Cơ duyên kỳ lạ với người phụ nữ sở hữu những cây thuốc trị tai biến, đột quỵ

Phóng sự - Khám pháThứ Sáu, 27/09/2019 10:13:00 +07:00

Lúc gặp mặt, thấy bà lang trông như nông dân này, đang họp hành chỉ đạo công việc với bác sĩ, có cả giáo sư, mới biết bà là giám đốc một trung tâm nghiên cứu.

Là nhà báo hay đi rừng, khám phá các loại dược liệu quý, nên mỗi khi tiếp xúc với thầy lang giỏi, cây thuốc quý, tôi đều rất quan tâm, để ý. Tiếp xúc sâu sát, đi thực địa núi rừng, cho tôi nhiều kinh nghiệm quý.

Có rất nhiều thầy lang mà tôi gặp, họ vốn sống trong rừng, trên núi, nhưng rất giỏi. Họ làm thuốc âm thầm, nhưng tiếng tăm vang khắp nước, thậm chí cả nước ngoài. Bởi, thuốc của họ tốt, nên người nọ mách người kia, cứ thế mà vang xa.

Khi viết về họ, cùng những cây thuốc đặc biệt, thực sự có ý nghĩa, vì kết nối để người bệnh biết đến, có được địa chỉ tin cậy, trị bệnh hiệu quả. Cây thuốc trong rừng được đánh thức, được khai thác bền vững, bảo tồn tốt hơn.

Lần gặp lương y Nguyễn Quý Thanh với bài thuốc trị tai biến cổ truyền, là lần khá đặc biệt và ý nghĩa.

Bà lang nổi tiếng nhưng... bí ẩn

Hôm đó, tôi đi cùng một số doanh nhân và nhà thực vật giỏi, lên xem mảnh đất khá cao, gần 1.000m so với mặt nước biển, ở cạnh Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), để lập dự án trồng thảo dược. Lúc về, đến thành phố Thái Nguyên, đã 8 giờ tối, một nhà nghiên cứu dược liệu bảo: “Ở Thái Nguyên có một bà nhìn tướng rất nông dân, nhưng sở hữu những cây thuốc trị tai biến và tim mạch cực kỳ hiệu quả. Hiệu quả đến bất ngờ luôn”.

Anh Nguyễn Văn Dương, TGĐ Công ty cổ phần An Phát bảo: “Nhà bố mẹ đẻ tôi ở Thái Nguyên, cách nhà bà ấy mấy cây số. Thấy bố mẹ tôi và cụm dân cư nhiều người dùng thuốc trị tai biến, tim mạch của bà ấy tốt lắm. Nhưng cũng chỉ nghe tên, chứ chưa gặp. Nếu biết được cây thuốc, bà ấy hợp tác cùng, thì trồng và bảo tồn được sẽ rất tốt. Dân ta không phải dùng thuốc an cung ngưu hoàng hoàn của Trung Quốc nữa, vừa tốn tiền mà không biết hiệu quả, thật giả ra sao”.

IMG_5986

 Lương y Nguyễn Quý Thanh từng nấu thuốc thủ công trong nhà khiến mùi thảo dược đậm đặc khắp nơi. 

Thế là, anh Nguyễn Văn Dương điện cho bố đẻ lấy địa chỉ, rồi chúng tôi cứ lần lục loanh quanh các ngõ ngách hỏi nhà bà Nguyễn Quý Thanh, lương y chuyên trị tai biến, tim mạch bằng thuốc đông y.

Tìm mãi, đến 9 giờ tối, thì mới thấy ngôi nhà lúp xúp, lợp tôn, nhưng khá rộng ở ngõ sâu. Gõ cửa thì thấy người đàn bà trông đúng tướng nông dân ra mở cửa. Bà bảo: “Cả ngày hôm nay, cứ bồn chồn đi ra đi vào. Tối nằm chẳng ngủ được. Trong đầu cứ loáng thoáng với suy nghĩ hôm nay có khách đặc biệt. Ai dè, đúng là có khách đến muộn”.

