Công Phượng, HAGL khó thành biểu tượng bóng đá Việt?

Thể thaoThứ Ba, 13/01/2015 04:00:00 +07:00

Nếu sức hấp dẫn của HAGL hôm nay có lớn hơn so với tình yêu tạo ra từ Thể Công hay Cảng Sài Gòn ngày trước cũng là một điều tốt.

Nếu sức hấp dẫn của HAGL hôm nay có lớn hơn so với tình yêu tạo ra từ Thể Công hay Cảng Sài Gòn ngày trước cũng là một điều tốt.

Vì vượt qua biểu tượng cũ để trở thành biểu tượng mới là biểu hiện của sự phát triển. Học tập và soi vào những tấm gương trong quá khứ là cần thiết, nhưng sẽ tuyệt vời nếu chúng ta xây được những biểu tượng, những tấm gương mới cho hiện tại và tương lai.

Điều này là thôi thúc cho cả cuộc sống chứ không chỉ bóng đá. Để trở thành biểu tượng mới cần có nhiều thứ và thời gian là trải nghiệm bắt buộc.
Công Phượng nhạt nhòa ở Long An
 Công Phượng nhạt nhòa ở Long An
Hai vòng đấu trôi qua, cả sân Pleiku và Tân An đều quá tải. Sức chứa của sân Pleiku là 10.000 người và khả năng chịu đựng trong ngưỡng an toàn của sân Tân An chỉ nhiều hơn 10%.

Chúng ta bỗng thấy những cái sân bóng ấy là quá bé. 10.000 người còn chưa bằng một trận đấu quần vợt đỉnh cao thế giới, và chỉ bằng một góc khán đài của những sân bóng chuẩn mực quốc tế.

Nhưng cũng chỉ vài tháng trước đó, các sân bóng nói trên vẫn là quá rộng lớn so với lượng khán giả hằng tuần vốn chỉ vài ba ngàn người xem.

Một câu hỏi đến rất nhanh là có cần phải xây những cái sân mới với sức chứa gấp ba gấp bốn lần để đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ? Bài toán kinh tế có vẻ chỉ là chuyện nhỏ: Nếu cứ cháy vé và biết khai thác kiểu bán cả tên sân lẫn cho thuê tổ chức sự kiện thì chỉ chục năm là thu hồi vốn.

Arsenal, CLB ở Anh đã bỏ sân Highbury để xây Emirates với sức chứa gần gấp đôi là câu chuyện điển hình.

Nhưng liệu HAGL có trở thành một phiên bản của Arsenal, hay cái sân mới (nếu có) chỉ vừa mới xây xong phần móng thì lúc đó chúng ta lại phải hỏi họ ở đâu trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
Sân Pleiku quá tải
 Sân Pleiku quá tải ngày HAGL xuất trận ở V-League 2015
Ngay cả sân vận động quốc gia Mỹ Đình, nếu cứ tính tỉ lệ như ở AFF Cup mới đây thì rõ ràng chỉ có 1/4 số trận đấu sân có 4 vạn ghế ấy trở nên bé nhỏ so với nhu cầu vào sân. Và từ cách rời cuộc chơi của đội tuyển, tỉ lệ này sẽ khó được cải thiện ở giải lần sau.

Dự báo có thể không sai là các trận đấu của HAGL trong thời gian ngắn trước mắt sẽ vẫn cháy vé kể cả khi họ phải đón nhận những thất bại (vì chỉ là đội bóng trẻ).

Tạo nên một hiện tượng truyền thông ở kỷ nguyên xã hội thông tin mà điện thoại thông minh đã nhiều hơn cuốc và xẻng là điều không khó. Nhưng việc đặt lên vai những cầu thủ trẻ quá nhiều trọng trách để rồi tạo nên những sức ép quá lớn có thể làm thui chột một vài cá nhân và cũng có thể làm hỏng một thế hệ cầu thủ dù cho họ có nhiều phẩm chất đặc biệt cả về chuyên môn lẫn học thức.

Kinh nghiệm của bóng đá là thành công bền vững thường đến với một đội bóng có vẻ ngoài khiêm nhường nhưng tiềm ẩn những sức mạnh chuyên môn, biết giải phóng sức ép để hướng tới mục tiêu chính mà cả nền bóng đá Đức chính là một biểu tượng (họ không có Quả bóng Vàng nhưng vô địch thế giới).

Lý tưởng nhất là chỉ thêm bạn chứ không thêm kẻ thù!

Theo TTVH
Bình luận
vtcnews.vn