Công Vinh và dàn sao tuyển Việt Nam: Thay đổi để sống cùng Miura

Thể thaoThứ Bảy, 23/05/2015 10:32:00 +07:00

Công Vinh là cầu thủ có tên tuổi nhất ở ĐT Việt Nam nhưng vẫn phải thay đổi để tồn tại dưới thời HLV Miura.

Công Vinh là cầu thủ có tên tuổi nhất ở ĐT Việt Nam nhưng vẫn phải thay đổi để tồn tại dưới thời HLV Miura.

Vì vậy, những cầu thủ khác càng phải biến đổi mình hơn để thích ứng với triết lý chơi của ông thầy người Nhật Bản.


Quế Ngọc Hải, từ một cầu thủ trẻ của SLNA đã trở thành cầu thủ được HLV Miura yêu quý nhất. Trung vệ sinh năm 1992 góp mặt ở tất cả các giải đấu kể từ khi Miura cầm quân, từ ASIAD 17, AFF Suzuki Cup 2014 đến vòng loại U23 châu Á và giờ là vòng loại thứ hai World Cup 2018 - khu vực châu Á và SEA Games 28. Đặc biệt, anh còn vinh dự được đeo băng đội trưởng Olympic Việt Nam và U23 Việt Nam.
Công Vinh
Công Vinh cũng phải thay đổi (Ảnh: Quang Minh)
“Chỉ có một bí quyết để được HLV Miura trọng dụng là phải thay đổi cá nhân để thích ứng với triết lý bóng đá của thầy”, Ngọc Hải bật mí trước khi cùng đội tuyển Việt Nam sang Thái Lan chuẩn bị đá trận mở màn vòng loại thứ hai World Cup 2018 - khu vực châu Á.

Ngọc Hải đã kể một câu chuyện rất nhỏ nhưng cho thấy anh đã phải thay đổi lớn thế nào để thích ứng với HLV Miura. Ngày mùng 6 Tết Nguyên Đán, Olympic Việt Nam hội quân để chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á. Biết tính HLV Miura tập trung là tập luôn, thậm chí là tập nặng nên ngay từ mùng 3 Tết trung vệ sinh năm 1992 đã lên đại bản doanh của CLB SLNA một mình tập luyện.
Clip: U23 Việt Nam 2-2 U23 Myanmar
“Sáng hội quân, chiều ra sân tập nặng. Sau một kỳ nghỉ dài, nhiều cầu thủ không theo được, mệt muốn xỉu. Nhiều người còn nói muốn ói bánh chưng ra. May sao tôi chuẩn bị trước, đã tập luyện cần thận nên “nuốt” trọn giáo án của thầy”, đội trưởng U23 Việt Nam chia sẻ.


Mạc Hồng Quân, tiền đạo mới được HLV Miura đôn từ đội U23 Việt Nam lên ĐTQG đá vòng loại thứ hai World Cup 2018 – khu vực châu Á cũng nhờ nhanh nhạy thay đổi bản thân. HLV Miura ưa mẫu trung phong không chỉ biết ghi bàn mà còn phải biết tỳ đè, làm tường và thu hút đối phương cho đồng đội có khoảng trống lập công.
Quế Ngọc Hải chăm chỉ tập luyện (Ảnh: Quang Minh)
Mạc Hồng Quân “đọc” ý thầy rất nhanh, cố gắng thực hiện tương tự. Thậm chí anh đã tốn nhiều công xem băng hình Bayern, học cách chơi của Lewandowski, một mẫu trung phong chơi đúng theo phong cách mà HLV Miura yêu cầu.

MỘT PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI


Khi được hỏi vì sao một ngôi sao lớn, cá tính lại chấp nhận thay đổi mình để phù hợp với một HLV mới đến, Công Vinh cười và trả lời rằng vì trong bóng đá chuyên nghiệp, chỉ có cầu thủ thay đổi mình để thích ứng với HLV, khó có chuyện HLV thay đổi chiến thuật cả một đội để phục vụ ai đó. Đặc biệt, dù mới làm việc cùng nhau nhưng Công Vinh nể phục HLV Miura bởi lối tư duy chơi bóng hiện đại và tính chuyên nghiệp cao.