Trong nhà bà Thanh nồng nặc mùi thảo dược. Dưới bếp các lò đun vẫn đỏ lửa. Bà kể về cuộc đời bà, được truyền lại bài thuốc từ tổ tiên nhiều đời, là thái y triều Lê, nhiều đoạn mang màu sắc huyền bí. Những câu chuyện bài thuốc, cây thuốc có màu sắc huyền bí tôi nghe nhiều, nên chỉ nghe cho vui.

Bẵng đi một năm, tôi không gặp, không liên lạc, không trao đổi với bà Thanh, vì không thấy có việc gì phải gặp. Rồi một ngày, mẹ của anh bạn tôi bị đột quỵ. Bà là vợ của một giáo sư, thầy thuốc nhân dân, lại chuyên phẫu thuật tim mạch. Bà đột quỵ lần thứ 2. Đến bệnh viện, ngay cả chồng bà, đều xác định khó qua. Tôi chợt nhớ đến bà Nguyễn Quý Thanh, với bài thuốc trị tai biến gia truyền từ thời Lê. Liền lục số điện thoại, mua một lọ, đem cho anh bạn, cho mẹ uống thử qua đường xông.

IMG_5949

Lương y Thanh giản dị như cô nông dân, nhưng lại là Giám đốc Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh, nơi sinh hoạt nghiên cứu của nhiều y bác sĩ. 

Câu chuyện có thể may mắn, nhưng thực sự khó tin. Dùng mỗi lọ thuốc, có vài hôm, bà mẹ anh bạn này tỉnh lại, rút ống xông thức ăn và rút cả ống thở. Uống thêm vài lọ thì bà ngồi dậy, đi lại được, nói giọng méo mó, nhưng còn minh mẫn hơn trước lúc bị đột quỵ lần hai.

Nghiên cứu nhiều bài thuốc, nhiều cây cỏ, tôi tin rằng, hiệu quả của thuốc đông y, nếu được khoảng 50% thì thực sự là thần dược. Thông thường, được 30-40% cũng là tốt rồi. Còn ai khẳng định hiệu quả 90% thì toàn nói quá, nhằm gây hiệu ứng tâm lý. Thuốc đông y cũng có người hợp, người không, nhưng điều quan trọng, nó là phương thuốc hỗ trợ cho quá trình trị bệnh. Đôi khi, nó hợp người, hợp cơ địa, thì lại tác dụng rất nhanh và thần kỳ. Ngẫm vậy, nên tôi lên Thái Nguyên, tìm gặp lại bà Nguyễn Quý Thanh.

Ban ngày lên gặp, mới thấy, bà “lương y nông dân chân đất này” cũng không phải hạng xoàng. Bà đang họp với cả chục lương y giỏi, thậm chí cả bác sĩ tây y, có cả giáo sư, tiến sĩ nữa. Hóa ra, bà Thanh là giám đốc Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh. Bài thuốc của bà tuy âm thầm, nhưng hiệu quả cao, nhiều bác sĩ còn muốn tìm hiểu, nghiên cứu. Bà tập hợp những bác sĩ ưu tú, lập ra trung tâm nghiên cứu, vừa phát triển nhiều bài thuốc, và hoàn thiện hơn bài thuốc trị tai biến và tim mạch của tổ tiên để lại. Các phương pháp chế biến thảo dược được nghiên cứu kỹ, để giữ được hoạt chất và dễ sử dụng nhất.

Những người sống sót kỳ diệu

Tôi kể lại chuyện kỳ diệu liên quan đến mẹ của bạn, là vợ của một bác sĩ cực giỏi, vừa được cứu khỏi tai biến, bà Nguyễn Quý Thanh chẳng hề quan tâm lắm. Bà bảo, những người như thế, bà không nhớ hết được, bởi con số phải đến cả ngàn. Nghe “bà lang nông dân” này nói vậy, tôi thực sự khá sốc, nhưng khó tin.

Suốt một năm trời, cứ có điều kiện, hay dịp nào liên quan, tôi lại tìm hiểu về bài thuốc trị tai biến của bà Thanh. Trong cuốn sổ ghi chép dày cộp bệnh nhân dùng thuốc, tôi khoanh tròn và ghé thăm họ mỗi khi có dịp đi công tác tiện đường. Và rồi, suốt một năm trời, tôi đi hết từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, khi nhiều bệnh nhân coi người đàn bà này như người sinh ra họ lần thứ hai.

