'Cô gái vàng' Teakwondo: Người yêu giận tím mặt

Giáo dụcThứ Tư, 20/02/2013 06:48:00 +07:00

(VTC News) – Yêu và đam mê môn Teakwondo, Ngân phải dành nhiều thời gian cho việc tập luyện. Có những khi cô bị người yêu giận vì niềm đam mê ấy.

(VTC News) –  Yêu và đam mê môn Teakwondo, Ngân phải dành nhiều thời gian cho việc tập luyện. Có những khi cô bị người yêu giận vì niềm đam mê ấy.

Nguyễn Thị Thu Ngân (27 tuổi, ở Q.9, TP.HCM) sinh ra trong gia đình giàu truyền thống về bộ môn Teakwondo ở TP.HCM. Mẹ Ngân là HLV Nguyễn Thu Thủy, cha là HLV Nguyễn Hoàng Gia. Vì vậy, ngay từ nhỏ, Ngân đã thành thạo tất cả các động tác về môn võ nhà nghề, nhưng cho đến năm 2000 cô mới thực hiện được ước mơ của mình.

Chông gai nghề võ

Ngân kể, năm 7 tuổi thì được cha mẹ truyền lại cho môn võ cổ truyền Teakwondo với mong muốn, cô con gái bé nhỏ sẽ có “vũ khí” phòng thân khi cần thiết. Lúc mới làm quen với các động tác đá chân, múa tay, Ngân chỉ muốn bỏ cuộc vì toàn thân cứ thế đau nhức. Nhưng mỗi ngày dung nạp vào một động tác thì niềm đam mê võ nghệ trong Ngân nảy sinh lúc nào không hay.

Lúc đó, Ngân đang học tiểu học nên cô bé cứ hăng say tập luyện để mong có ngày mình được chọn đi thi đấu trong các cuộc thi như mấy anh chị trong câu lạc bộ. Thế nhưng, tập luyện tốt, động tác đẹp và kỹ thuật đến mấy Ngân vẫn không được chọn đi thi đấu vì lý do con nhà nòi và nơi ở của gia đình Ngân lúc bây giờ không nằm trong danh sách.

Chán nản, Ngân chỉ biết vùi vào mẹ để thút thít. “Hồi đó mình chán lắm. Ngày nào cũng khóc và đòi mẹ đăng ký để được đi thi. Nhưng một lần đăng ký là một lần mình thất vọng…

Ngân trong một lần nhận giải thưởng Teakwondo quốc tế (Ảnh: tư liệu)  

Khi nghe mẹ khuyên, con làm gì cũng được, miễn con vui là bố mẹ vui. Không muốn bố mẹ phải buồn, mình chú tâm học văn hóa ở trường nhiều hơn. Bởi mình nghĩ, nếu có đam mê và quyết tâm tập luyện thì thành công sẽ không đối xử tệ với mình”.

Bước sang những năm học cấp II, ngoài việc học văn hóa, hằng ngày Ngân dành ra 30 phút để tập luyện cũng như tìm hiểu những động tác và kỹ thuật mới cho mình. Ngân nói “tập võ cũng như khoa học công nghệ vậy, nếu mình không tập luyện thì sẽ quên động tác, tay chân không mềm mại được. Nhất là rất khó để bắt nhịp những động tác, kỹ thuật mới”.

Năm 2000, hai quận Thủ Đức và Q.9 tách nhau, Ngân được cử là người đại diện cho đoàn Q.9 đi thi giải Hội khỏe phù đổng thành phố. Ngân vừa vui, vừa bắt ngờ vì lần đầu tiên mang “món” võ mình dày công tập luyện trong 7 năm đi thi đấu với đội bạn. Hạnh phúc hơn, lần thi đó, Ngân là người vinh dự đoạt huy chương vàng toàn đoàn.

Sau khi nhận giải thưởng, Ngân không có thời gian tập luyện nhiều, bởi lúc đó cô phải đầu tư cho việc học văn hóa ở trường để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học sắp tới. Một điều nữa, sau khi đoạt huy chương vàng ở giải Hội khỏe phù đổng, Ngân được nhận vào đi thi đấu cho đội TP.HCM nhưng lại bị đơn vị chủ quản cho các đoàn khác mượn để đi thi đấu. Buồn chán, Ngân xin rút khỏi đội dù niềm đam mê về võ nghệ vẫn không ngừng tắt.

