Con gái giành tài sản với mẹ, xử thế nào?

Bạn đọcThứ Hai, 30/06/2014 04:00:00 +07:00

(VTC News) – Luật sư trả lời yêu cầu tư vấn pháp luật của độc giả VTC News về tranh chấp đất đai, dân sự.

(VTC News) – Luật sư trả lời yêu cầu tư vấn pháp luật của độc giả VTC News về tranh chấp đất đai, dân sự.

Độc giả Lê Thị Mỹ Hiền, email: [email protected]
đã gửi thư đến VTC News nhờ tư vấn pháp luật. Nội dung vụ việc được trình bày như sau:

Ba mẹ em được ông bà để lại cho 2 công đất và 1 ngôi nhà để sống. Ba mẹ có 8 người con, nhưng anh thứ 2 đã bị ba từ lúc ba còn sống và không nhìn nhận, anh đó cũng không sống trong gia đình từ nhỏ mà bôn ba tứ xứ, chẳng tới lui gia đình. Nhà chỉ có bấy nhiêu tài sản nên từ trước đến nay ba mẹ không chia cho ai hết, chỉ để thờ cúng ông bà.

Năm 2002 ba mẹ bệnh, mẹ nằm viện. Chị thứ 5 có lén chở ba đi sang tên giấy tờ, gia đình không ai hay biết. Nhưng "đơn xin đăng kí biến động đất đai" chỉ để chị đứng tên hộ gia đình. Chứ ba không phải cho riêng chị hay làm hợp đồng tặng cho. Hoàn cảnh gia đình có chị 3 và anh 4 đã lập gia đình riêng, còn lại em nhỏ, chỉ có chị 5 là lớn nhất.

Năm 2005 ba mất, trong khoảng 2002-2005 mẹ đã nhiều lần kêu chị 5 trả lại tài sản để mẹ đứng tên. Nhưng chị không trả và tự đứng tên làm chủ hộ quản lí gia đình.

Từ đó mẹ không còn quyền hạn gì nữa, tất cả mọi người trong nhà đều sợ chị 5. Sau khi đứng tên giấy tờ, chị 5 đã nhiều lần tự ý cầm cố bằng khoán xài riêng cho cá nhân mình, không hề lo trong gia đình. Lần nào mẹ cũng chuộc bằng khoán ra.

Hình minh họa. 

Mẹ ở nhà nuôi bà nội lãnh tiền trợ cấp hàng tháng nuôi đứa con gái út ăn học và lo trong gia đình. Hai anh trai đã lập gia đình sống bên vợ. Chị 5 thì quanh năm đi tứ xứ, lâu lâu mới về nhà lấy tiền đi vào những khi bán lúa.

Sau khi bà nội mất, nguồn tiền trợ cấp mất, gia đình khó khăn mẹ sợ hai đứa con gái út nghỉ học, mẹ đã nguyện trời phật phù hộ có tiền để lo cho các con. Năm 2010 mẹ trúng số đặc biệt 1,5 tỷ. Chị 5 laị  giành lấy và hứa sẽ lo gia đình như ý mẹ, kêu mẹ xuất gia tu. Mẹ kêu chị lấy tiền xây nhà tu bổ trong gia đình, nhưng chị 5 chỉ làm được khoảng 400 triệu còn bao nhiêu chị lấy hết.

Nay chị xài hết tiền muốn cầm bằng khoán nữa mẹ không cho, chị nói rằng tài sản chị đứng tên là của chị, mẹ không có quyền gì, muốn cho ai là quyền của chị. Chị 5 chửi thách mẹ đi thưa kiện.

Tháng 11/2013 mẹ đi thưa từ ấp lên xã sang tận tháng 3/2014 lên đến tòa. Khi trích lục lại hồ sơ để khởi kiện thì mẹ phát hiện thủ tục ba chuyển nhượng sang chị 5 là không đúng. Đây là tài sản chung vợ chồng, ba chuyển cho chị 5 mà không hề thông qua ý kiến và chữ ký của mẹ.

Trong đó có 1/2 tài sản thuộc về mẹ. Một vài anh chị trong gia đình và chị 5 không muốn trả lại tài sản cho mẹ đứng tên. Họ tranh giành nhau. Ba mất đến nay đã 9 năm, còn thời hiệu khởi kiện thừa kế. Nhưng hộ khẩu gia đình chỉ còn mẹ, chị 5, và hai đứa con gái út. Anh chị khác đều sống riêng và tách hộ khẩu từ lâu.