Ấn tượng nhất có lẽ là lão nông Nông Viết Chương. Ông Chương ở xóm Phúc Lộc (xã Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên). Ấn tượng ở chỗ, gia đình đã chuẩn bị làm tang, đã đặt mua quan tài và được họ mang đến, cũng đã xem bói chọn giờ đẹp để rút ống thở, nhưng lại được bà Thanh cứu sống. Đây thực sự là câu chuyện “cướp mạng sống từ tay tử thần”.

6 3

 Ông Nông Viết Chương và vợ - người đã được bà Thanh cứu sống thần kỳ. 

Bà Nguyễn Thị Tình, vợ ông Chương, nói chuyện với tôi, cứ rơm rớm nước mắt: “Lương y Nguyễn Quý Thanh đúng là Bồ Tát. Cô ấy là người sinh ra chồng tôi lần thứ 2”.

Hôm đó, ông Chương lên giường nằm, rồi đột quỵ luôn, chân tay co quắp, cơ thể co giật, miệng phì bọt. Đưa lên BV đa khoa Thái Nguyên, bác sĩ bảo tai biến nặng, máu đầy trong não, 99% là chết. Bác sĩ Thái Nguyên gọi điện trao đổi xuống BV Việt Đức, thì các chuyên gia cũng xác định chỉ có cơ may 1% sống, nhưng là sống thực vật.

Không còn cách nào khác, gia đình đưa ông Chương về nhà bằng xe cấp cứu, với ống thở ôxi kèm theo. Cô y tá và lái xe gửi lại 1 phong bì đứng tên bệnh viện, coi như tiền phúng.

Họ hàng đã kéo về đông đủ, hàng xóm ngồi kín sân. Rạp đã dựng. Người được phân công đi mua quan tài, người đi đặt kèn trống, mua vải liệm, khăn tang. Ông thông gia bấm giờ, bảo 5 giờ chiều là giờ đẹp, sẽ rút ống thở để ông Chương đi nhẹ nhàng.

Đúng “giờ đẹp”, mọi người chuẩn bị tháo ống thở, thì cô con gái dẫn lương y Thanh mang thuốc đến. Bà pha 1 thìa thuốc cao đặc với 1 thìa nước, rồi đổ vào miệng ông Chương. Đổ thuốc xong, bà dặn mọi người, cứ 2 tiếng thì đổ thuốc một lần, đến 5 giờ sáng mà còn sống thì gọi bà để thông báo kết quả.

Lúc chiều, mắt ông Chương trợn ngược, nhưng lúc 9 giờ đêm thì mắt nhắm lại, tay cử động được, không co quắp nữa. 11 giờ đêm thì ông tự nhấc tay đặt lên bụng. 1 giờ sáng thì co được chân. Đến 4h30 phút sáng thì ông mở mắt nhìn lên mái nhà. 5 giờ sáng, bỗng nhiên ông Chương bật dậy, ngồi chồm hỗm trên giường, mặt mũi ngáo ngơ. Nhiều người sợ quá, tưởng ma nhập xác liền bỏ chạy. Một lúc sau, nghe tiếng ông Chương gọi, mọi người mới dám mò lại.

24 ngày sau, kể từ hôm bị tai biến, thì ông Chương lững thững tập đi. Một tháng sau thì làm được việc nhà. 5 tháng sau thì thể lực đã trở lại bình thường, trí não hoàn toàn sáng suốt. Ông Chương đã ra đồng cày cuốc như mọi người, không có dấu hiệu gì của tai biến. Điều kỳ lạ nữa, là khi uống thuốc An cung trúc hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh, mấy chục khối u da mọc rải rác khắp người ông như những quả sung cứ tự dưng vỡ ra, toàn mủ trắng. Ông Chương vén áo, quần cho tôi xem nhiều vết lõm ở bề mặt da, dấu vết của những khối u đã bị vỡ.

Còn vô vàn những trường hợp đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết như ông Nông Viết Chương, được lương y Nguyễn Quý Thanh cướp lại từ “bàn tay tử thần”. Đây là điều kỳ diệu và cực kỳ khó tin kể cả với nền y học hiện đại.