Lo tập luyện, quên người yêu

Một lần nữa, cái ước mơ đi theo nghiệp võ gia đình của Ngân bị gián đoán. Nhưng thay vào đó, Ngân đầu tư cho dự định tương lai là việc hoàn thành khóa học 4 năm thời sinh viên ở trường  đại học Thể dục Thể thao TP.HCM. Ngân cho biết, “nghỉ thi đấu, sau này mình có thể lấy lại được tinh thần và phong độ, khi có cơ hội. Còn nếu nghỉ học thì khó lấy lại được những gì mình đang có…”

Song song với việc học, Ngân vẫn âm thầm thực hiện niềm đam mê của mình. “Hằng ngày, cứ có thời gian rảnh là mình luyện võ. Thậm chí mình tập rất nhiều, dù thời gian đó không đi thi đấu”.

Và sau những nỗ lực âm thầm, khi bước sang năm 3 đại học, Ngân đầu quân cho đoàn võ  Quân đội và hăng hái tham gia những hoạt động về võ nghệ. Cũng năm này, cô giật giải huy chương vàng cuộc thi võ Teakwodo toàn quốc.

Cô bùi ngùi, “lần đầu tiên cầm chiếc huy chương vàng trên tay và cái tên mình được cả nước biết đến, mình vui lắm. Nhất là ba mẹ, rất tự hào về mình. Đó cũng là lần đầu tiên mình thấy ba mẹ khóc vì hạnh phúc”. Và cứ như thế, hết lần này đến lần khác, Ngân giật hết huy chương vàng môn võ Teakwondo ở các giải toàn quốc, khu vực và quốc tế…..

Nhưng khi được chọn là vận động viên đại diện cho Việt Nam đi thi đấu giải Sea Games thì Ngân và đồng đội chỉ nhận được tấm huy chương đồng. Thua trong đau đớn, Ngân chỉ biết giam lỏng mình trong nhà, không tiếp xúc với ai. Nhưng vì người mẹ dày kinh nghiệm trong võ nghệ đã là điểm tựa để cô tiếp tục phấn đấu, thực hiện ước mơ của mình.

Hiện Ngân là vận động viên trong đoàn quân đội và đang hăng say tập luyện để chuẩn bị cho kỳ sea games cũng như giải đấu quốc tế sắp tới. Việc tập luyện chiếm 2/3 thời gian trong ngày. Có những hôm, về đến nhà thì chỉ biết lăn ra ngủ, lấy sức ngày mai lại “chiến đấu” tiếp.

Bởi “mỗi ngày thầy giáo dạy một bài mới, một động tác, một chiến thuật khác nhau, đòi hỏi một vận động viên phải biết vận dụng hết nội lực của mình, căng cơ ra để luyện tập. Nếu học viên không thuộc bài tập hôm nay thì bị phạt và phải tự mày mò để tập luyện bài mới. Bởi thầy giáo không được phép chỉ lần nữa. Đó là quy định của con nhà võ.

Có những khi thầy đi công tác ở tận nước ngoài, nếu vô tình thầy phát hiện một kỹ thuật hay và mới thì người nhóm trưởng sẽ nhận sự hướng dẫn của thầy từ xa và tập cho cả nhóm. Khi thầy về nước, bài cũ các học viên trả là những gì thầy phát hiện được. Ai không thuộc bài thì bị…phạt”.

Ngân đùa, thời gian tập luyện dày đặc như vậy nên chẳng có thời gian hẹn hò với người yêu. Có những hôm, nhắn tin, gọi điện hẹn với người yêu đến chở đi chơi nhưng mải tập luyện lại quên và kết quả là bị…giận tím mặt. Nhưng cũng may, anh ấy là người cũng có niềm đam mê thể thao nên rất hiểu và thông cảm cho mình.

Cha mẹ Ngân cho biết, họ rất tự hào về cô con gái. Thế nhưng, con đường Ngân đi còn nhiều chông gai thử thách, nếu muốn giữ được thành tích của mình thì phải học tập nhiều hơn nữa. Bởi một vận động phải thường xuyên tập luyện và luôn tìm ra lối kỹ thuật lthì mới có th“h gục” đối phương.

Dương Bình




Bình luận
vtcnews.vn