một tựa game bị bẻ khóa phụ thuộc vào chính bản thân trò chơi đó. Với những siêu phẩm “bom tấn” kiểu như StarCraft II, Modern Warfare II thì chỉ sau vài giờ đã có hàng trăm nghìn lượt tải về.

Cracker “bẻ khóa” game vì mục đích gì?
 

Có một câu hỏi được đưa ra là tại sao những Cracker lại đam mê “bẻ khóa” game đến vậy. Lý do đầu tiên và cũng phổ biến nhất là họ muốn thể hiện trình độ, thỏa mãn sở thích và cũng có thể là để “true tức” những nhà phát hành. Tuy nhiên bên cạnh đó, có những nhóm cracker thực hiện quy trình bẻ khóa phần mềm một cách rất chuyên nghiệp, ký những hợp đồng bẻ khóa với những công ty hay tập đoàn với số tiền lên tới hàng nghìn USD.

Hoàng Việt(tổng hợp)

Mọi lúc, mọi nơi mỗi người trong chúng ta đều có thể lập tức giúp đỡ được cho đồng bào miền Trung.

Nhắn tin theo cú pháp đơn giản UHgửi 1405 (10.000đ/tin) hoặc UH gửi 1409 (18.000đ/tin) của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là bạn đã hành động thiết thực để cứu trợ đồng bào miền Trung ruột thịt.
Bình luận
vtcnews.vn