Ở Hà Nội, có cả trăm trường hợp hồi phục kỳ diệu nhờ những cây cỏ của lương y Nguyễn Quý Thanh. Điển hình và đáng kinh ngạc nhất là trường hợp cụ ông là cán bộ cao cấp, bị tai biến lần thứ 4, mà cả bác sĩ ở Mỹ cũng bó tay rồi, vẫn được cứu sống. Đó là ông Trịnh Thúc Nghi, trú ở phố Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Ông Trịnh Thúc Nghi là cán bộ cao cấp của Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Ông bị tai biến khi đang ngồi làm việc trong văn phòng. Người nhà phát hiện kịp thời, đưa ông vào Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô. Sau khi cấp cứu, bác sỹ lắp thêm thiết bị vào mạch vành để máu chảy thông suốt.

Khi sức khỏe tạm ổn, thì ông tiếp tục bị đột quỵ lần thứ 2 vì huyết áp tăng đột ngột. Lần nằm viện thứ 2, ông Nghi mới biết mình mắc thêm bệnh đái tháo đường, tiền liệt tuyến. Nhà khá giả, nên ông điều trị rất tích cực. Thế nhưng, chỉ thời gian ngắn sau, lại bị tai biến lần thứ 3. Lần tai biến này, cơ thể phía bên trái bại liệt dần. Kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ông bị thiếu máu lên não trái, chính vì thế, hệ thần kinh bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong quá trình tập luyện hồi chức năng, ông lại tiếp tục bị tai biến lần thứ 4. Lần này thì liệt não phải. Lúc đó, cả cơ thể của ông chỉ còn mỗi chân phải là cử động được.

IMG_6620 4

  Ông Trịnh Thúc Nghi bị tai biến lần thứ 4 mà vẫn được bà Thanh cứu sống.

Còn nước còn tát, người con trai cũng là cán bộ cao cấp, đưa bố sang Mỹ để mổ. Các bác sĩ đã tiến hành mổ, nhưng khâu lại lập tức, vì các mạch máu bị đông. Về lại Việt Nam, các bác sĩ cũng từ chối phẫu thuật sau khi làm các xét nghiệm.

Người con trai liền gọi cho lương y Nguyễn Quý Thanh. Lúc lương Thanh đến, thì ông Nghi đã gần như người bỏ đi. Bà Thanh cho ông Nghi sử dụng bài thuốc đông y gia truyền của mình. Tình trạng của ông Nghi biến chuyển nhanh theo hướng tích cực. Chỉ 2 tháng sau khi dùng thuốc ông Nghi đã có thể đi lại dễ dàng, tự ăn uống, giọng nói cải thiện rõ, không còn méo mó như trước nữa. Ông Nghi đến bệnh viện khám lại, ai cũng ngạc nhiên khi ông… còn sống.

Nhiều năm nay, ông Nghi lại cảm thấy mình hừng hực khí thế như thời trai trẻ. Ông mắc rất nhiều bệnh, nhưng thuốc đông y gần như không có tác dụng phụ, nên dùng nhiều cũng không ảnh hưởng gì. Bài thuốc đông y của lương y Nguyễn Quý Thanh giúp làm sạch máu, lưu thông máu, làm dai thành mạch, nên nó có khá nhiều hiệu quả với các chức năng tim mạch. Chính vì thế, sức khỏe ông Nghi được đảm bảo, nhiều bệnh khác cũng vì thế mà thuyên giảm theo.

Gặp gỡ những bệnh nhân dùng thuốc đông y của bà Thanh, tôi nhận thấy, thuốc có hiệu quả rất tốt với phòng bệnh, hỗ trợ trị bệnh, sau khi được cấp cứu bởi bệnh viện, giữ được tính mạng qua cơn nguy kịch. Điều đặc biệt, nếu sử dụng đều đặn, sẽ giúp tránh được đột quỵ tiếp. Những người đã bị đột quỵ, não và hệ thống tim mạch đều đã tổn thương, nên rất dễ bị đột quỵ tiếp, do đó phòng ngừa đột quỵ lần tiếp theo lại là việc rất quan trọng.

Trong quá trình tìm hiểu, gặp gỡ cả trăm trường hợp sử dụng bài thuốc đông y bằng thảo dược của bà Thanh cũng như Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh, tôi nhận thấy việc phòng ngừa đột quỵ tiếp là rất quan trọng. Điển hình cho câu chuyện này, là trường hợp bệnh nhân ở Hải Phòng.

