Con đánh chết mẹ, cháu giết bà: Đạo đức băng hoại, 'cú tát' đau cho cả xã hội

Thời sựThứ Sáu, 14/04/2017 11:49:00 +07:00

Chuyên gia tâm lý cho rằng việc con giết mẹ rồi chôn xác phi tang ở Thanh Hoá thể hiện sự băng hoại của đạo đức và cho rằng đó như một "cú tát" đau đớn vào cả xã hội.

Vụ án con giết mẹ rồi chôn xác phi tang ở Thanh Hoá đã khiến dư luận ngỡ ngàng, phẫn uất. Sau khi giết mẹ, nghi can còn chôn xác phi tang rồi lấy tiền thản nhiên đi ăn nhậu, hát karaoke.

Trước sự việc này, TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM) nói:

Những câu chuyện trên như những "cú tát" vào người đọc. Mà không chỉ vậy, đó còn là "cú tát" vào nhà trường, vào những nhà quản lý xã hội - là những người đã gián tiếp tạo ra những con người có hành vi độc ác và vô ân như thế.

Hinh anh Con danh chet me roi chon xac phi tang: Hanh vi tan ac, vo tam la 'cu tat' ca xa hoi

 TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng việc con giết mẹ rồi chôn xác phi tang ở Thanh Hoá thể hiện sự băng hoại của đạo đức và cho rằng đó như một "cú tát" vào cả xã hội.

- Hàng loạt vụ việc các đối tượng giết chính cả bố mẹ đẻ, ông bà của mình để lấy tiền chơi bời khiến dư luận phẫn nộ, ông có suy nghĩ gì?

Các vụ án gần đây có vẻ xảy ra dồn dập, tuy nhiên tôi vẫn tin rằng những sự việc trên là những sự việc cá biệt, chân gốc của xã hội vẫn đang là thiện, xung quanh chúng ta vẫn có rất nhiều người tốt.

Sự việc gây rúng động một phần là do sức mạnh của các phương tiện truyền thông, nên sự việc tại một địa phương vẫn có thể lan toả cực nhanh gây rúng động cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, tất cả chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng đạo đức xã hội ở một bộ phận nhỏ đang có dấu hiệu "hư úng" trầm trọng, dẫn đến những hành vi trái với đạo lý luân thường như trên.

- Sau khi giết người thân ruột thịt, nhiều đối tượng còn thản nhiên dựng hiện trường giả hoặc giả vờ khóc lóc thảm thương. Dưới có độc tâm lý học, hành vi của các đối tượng này thể hiện điều gì, thưa ông?

Thường hành vi giết người chỉ có thể xảy ra trong 5 trạng thái tâm lý sau:

Bị kích động cực mạnh

Tâm trạng bực tức bị ức chế lâu ngày tích tụ dẫn đến sự việc nhỏ kích động nhẹ cũng có thể gây bùng nổ giết người

Ban đầu chỉ muốn xả giận nhưng lỡ tay gây hậu quả nghiêm trọng nên hoảng sợ và ra tay độc ác để bịt đầu mối. Sau đó tạo hiện trường giả hoặc giả đò để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.

Ý thức đang không tỉnh táo (ngáo đá, phê thuốc, say rượu) nên không kiểm soát được hành vi

Trầm cảm nặng hoặc tâm thần

Do không được trò chuyện trực tiếp nên tôi dự đoán tình huống của cậu con trai giết mẹ ở Thanh Hoá có thể do rơi vào trạng thái thứ 2 hoặc trạng thái thứ 3.

- Tại sao chỉ vì một phút nóng giận tức thời mà những thanh niên trẻ có thể gây ra những hành vi man rợ đến thế đối với chính người thân của mình, thưa ông?

Hinh anh Con danh chet me roi chon xac phi tang: Hanh vi tan ac, vo tam la 'cu tat' ca xa hoi 3

 

Thông thường, một que diêm nhỏ có thể đốt cháy một khu rừng, một cơn nóng giận có thể làm người ta mất tự chủ trong vài phút và bao nhiêu đó cũng đủ để những chuyện tồi tệ nhất xảy ra.

TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Thông thường, một que diêm nhỏ có thể đốt cháy một khu rừng, một cơn nóng giận có thể làm người ta mất tự chủ trong vài phút và bao nhiêu đó cũng đủ để những chuyện tồi tệ nhất xảy ra.

Ngoài ra, thật sự có những vụ án nảy sinh do mâu thuẫn trong mối quan hệ cha mẹ - con cái đã tích luỹ mà thành (nhưng người ngoài không hay biết). Nhiều bố mẹ mắng con cái một cách rất thô bạo, nhiều đứa con cũng thói hư tật xấu khiến bố mẹ bất mãn sinh ra ức chế cho cả hai.

Sự va chạm tức tối về nhau cứ dồn nén dần dần như một cái bong bóng căng tròn và đôi khi chỉ cần một xung đột nhỏ cũng có thể trở thành cây kim làm bùng nổ.

- Đối tượng gây ra những vụ án kinh hoàng này ngày càng trẻ đã thể hiện điều gì, thưa ông?

Tội phạm trẻ hoá, trẻ dậy thì sớm, trẻ quan hệ tình dục sớm, trẻ thành công sớm... tất cả đều có chung một nguyên nhân là do sự vận động tâm – sinh lý của giới trẻ ngày nay nhanh hơn ngày xưa rất nhiều. Một thanh niên 16 – 17 tuổi bây giờ tương đương với một thanh niên 20 tuổi ngày xưa.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự trẻ hoá tội phạm đang diễn ra thật và nhanh chóng. Nguyên nhân bởi xã hội càng ngày càng phức tạp, sự "hư úng đạo đức" diễn ra nhan nhản xung quanh, trong khi con em chúng ta là lứa tuổi không đủ sức chống chọi trước những "hư úng" đó nên việc hư hoại nhân cách xảy ra là điều gần như tất yếu.

Hinh anh Con danh chet me roi chon xac phi tang: Hanh vi tan ac, vo tam la 'cu tat' ca xa hoi

 Nghi can Bùi Xuân Cường (đối tượng giết mẹ ở Thanh Hoá) tại cơ quan điều tra.

- Nhưng ngay cả khi cha mẹ là những người tốt thì con cái vẫn rơi vào con đường tội lỗi. Tại sao vậy, thưa ông?

Cây đổ không hẳn chỉ vì bộ rễ nông, mà còn do gió mạnh, do đất mềm, do sâu đục khoét. Nhân cách một con người, ngoài gia đình ra, còn có rất nhiều thứ khác tác động vào mà thành ra hư hỏng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ biết cách dạy con (cha mẹ nhân hậu thôi chưa đủ, mà thật sự phải biết cách dạy con) thì tỉ lệ con trẻ trở thành tội phạm sẽ chắc chắn được hạn chế đi nhiều.

- Phải chăng pháp luật xử lý thật nặng, thật nghiêm thì những đối tượng này sẽ không dám gây ra những tội ác tàn độc như vừa qua, thưa ông?

Quan điểm của tôi có thể hơi khác, nhưng tôi cho rằng: Xét đến tận cùng, tất cả những tội phạm trẻ tuổi đều là những nạn nhân!

Thử hỏi, nếu một đứa trẻ được cha mẹ nuôi dạy rất tốt, được nhà trường giáo dục chu đáo, được thấm nhuần lễ nghĩa, được sống trong một môi trường xã hội lành mạnh và trong sạch, thì đứa trẻ đó sẽ lớn lên trở thành một kẻ giết người?

Vì vậy, tôi xin phép không bàn đến việc phải trừng phạt những người trẻ đó ra sao, vì việc này là nhiệm vụ của pháp luật, tôi chỉ nghĩ đến việc trừng phạt nhà trường ra sao, những nhà quản lý xã hội ra sao, người lớn của chúng ta ra sao khi để thế hệ tiếp nối có những nhân cách đi ngược với đạo đức con người như thế.

Hinh anh Con danh chet me, chau giet ba: Dao duc bang hoai, 'cu tat' dau cho ca xa hoi 5

 Dương Hoàng Long - nghi can giết bà nội gây chấn động ở Đồng Nai vào tháng 12/2016.

