Chuyên gia Việt Nam: ‘Đón tiếp ông Tập Cận Bình thể hiện vị thế của chúng ta’

Thế giớiThứ Tư, 04/11/2015 04:14:00 +07:00

Các chuyên gia hàng đầu về biên giới, ngoại giao phân tích những thuận lợi và thời cơ cho thấy vị thế của Việt Nam trong việc đón tiếp ông Tập Cận Bình.

(VTC News) – Các chuyên gia hàng đầu về biên giới, ngoại giao phân tích những thuận lợi và thời cơ cho thấy vị thế của Việt Nam trong việc đón tiếp ông Tập Cận Bình vào ngày mai.

Trả lời phỏng vấn VTC News, Tiến sỹ Trần Công Trục – cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: “Người Việt Nam, bạn bè quốc tế đang quan tâm, theo dõi chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Có lẽ điều nhiều người chú ý nhất là vấn đề Biển Đông, một vấn đề ông Tập đã từng không giấu diếm với báo giới Trung Quốc và thế giới trong 2 chuyến thăm Hoa Kỳ và Anh quốc vừa qua với tư cách Chủ tịch nước của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 
Tôi nghĩ dư luận sẽ quan tâm chuyện khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình có nhắc lại nguyên xi nội dung ông tuyên bố ở Hoa Kỳ và Anh quốc hay không, và có nhắc tới thì sẽ nhắc thế nào?”.

VTC News giới thiệu những phân tích của Tiến sỹ Trần Công Trục, người từng nhiều năm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề phân định biên giới:

Biển Đông căng thẳng đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quan hệ Việt - Trung khiến cho có quan điểm cho rằng ông Tập quyết định chọn thời điểm này để đi thăm Việt Nam là do quan hệ giữa 2 nước đang trong tình trạng bất ổn.

Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng, chừng nào lãnh đạo còn ngồi vào bàn nói chuyện được với nhau thì khả năng trên không đáng lo ngại.

Vấn đề là, theo cá nhân tôi, Việt Nam làm thế nào để tận dụng cơ hội này trao đổi thẳng thắn lập trường về vấn đề Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa với Trung Quốc trong chuyến thăm này của ông Bình và tìm giải pháp giải quyết vấn đề căn bản, lâu dài và hiệu quả mà hai bên chấp nhận được.
Cựu Trưởng Ban biên giới Chính phủ, Trần Công Trục
Ông Trần Công Trục (trái), Cựu Trưởng Ban biên giới Chính phủ
Nhận xét nói quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh “đang trong trạng thái bất ổn” là điều mang nặng tính chủ quan, nặng tư duy chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Quan hệ giữa 2 nước diễn ra trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, ngoại giao cho đến quân sự, văn hóa, xã hội, biên giới, lãnh thổ v.v.

Ngay cả trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ vốn đang tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp, nhất là những vấn đề trên biển, hải đảo, cũng không thể nói quan hệ Việt - Trung đang ở trong tình trạng bất ổn hoàn toàn.

Chúng ta đã biết, hai bên đã giải quyết xong cơ bản vấn đề biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, hiện đang triển khai việc bảo vệ, quản lý, hợp tác khai thác khu vực biên giới có liên quan giữa hai nước, trên cơ sở các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết một cách công bằng, hợp tình hợp lý và tôn trọng lẫn nhau.

Người Việt là dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý, thiện chí đối thoại tránh đối đầu.

Chỉ khi nào chúng ta đã thiện chí hết mức, nỗ lực hết sức để đàm phán hòa bình tránh xung đột mà đối phương vẫn lấn tới xâm phạm, khi đó chúng ta sẽ đáp trả xứng đáng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh tháng 4/2015
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh tháng 4/2015 
Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và chúng ta phải đấu tranh, thậm chí đổ máu, hy sinh để lấy lại chủ quyền.

Mỗi công dân Việt Nam quan tâm vận mệnh quốc gia dân tộc đều thực sự cảm thấy lo lắng vì những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế, thiện chí và cầu thị vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, thay vì đối đầu và đổ máu.

Bởi xung đột nổ ra thì người dân, người lính của cả hai phía đều không tránh khỏi tổn thất. Vì vậy, người Việt Nam cũng như người Trung Quốc đều mong muốn có Hòa bình, ổn định, thượng tôn luật pháp và công lý quốc tế.

Những lúc quan hệ Việt - Trung căng thẳng leo thang như vụ khủng hoảng giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng Năm 2014, việc duy trì được đối thoại qua các kênh khác nhau đã giúp hai bên tháo được ngòi nổ căng thẳng và nguy cơ xung đột, đối đầu.