Nhân vật tôi muốn nhắc đến, là bà Dương Thị Hoài, trú ở xóm 1, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.

Vừa tết xong, cuối tháng 2/2017, đang nhổ cỏ ở ruộng, thì đột nhiên chóng mặt, rồi bà Hoài không biết gì nữa. Bà bị đột quỵ và ngã lăn ra ruộng. Bản thân bà Hoài bị huyết áp cao lâu năm, cũng phòng ngừa cẩn thận, nhưng vẫn bị.

Bác sĩ bệnh viện huyện soi mắt, thấy nặng quá, chuyển xuống bệnh viện thành phố, rồi chuyển ngay đi Hà Nội. Các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai xác định nguy kịch, chỉ có vài phần trăm khả năng sống. Thế nhưng, bà Hoài sống sót được đến ngày thứ 5. Lúc này, bác sĩ nói với ông Khánh chồng bà rằng, khả năng sống là cao, nhưng sẽ sống thực vật.

1 5

Bà Dương Thị Hoài hai lần bị tai biến thập tử nhất sinh, thì đều sống sót kỳ diệu.  

Nằm Bệnh viện Bạch Mai 25 ngày, bà Hoài đã giữ được tính mạng, nhưng bà sống thực vật, không biết gì. Bà ăn uống, tiếp thuốc qua đường xông. Mỗi ngày điều trị ở bệnh viện, mất 5 triệu đồng, mà tình trạng của bà vẫn vậy, nên bác sĩ khuyên nên đưa bà về nhà chăm sóc. Gia đình đành phải đưa bà về.

Cô con gái Vũ Thị Hoa đã cho mẹ dùng thử lọ thảo dược An cung trúc hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh. Điều thú vị, là dùng thuốc đến ngày thứ 2, chân tay bà động đậy và nhấc lên được một chút. Ngày thứ 5 thì bà bỗng mở mắt ra nhìn mọi người. Và 10 ngày sau thì bà nói được, co chân được. 20 ngày dùng thuốc thì bà Hoài ngồi dậy, tập đi, nói rõ ràng hơn.

Khoảng tháng rưỡi dùng thuốc đều đặn, ông Khánh đưa vợ đi bệnh viện Việt Tiệp kiểm tra, chiếu chụp, thì bác sĩ ngạc nhiên khi thấy vợ ông còn sống. Kết quả chiếu chụp, thấy não không còn tụ máu. Các vị trí mạch máu vỡ đã liền sẹo trên phim MRI.

Đợt đó, tôi tìm về nhà bà Hoài, thấy bà đang tập đi ngoài sân, dù một tay còn co quắp.

Dùng thuốc vài tháng, sức khỏe bà Hoài ổn định, tuy nhiên, bà chưa thể trở thành người bình thường như trước lúc chưa bị tai biến. Sốt ruột, muốn hồi phục nhanh, theo lời chỉ dẫn, gia đình thử đổi thuốc, cho bà dùng loại thuốc đông y khác, do một bác sĩ công tác ở bệnh viện địa phương bốc cho. Dùng thuốc khác, nên bà ngừng sử dụng lọ thuốc đông y An cung trúc hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh.

Thế nhưng, một thời gian ngắn sau, huyết áp lên cao quá, bà Hoài lại đột quỵ tiếp lần hai. Gia đình đưa bà đi bệnh viện cấp cứu nhanh chóng. Tuy nhiên, bác sĩ lại khẳng định bà khó qua khỏi.

Điều thú vị, là cô con gái Vũ Thị Hoa lại tìm đến lương y Nguyễn Quý Thanh và cho mẹ sử dụng lại thuốc đông y An cung trúc hoàn, và bà Dương Thị Hoài lại được cứu sống một cách thần kỳ.

Còn vô vàn những câu chuyện thú vị như thế nữa xung quanh những vị thảo dược kỳ bí tạo ra phương thuốc này, mà tôi không thể kể hết được. Ngay cả người anh trai của lãnh đạo Sở Y tế Thái Nguyên, bị đột quỵ, cũng phải dựa vào mấy thứ thảo dược kỳ quái của lương y Thanh mới giữ được tính mạng, thậm chí ông còn khỏe mạnh và minh mẫn hơn cả xưa.

hoi-sinh-sau-5-nam-bi-tai-bien-mach-mau-nao-3 6

Bà Đào Thị Ngọc (thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) định tự sát nhiều lần vì sống vật vờ với bệnh tai biến, nhưng đã sóng sót khỏe mạnh kỳ diệu. 

an-cung-truc-hoan-2 7

 Ông Nguyễn Quang Thành (Xóm 3, Hải Cường, Hải Hậu, Nam Định) bị đột quỵ 4 lần, sau khi dùng thuốc của bà Thanh, không những khỏe mạnh, mà còn bỗng dưng biết làm thơ.

Rồi mẩu chuyện về những người phụ nữ neo đơn, nghèo khó, nhiều lần định cắn lưỡi tự sát vì không muốn ảnh hưởng đến gia đình, gây tốn kém kinh tế, đã được cứu sống cũng đầy sự ly kỳ khó tin. Thậm chí, một quân nhân bị đột quỵ đến lần thứ 4, bao năm nằm liệt, được bà Thanh điều trị, giờ không những khỏe mạnh, mà đầu óc minh mẫn, lai láng, rồi tự dưng mỗi ngày làm một bài thơ, chép đầy cuốn sổ tay dày cộp. Ông bảo, cứ uống ngụm thảo dược, là cảm giác như máu trong người chảy mạnh, khí huyết lưu thông, mạch máu giãn ra, tinh thần sảng khoái, rồi nảy ra hứng làm thơ.

Lương y Nguyễn Quý Thanh là người duy nhất và chính thức thừa kế bài thuốc cổ phương có tên An cung trúc hoàn trị tai biến của Thái y Nguyễn Quý Thành, ông tổ đời thứ 7. Cụ Thành là Thái y triều Lê. Lương y Nguyễn Quý Thanh đã khôi phục lại bài thuốc trị tai biến mạch máu não, tắc mạch máu, hoại tử tứ chi do tắc mạch, cứu sống và cứu thoát khỏi cảnh sống thực vật cho cả ngàn người trên khắp cả nước.

Sau 20 năm nghiên cứu, chữa bệnh, lương y Nguyễn Quý Thanh đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bị bệnh tai biến mạch máu não, hoại tử các chi bằng bài thuốc An cung trúc hoàn. Những bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao, sử dụng An cung trúc hoàn để phòng bệnh thì rất tốt. Những bệnh nhân đã trải qua tai biến, đang dần phục hồi, cần thiết sử dụng để tránh bị tai biến lại.

Sở Y tế Thái Nguyên đã cấp phép cho lưu hành bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý từ nhiều năm qua. Bài thuốc đông y này được bổ sung và hoàn thiện hơn nhờ hàng chục lương y giỏi thuộc Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh.

Để bệnh nhân cả nước được sử dụng rộng rãi, Công ty Cổ phần Dược thảo Fansipan cùng Trung tâm Phát triển y học cổ truyền Việt Thanh đã đầu tư máy móc hiện đại, sản xuất theo đúng quy trình, và được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép dưới dạng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giữ nguyên tên An cung trúc hoàn.

Sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải bài viết, nhận được được rất nhiều điện thoại, email của độc giả, nhờ lương y Nguyễn Quý Thanh tư vấn căn bệnh này, cũng như sản phẩm. Báo điện tử kính gửi số điện thoại để độc giả tiện liên lạc: 0988292525 – 0963015446.

Độc giả có thể trực tiếp lấy An cung trúc hoàn dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại địa chỉ sau:

- Hà Nội: Số 54F đường Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – ĐT: 037.963.5555

– Hồ Chí Minh: Số 391/10H đường Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh – ĐT: 0983.144.902

An cung trúc hoàn giúp hỗ trợ: Hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tụ máu do sang chấn, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

84cfc9829c2c7b72223d 8

Bài thuốc đông y cổ truyền của bà Thanh đã được cấp phép thành Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Chú ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm, không dùng cho người đang bị xuất huyết, hoặc có nguy cơ xuất huyết.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.

Phong Nguyệt
Bình luận
vtcnews.vn