Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối thoại thẳng thắn với cơ sở y tế tư nhân

Sức khỏeChủ Nhật, 02/07/2017 10:53:00 +07:00

Tại buổi Đối thoại chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và ký quy chế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam, các doanh nghiệp cho rằng, các chính sách BHYT hiện tại vẫn còn gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho việc thực thi BHYT ở cơ sở y tế nói chung và y tế tư nhân nói riêng.

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015 cả nước có 365 cơ sở KCB ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, trong đó phòng khám là 210 cơ sở, bệnh viện tư nhân là 155 các bệnh viện được xếp tương đương bệnh viện hạng 2.

Năm 2016 số lượng cơ sở KCB tư nhân KCB BHYT là 418 cơ sở trong đó phòng khám là 272, bệnh viện là 146 cơ sở, tương đương bệnh viện hạng 2 còn 63 cơ sở và, bệnh viện hạng 3 là 83 bệnh viện KCB BHYT; năm 2017 với 444 cơ sở KCB từ phòng khám trở lên, phòng khám là 292, bệnh viện là 152 cơ sở trong đó tương đương hạng 2 là 71 bệnh viện và tương đương hạng 3 là 81 bệnh viện KCB BHYT và hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các cơ sở KCB tư nhân thực hiện KCB BHYT.  

Số giường bệnh của các bệnh viện tư nhân phổ biến là có từ 60 đến 100 giường bệnh, một số Bệnh viện tư nhân có số giường kế hoạch cao như: BVĐK Hợp Lực - Thanh Hóa: 550 giường, BVĐK Cửa Đông - Nghệ An: 250 giường, BV Quốc tế Hải Phòng: 170 giường…

Số tiền KCB BHYT năm 2017 cũng có dấu hiệu tăng khi trong Quý I/2017 số lượt KCB là 4.226.854 lượt và chi phí KCB BHYT là 1.591 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2017 số lượt KCB BHYT trên 21 triệu lượt tăng trên 30% so với năm 2016 và số tiến ước chi trên 7,9 tỷ đồng tăng gần 20% so với năm 2016.  

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc thực hiện chính sách BHYT đối với các cơ sở y tế tư nhân. Điển hình đó là Bộ Y tế chưa ban hành được thông tư quy định tiêu chí và xếp hạng bệnh việc cho các bệnh viện KCB ngoài công lập, dẫn đến tình trạng vướng mắc trong việc áp giá thanh toán chi phí KCB BHYT, xác định tuyến KCB BHYT…        

bao hiem y te

Hội nghị Đối thoại chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và ký quy chế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam. 

Bên cạnh đó, một số văn bản quy định về KCB của Bộ Y tế chậm được sửa đổi, bổ sung như Quy chế bệnh viện,...dẫn đến một số khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện KCB tại các cơ sở KCB nói chung và tại cơ sở KCB tư nhân nói riêng chậm được giải quyết.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chưa ban hành đầy đủ các quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn... dẫn đến các vướng mắc trong quá trình giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT đặc biệt là liên quan đến chỉ định điều trị và thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật.

Video: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối thoại thẳng thắn với doanh nghiệp y tế tư nhân 

Để giải quyết những tồn tại và kiến nghị nêu trên của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân, Bộ Y tế cần tăng cường sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đối với các cơ sở KCB tư nhân, chỉ đạo các Sở Y tế không được phân biết đối xử giữa các cơ sở KCB của Nhà nước và của Tư nhân (công lập và ngoài công lập) trong việc: chuyển tuyên KCB, hướng dẫn chuyển giao chuyên môn và thanh tra kiểm tra...

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn việc xếp hạng đối với bệnh viện tư nhân làm cơ sử để cơ quan BHXH và bệnh viện tư nhân ký hợp đồng và thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định; ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản theo quy định của Luật BHYT làm cơ sở để các cơ sở KCB nói chung, cơ sở KCB tư nhân nói riêng thực hiện và là cơ sở để cơ quan BHXH thanh toán, đảm bảo quyền lợi người bệnh BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời hiện và chấn chỉnh những sai sót trong KCB BHYT, đặc biệt là chấn chỉnh tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn