Có đường nhiễm amip ăn não nào khác ngoài tắm ao, hồ?

Sức khỏeThứ Sáu, 21/09/2012 07:03:00 +07:00

(VTC News) – Nếu bé trai được chăm sóc bằng nguồn nước giếng khoan, cần kiểm tra xem giếng đó có gần ao, hồ nào?

(VTC News) – Nếu bé trai được chăm sóc bằng nguồn nước giếng khoan, cần kiểm tra xem giếng đó có gần ao, hồ nào?

Xung quanh việc bé trai vừa tử vong nghi do amip ăn não nhưng không hề tiếp xúc với nguồn nước hồ, thậm chí nằm liệt giường một thời gian dài, đã có nghi ngờ cho rằng, amip có thể ở trong không khí hoặc có thể lây nhiễm theo đường khác.

Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh amip ăn não ở trong không khí.

ThS. BS Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn) khẳng định: Từ trước đến nay, chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh amip ăn não Naegleria fowleri tồn tại trong không khí.

“Naegleria fowleri  có thể tìm thấy trong ao, hồ tù đọng, hồ bơi chưa được xử lý đúng cách hoặc nước máy nhiễm khuẩn. Đặc biệt ở nhiệt độ ấm, amip này sẽ sống rất tốt. Cần ghi nhận là loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người, và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi lọt đến não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại”, bác sĩ Quang nói.

Từ đó, bác sĩ Quang khẳng định, amip ăn não không thể có trong không khí. Ông cho rằng, có thể có người nhầm lẫn về môi trường sống của amip ăn não có tên là Naegleria fowleri với loại amip khác như amip có tên khoa học là Entamoeba histolytica. Amip này gây bệnh kiết lỵ và tiêu chảy.

Trao đổi về nguồn gốc dẫn đến việc bé trai L.T.T ở TP.HCM được cho là tử vong do amip ăn não không có dấu hiệu tắm ao, hồ, bác sĩ Quang cho rằng cần phải kiểm tra vật dụng mà bé đó dùng như chén, bát. Có thể những đồ đó được rửa bằng nước nhiễm amip này. Nếu nguồn nước đó là nước giếng khoan, cần kiểm tra xem giếng đó có gần ao, hồ nào?

Cần khu trú nguồn nước trong nhà, kiểm tra ngay bể chứa nước dùng tắm giặt, dự trữ, vệ sinh.  Từ đó, đưa ra hướng dự phòng sớm nhất.

Liên quan đến vụ amip ăn não của bệnh nhân P.V.T. (25 tuổi, ngụ Phú Yên) tạm trú tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, tử vong do bị amip ăn não người tấn công, trao đổi với phóng viên VTC News, Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, bác sĩ Phan Vũ Nhân cho biết: "Bệnh nhân T. không khám bệnh ở Phú Yên mà vào TP.HCM khám. Thậm chí đã đi vài viện mới đến viện Nhiệt đới TP.HCM và tử vong tại đây.

Khi nhận được chỉ đạo, chúng tôi sẽ yêu cầu Trung tâm y tế dự phòng phối hợp với viện Sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn để kiểm tra nguồn nước ở nơi bệnh nhân này sống".

GS-BS Trần Vinh Hiển cố vấn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Dược TP.HCM

Nhóm amip tự do dù được y khoa đặt vào nhóm ký sinh trùng nhưng chúng hoàn toàn không ký sinh, sinh sản ở người. Vì không phụ thuộc vào cơ thể người nên chúng vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên và ăn các loại vi khuẩn khác để sống.

Chúng được phát hiện ở người là do lạc chỗ, nhưng để tồn tại buộc chúng phải ăn não.

Hiện nay, amip tự do có ba loại là Naegleria fowleri, Acanthamoeba species, Balamuthia mandrillavis và chúng có hình dạng khác nhau. Nếu amip Naegleria fowleri tấn công não ở người khỏe mạnh thì hai loại amip còn lại chủ yếu tấn công não của người suy giảm miễn dịch.

mip Naegleria fowleri (amip ăn não người) lại chui vào mũi để lên não sau khi bệnh nhân bị xộc nước nhiễm nguồn bệnh. Vì vậy, rất hiếm khi xảy ra tình trạng nhiễm amip này.






Nguyễn Tâm


Bình luận
vtcnews.vn