“Sau trận đấu gặp CHDCND Triều Tiên, nhiều người hỏi sao tôi hò hét đồng đội nhiều, có gì đó giống như thể hiện quyền lực. Xin thưa không phải.
Công Phượng
Công Phượng chơi quá cá nhân ở trận gặp U23 Myanmar (Ảnh: Phạm Thành)
Đó là cách chơi hiện đại mà HLV Miura muốn chúng tôi áp dụng. Khi không có bóng, tôi cùng các đồng đội vẫn phải di chuyển liên tục, gây áp lực. Với HLV Miura, khi tấn công là toàn đội tấn công, khi phòng ngự là toàn đội phòng ngự.


Chuyện hò hét nhau trên sân cũng là một nét rất mới ở ĐT Việt Nam khi HLV Miura nắm quyền. Toàn đội người dưới gọi người trên để giữ vững cự ly đội hình và không ai bị mất tập trung.

Trong những trận đấu gặp đối thủ mạnh, chỉ cần một người mất tập trung, trở thành mắt xích yếu là đối phương sẽ tập trung khai thác mạnh vào đó. Khi mới sang đá cho Sapporo của Nhật Bản, tôi từng sốc khi thấy các thành viên trong đội hò hét nhau khủng khiếp, tai mình như ù đi. Nhưng rồi dần dần làm quen được và hiểu rằng đây là điều mà các đội bóng có trình độ cao phải làm”, Công Vinh chia sẻ.


Công Vinh cho biết anh đã làm việc cùng nhiều HLV cả nội lẫn ngoại nhưng chưa ai xây dựng lối chơi hiện đại như ông Miura. Và cầu thủ người xứ Nghệ đã chấp nhận thay đổi mình để thích ứng với ông thầy người Nhật Bản. “Quả thực cách chơi của tôi đã thay đổi nhiều.

Tôi không cầm bóng rê dắt nhiều mà chuyển sang đá ít chạm, tích cực chuyền bóng. Đây là yêu cầu của HLV Miura, tôi thấy rất hợp lý. Rê dắt chỉ có thể dùng khi đối đầu với các đội bóng yếu hơn, khi gặp đối thủ mạnh, 1-2 người họ áp sát thì khó thoát. Chuyền nhiều, di chuyển không bóng nhiều là phương cách tấn công hiệu quả hơn.

Clip: Tuyển Việt Nam xem U23 Việt Nam qua điện thoại
thethao/2015/05/23/Tuyn-Vit-Nam-xem-U23-qua-in-thoi-1432343462.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
HLV Miura luôn yêu cầu chúng tôi bớt rườm rà, đưa bóng về phía khung thành đối phương càng nhanh càng tốt. Muốn làm được điều này, phối hợp ít chạm là hiệu quả nhất”, tiền đạo của B.BD chia sẻ.

Thay đổi tinh thần khi đối đầu người Thái

Công Vinh cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thường thua Thái Lan là khi vào trận các cầu thủ luôn có chút gì đó e ngại đối thủ, dẫn tới không thể hiện được hết năng lực của mình. Tuy nhiên, anh cho rằng khi tái ngộ tại vòng loại thứ hai World Cup 2018 - khu vực châu Á, mọi chuyện sẽ khác nhờ HLV Miura.

“Ông ấy đã thổi vào chúng tôi tinh thần chiến  đấu máu lửa, không còn e sợ Thái Lan. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, dù Thái Lan là cửa trên vì có chuyên môn nhỉnh hơn chút và có lợi thế sân nhà, ĐT Việt Nam vẫn tự tin có thể giành chiến thắng”, Công Vinh chia sẻ.

Nguồn: Bóng đá+
Bình luận
vtcnews.vn