Mẹ nay đã 66 tuổi, già yếu bệnh hoài nhưng không ai nuôi chỉ nhờ vào 2 đứa con gái út chăm lo. Hai công ruộng chị thứ 5 lúc trước tự ý cho mấy anh mấy chị khác làm, không thông qua ý mẹ. Nhà thì chị tự ý cho anh thứ tư ở, nhưng chỉ là ở nhờ, chị 5 làm chủ. Nay tranh chấp chị giành tất cả đất chị đứng tên hộ gia đình và tất cả các nhà do chị xây dựng tu bổ. Nhưng tất cả đó là tiền của mẹ trúng số.

Nay khởi kiện ra tòa ở phiên hòa giải, thẩm phán cho rằng 1/2 tài sản chung vợ chồng khi ba chuyển cho chị 5 đã mất, phần tài sản đó của mẹ đã không còn, nay chị 5 đứng tên tài sản hộ thì những người cùng hộ khẩu được quyền thừa hưởng như nhau. Những anh chị khác và chị 5 không đồng ý vì hộ khẩu chỉ có mẹ, chị 5 và 2 con gái út. Giờ chị 5 xúi hai người con trai của mẹ tranh giành tài sản.

Vậy trong trường hợp này pháp luật qui định 1/2 tài sản của mẹ em còn không?

- Tài sản sẽ được chia như thế nào khi lúc trước ba và mẹ không đồng ý chia vì tài sản quá ít để thờ cúng ông bà.

- Tài sản gia đình em được khá giả như ngày hôm nay là do tiền trúng số của mẹ có được. Nay mẹ em có quyền lấy lại được không, vì bây giờ mẹ già yếu không ai nuôi dưỡng, mẹ muốn lấy lại để tự lo mình.

- Nhà mà anh 4 em ở hiện nay có ý muốn chiếm đoạt luôn. Nhưng nhà đó là do mẹ em cất và tu sửa, mua sắm đồ đạc nhờ tiền trúng số của mẹ. Anh 4 không hề có bỏ tiền ra để xây dựng. Mẹ em có đòi được nhà không?

- Tiền thì của mẹ nhưng lúc trước chị 5 đại diện mẹ đứng cất tất cả các ngôi nhà, nay chị 5 nói tất cả nhà là của chị có đúng không? cả mẹ và chị chưa ai đứng tên nhà ở. Vì không biết nên không làm sổ nhà.

- Ba mất có để lại tờ giấy ba đánh máy ghi là di chúc theo ý ba "nếu ba có mất sớm thì còn có má con là người thừa kế mà coi theo đây sắp xếp con cái" nay mấy anh chị không đồng ý chấp nhận trả tài sản cho mẹ như lời ba, mà muốn chia ra để họ được hưởng, trong khi mẹ già không lao động ra tiền, không ai nuôi, các anh và chị 5 thì quậy phá mẹ. Tờ giấy ba ghi không được rõ ràng theo đúng di chúc theo qui định pháp luật. Xin cho em hỏi di chúc của ba có hiệu lực không?

- Trường hợp của mẹ pháp luật chia như thế nào?


Giải đáp, tư vấn những vấn đề pháp luật về vụ việc trên, Luật sư Lê Văn Thiệp – Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định:

Vụ việc này cần thêm một số thông tin như:

Nguồn gốc đất, loại đất?


Thời gian trước đây đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? đúng tên hộ gia đình hay ông, bà?

Hộ khẩu khi cấp Giấy chứng nhận (nếu có) thì đứng tên những ai?

Về cơ bản, việc phân chia tài sản như sau:

- Nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (dân hay gọi là sổ đỏ, giấy chủ quyền) là của hộ gia đình thì việc sang tên chuyển chủ phải thể hiện ý chí của tất cả các thành viên trong gia đình (người từ đủ 16 tuổi trở lên) nếu chỉ một người ký thì thủ tục đó trái luật và bị tuyên vô hiệu, phần tài sản của bố bạn được chia đều cho các đồng thừa kế.

- Nếu bố bạn không để lại di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp thì chia phần tài sản còn lại theo pháp luật.

- Đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình thì còn xem xét ai đang sử dụng trực tiếp và Giấy chứng nhận ghi như thế nào mới giải quyết được.


- Về nguyên tắc thì tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ, chồng nên phần còn lại là 1/2 tài sản đương nhiên thuộc quền của mẹ bạn (với trường hợp đất cấp cho riêng bố mẹ bạn, còn nếu là hộ gia đình thì là tài sản sở hữu chung hợp nhất nên sẽ chia đều, điều này còn tùy thuộc vào loại đất, thời điểm cấp, nguồn gốc…)

Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.

PV
Bình luận
vtcnews.vn