- Để giáo dục lại những kẻ sát nhân tàn ác này chắc hẳn cũng sẽ phải có cách làm đặc biệt so với những loại tội phạm khác, thưa ông?

Bệnh nào phải chữa bằng thuốc đó! Nếu hành vi tội phạm đó xuất phát do mối quan hệ cha mẹ và con cái không hoà thuận, lâu này sinh ra "tức nước vỡ bờ" thì phải thay đổi cách hành xử của cha mẹ và cách cư xử của con.

Nếu hành vi tội phạm là do môi trường xã hội "ô nhiễm", đầy rẫy hình ảnh bạo lực, game giết chóc, ma tuý ẩn hiện trong khắp các ngõ ngách – len lỏi vào tận gia đình, nếu do dân trí thấp dẫn đến hình ảnh tội phạm tràn lan, tạo nên một môi trường vẩn đục thì phải rửa sạch môi trường đó, để cho thanh niên "gần đèn thì sáng" chứ không phải "gần mực thì đen".

- Sau những sự việc này, sẽ phải có biện pháp gì để những sự việc đau lòng như thế không còn xảy ra?

"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".

Một khi dân trí còn thấp, dẫn đến giáo dục gia đình bị bỏ liều – một khi giáo dục nhà trường còn nặng về sách vở - một khi xã hội chưa tạo ra môi trường trong sạch cho con em và mọi người phát triển thì chúng ta vẫn sẽ còn tiếp tục chứng kiến những sự việc đau lòng như trên.

Xin cảm ơn ông!

TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội)

Hinh anh Con danh chet me, chau giet ba: Dao duc nang hoai, 'cu tat' dau cho ca xa hoi 4

TS Vũ Thu Hương chia sẻ để xảy ra những vụ thảm án con giết cha mẹ như vừa qua có nguyên nhân quan trọng là việc giáo dục đạo đức bị bỏ ngỏ và gia đình quá nuông chiều con em mình. 

Đau lòng. Quá đau lòng! Tôi thấy vừa giận vừa thương cho những kẻ phạm tội và nạn nhân. Giận kẻ phạm tội thì rõ quá rồi. Nhưng lại thương là vì những kẻ này không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Với các nạn nhân, tôi cũng giận họ vì sự thiếu trách nhiệm trong việc dạy dỗ con cái.

Nói đi thì cũng phải nói lại, gia đình đã thiếu trách nhiệm trong giáo dục con trẻ nhưng cũng một phần do nhà trường và toàn xã hội thờ ơ với việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

Tôi nhớ cách đây vài năm đã từng có ý kiến là nên bỏ biển: “Tiên học lễ, hậu học văn” ở các nhà trường xuống.

Dường như với các phụ huynh, học chữ quá quan trọng. Nhà trường cũng vậy và xã hội cũng thế. Những thái độ hành xử vô văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng trơ trẽn, thản nhiên hơn.

Từ những quan niệm và cách hành xử này, chúng ta đang phải nhận hậu quả rất đau xót. Có lẽ đã đến lúc trẻ và cả người lớn cần được học nghiêm túc hơn môn đạo đức.

Cách suy nghĩ “con dại cái mang” đã làm cho mọi việc tồi tệ hơn, khi con phạm lỗi, mẹ chỉ quát mắng rồi lại đưa lưng ra chịu trận cho con. Lâu dần, con cảm thấy chẳng có gì phải cố gắng hay giữ gìn vì luôn có người lo xử lý hậu quả cho mình rồi.

Con đòi hỏi, mẹ vẫn đáp ứng dù có mắng mỏ, chửi bới. Nhiều lần như vậy khiến bọn trẻ cảm thấy việc không chu cấp cho đòi hỏi của chúng là một điều sai trái.

Vì thế, chúng sẽ xửng cồ, mắng mỏ, thậm chí ra tay sát hại bố mẹ, người thân vì nghĩ họ sai khi không phục vụ theo yêu cầu của mình.

Bọn trẻ cứ liên tiếp gây ra đủ thứ chuyện nhưng vẫn được gia đình bao dung, che chở thì sớm muộn chúng cũng gây ra những tội ác khủng khiếp.

Video: Dựng lại vụ án giết người vứt xác trôi sông ở Hải Dương

Phạm Thịnh (thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn