Có hay không một siêu Trái đất 'né' mọi khám phá của loài người?

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 10/04/2019 18:15:00 +07:00

Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 cho đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học.

Giả thuyết hành tinh thứ 9 được đưa ra vào năm 2016 trong nỗ lực giải thích quỹ đạo bất thường của một nhóm các thiên thể ở rìa hệ Mặt trời trong Kuiper, vành đai tập hợp các thiên thạch siêu lạnh quay quanh Mặt Trời, trải dài suốt 20 AU (đơn vị thiên văn) trong không gian, có quỹ đạo cách Hải Vương Tinh khoảng 2 tỷ km.

Cụ thể, các thiên thể này được cho là đang phải chịu ảnh hưởng từ một thiên thạch nào đó mà các nhà khoa học chưa quan sát được. Thiên thể này có kích thước tương đương sao Hải Vương với khối lượng gấp 10 lần Trái Đất và mất khoảng 10.000 - 20.000 năm để quay quanh Mặt trời.

BYnrd5Of0e-1508129855076

 Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 cho đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. (Ảnh: NASA)

Kể từ đó, các nhà khoa học đã liên tục nghiên cứu để chứng minh sự tồn tại của hành tinh này. Tuy nhiên, mới đây, 2 nhà thiên văn học tới từ Đại học Cambridge và Đại học Beirut đặt ra giả thiết cho rằng quỹ đạo kỳ quái của nhóm thiên thể có thể là do chúng chịu tác động không chỉ của một mà là nhiều vật thể nhỏ hơn. 

Giáo sư Jihad Touma tới từ Beirut và nhà khoa học Antranik Sefilian tới từ Cambridge tin rằng một "đĩa" các vật thể nhỏ và băng giá đã tập hợp lại với nhau thành một khối với khối lượng nặng gấp 10 lần Trái đất. Lực hấp dẫn của từng vật thể nhỏ kết hợp lại và gây ảnh hưởng tới các vật thể xung quanh chúng. 

Ông Sefilian - nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge cho rằng giả thiết về Hành tinh thứ 9 là một điều hấp dẫn. Nhưng nếu hành tinh này thực sự tồn tại, nó đã né tránh mọi quan sát quá tài tình trong nhiều năm qua. 

"Chúng tôi đang xem xét tới một nguyên nhân ít kịch tính hơn, tự nhiên hơn cho các quỹ đạo bất thường mà chúng ta thấy của các vật thể ở ngoài rìa hệ Mặt trời", ông này cho biết. 

"Thay vì nghĩ về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 rồi lại suy đoán về sự hình thành và quỹ đạo bất thường của nó, tại sao không chỉ đơn giản hóa mọi việc bằng cách tính trọng lực của các vật thể tạo thành một đĩa nằm ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương và xem nó tác động thế nào tới chúng ta?", ông Sefilian nói thêm. 

Theo ông này, nếu loại bỏ hành tinh thứ 9 và thay vào đó là các vật thể nhỏ nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn, các điểm tập trung trọng lực giữa các vật thể đó có thể dễ dàng giải thích cho quỹ đạo lệch tâm mà chúng ta thấy trong của các vật thể nằm ở rìa hệ Mặt trời. 

Tuy nhiên, ông Sefilian cũng thừa nhận cả 2 khả năng đều có thể xảy ra hoặc hành tinh thứ 9 hoặc các vật thể băng giá đang tồn tại ngoài vũ trụ.  

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn