Chuyện ở nơi đàn bà hết trứng mới... ngừng đẻ!

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 07/11/2010 06:17:00 +07:00

Sinh nhiều con nhất trong làng là gia đình anh Dóc. Dù chưa qua tuổi 45 nhưng anh chị đã có tới 12 con. Cậu con đầu đã lập gia đình và sinh hạ được 3 đứa con.

Sinh nhiều con nhất trong làng là gia đình anh Dóc. Dù chưa qua tuổi 45 nhưng anh chị đã có tới 12 con. Cậu con đầu đã lập gia đình và sinh hạ được 3 đứa con.

"Ngày trước mình cũng không biết sinh nhiều con sẽ khổ đâu, nên sau mỗi lần đi săn về là vợ mình lại mang bầu..." - anh Dóc, làng Ea Lũh, Gia Lai, thành thật.

Chỉ có 96 hộ người dân tộc Xê Đăng, nhưng làng Ea Lũh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Gia Lai lại có đến 1.004 nhân khẩu, và 73 hộ trong làng thuộc diện đói nghèo.

Đẻ bằng hết trứng…

Sinh nhiều con nhất trong làng là gia đình anh Dóc. Dù chưa qua tuổi 45 nhưng anh chị đã có tới 12 con. Vì quá nghèo đói, bệnh tật không có tiền chữa trị nên 3 người con của anh đã chết.

Người dân làng Ea Lũh thờ ơ với việc tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình. 

Hiện đứa bé nhất đang học lớp 3, còn cậu con trai đầu đã lập gia đình và cũng đã sinh hạ được 3 đứa con. "Ngày trước mình cũng không biết sinh nhiều con sẽ khổ đâu, nên sau mỗi lần đi săn về là vợ mình lại mang bầu..." - anh Dóc thành thật.

Chị H'Jiar (47 tuổi), cán bộ dân số cho biết, làng này trung bình mỗi gia đình đẻ 10-12 đứa con. Theo chị, căn nguyên của việc sinh nhiều như vậy là do trình độ nhận thức của người dân còn kém, ngoài ra, họ quan niệm: "Đẻ cho hết trứng thì thôi, trời sinh voi thì ắt sinh cỏ".

Bản thân chị "may mắn" vì là người đẻ ít nhất trong số những cặp vợ chồng cùng tuổi, với 5 đứa con. Chị cũng thừa nhận: "Trước đây tôi cũng vậy thôi. Sau mới thấy đẻ nhiều khổ quá nên bàn với chồng làm kế hoạch hoá".

Làng có 96 hộ nhưng có đến 1.004 nhân khẩu. Đông dân số là vậy, nhưng làng chỉ có 16 người tuổi trên 60. Trẻ em và thanh niên chiếm hơn 800 em, trong đó chỉ khoảng 120 em còn đi học, còn phần đa các em theo cha mẹ vào nương rẫy đi làm kiếm sống.

Biện pháp nhiều, kết quả ít


Mấy năm trở lại đây, dân làng Ea Lũh đã khá hơn trước do có thêm thu nhập từ việc đi hái chè thuê từ cánh đồng chè nằm ngay cạnh làng. Nhiều trẻ em được đi học nên nhận thức của người dân trong làng cũng dần dần thay đổi, đặc biệt là lớp trẻ.

Chị H'Jiar tâm sự, trước kia ngày nào chị cũng uống rượu. 

Chị H'Jiar tâm sự: "Cách đây khoảng 4 năm, tất cả đàn ông, đàn bà đã lập gia đình đều nghiện rượu nặng. Dù cuộc sống còn nghèo khổ, thiếu ăn, con cái thất học, nhưng nhà nào cũng nấu rượu để uống. Uống hết nồi rượu này họ lại nấu nồi rượu khác". Và nghiện rượu là một trong những nguyên nhân làm gia tăng dân số ở Ea Lũh.
Cách đây khoảng 4 năm, tất cả đàn ông, đàn bà đã lập gia đình đều nghiện rượu nặng. Dù cuộc sống còn nghèo khổ, thiếu ăn, con cái thất học, nhưng nhà nào cũng nấu rượu để uống. Uống hết nồi rượu này họ lại nấu nồi rượu khác
 
Chị H'Jiar

“Nhờ được xã và huyện tuyên truyền, nhiều hộ đã chuyển từ canh tác sắn giống cũ sang trồng sắn giống cao sản. Sắn cao sản không nấu được rượu, nhưng việc bỏ uống rượu quả vẫn rất khó đối với nhiều người ở Ea Lũh. Đi làm về họ lại sà vào quán mua vài nghìn rượu trắng uống cho đỡ thèm nên đã nghèo lại càng nghèo” - Trưởng thôn Anh cho hay.

Khi chúng tôi hỏi đến việc tuyên truyền và các biện pháp về kế hoạch hoá gia đình của thôn, chị cán bộ dân số của thôn cho rằng đây là câu hỏi khá nan giải: "Chúng tôi cũng đã dùng mọi biện pháp từ tuyên truyền đến phạt hành chính nhưng họ cũng chẳng sợ. Tháng nào họp thôn ban dân số cũng vào để tuyên truyền nhưng họ mà không tự giác thì chúng tôi cũng đành bó tay".


TheoDV


 Mọi lúc, mọi nơi mỗi người trong chúng ta đều có thể lập tức giúp đỡ được cho đồng bào miền Trung.

Nhắn tin theo cú pháp đơn giản UHgửi 1405 (10.000đ/tin) hoặc UH gửi 1409 (18.000đ/tin) của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là bạn đã hành động thiết thực để cứu trợ đồng bào miền Trung ruột thịt.

Bình luận
vtcnews.vn