Trong vụ căng thẳng bãi cạn Scarborough năm 2012, Philippines và Trung Quốc không có bất cứ kênh đối thoại chính trị nào khác ngoài đường ngoại giao chính thức để mở đường cho việc ngồi lại với nhau tìm cách giải quyết khủng hoảng.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại 5 quốc gia, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
Cựu Đại sứ Việt Nam tại 5 quốc gia, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường 
Hai bên cũng không thể cứ mãi kéo tàu ra Scaborough để ‘hằm hè’ nhau trong khi mùa mưa bão đã cận kề, cuối cùng Manila phải nhờ Washington làm trung gian để cả hai cùng rút tàu khỏi bãi cạn này.

Nhưng khi Philippines rút tàu khỏi đây, quyền kiểm soát bãi cạn và là ngư trường truyền thống của người dân Philippines bao đời bỗng chốc bị Trung Quốc chiếm mất.

Qua vấn đề này, chúng ta cần thấy rõ mối quan hệ giữa chính trị và nhân tố pháp lý, cơ sở pháp lý trong đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia có liên quan có ý nghĩa quan trọng thế nào trong tiến trình này.

Thực tiễn quốc tế đã khẳng định được vai trò, vị trí và giá trị đích thực của các nhân tố quan trọng này cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

Nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc quản lý, bảo vệ và đàm phán giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ quốc gia là pháp lý, là những phương thức thụ đắc lãnh thổ được hình thành và có hiệu lực Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 mà Hà Nội và Bắc Kinh đều cam kết tuân thủ.

Ông Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam không phải với tư cách cá nhân, mà đại diện cho cả nước Trung Quốc. Dù hai nước từng có những bất đồng mâu thuẫn ngoài Biển Đông, nhưng tôi tin rằng chiến tranh xung đột hay tranh chấp lãnh thổ không phải mong muốn của ngườiTrung Quốc cũng như Việt Nam.

Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền, biên giới, lãnh thổ là quyền và lợi ích lâu dài của cả đất nước, là cuộc sống là tương lai của cả dân tộc, không phải của riêng ai, không phải của một đảng phái và không phụ thuộc vào sự tồn tại của một chế độ chính trị nào đó.

Đất nước Việt Nam luôn luôn là một, dân tộc Việt Nam luôn luôn là một.

Biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia được xác lập một cách hợp pháp sẽ mãi trường tồn trong lịch sử.

Thế nhưng, cũng cần phải nói rõ rằng thỏa mãn cảm xúc, tâm tư bức xúc của một nhóm người với tư tưởng kích động, chống phá, 'bài Trung Quốc' không giúp Việt Nam lấy lại được Hoàng Sa và ngăn chặn leo thang ở Trường Sa, mà còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Cá nhân tôi cho rằng việc ông Tập Cận Bình nhắc lại phát biểu như khi thăm Mỹ, thăm Anh là ít có khả năng xảy ra, bởi lẽ ông và bộ máy tham mưu cho ông thừa hiểu Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông có ý nghĩa thiêng liêng, đau đáu với người Việt như thế nào.

Tuy nhiên vì tham vọng muốn chiếm trọn Biển Đông và biến nó thành cái ao nhà cho Trung Quốc, có thể ông Tập Cận Bình sẽ tiếp cận theo cách thứ 2 nhẹ nhàng hơn.

Việt Nam sẵn sàng lắng nghe Trung Quốc và cũng yêu cầu Trung Quốc lắng nghe mình.

Tôi nghĩ, đây là dịp Việt Nam cần tỏ rõ lập trường và trách nhiệm của một thành viên phê chuẩn UNCLOS, cũng như một bên có yêu sách, có chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông nói chung, Trường Sa nói riêng đang bị Trung Quốc đe dọa. Chần chừ hay mập mờ chỉ càng bất lợi cho ta, lợi cho âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Cựu đại sứ Việt Nam tại 5 nước khác nhau, ông Nguyễn Ngọc TrườngÔng Tập Cận Bình, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, thăm chính thức Việt Nam là điều rất tốt.

Năm 2015, ngoại giao Việt Nam triển khai quan hệ với tất cả trung tâm quyền lực lớn trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và EU.

Chủ tịch Trung Quốc thăm Việt Nam trước Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam, còn Tổng thống Mỹ thăm sau Đại hội, là có ý cả.

Còn nhớ khoảng thời gian 1945-1946, khi nền độc lập Việt Nam còn ở giai đoạn trứng nước, ngoại giao ta đã biết lợi dụng mâu thuẫn Hoa-Pháp. Trong không khí sôi sục yêu nước, nhiều người dân không hiểu tại sao chính phủ ta lại ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với các ủy viên tuyên truyền các tỉnh Bắc Bộ: “Muốn đi cho đúng thời cuộc, chúng ta nên đặt lý trí lên trên cảm tình”.

Bây giờ thế và lực của Việt Nam đã mạnh bội phần. Giờ là lúc ta phải tiếp tục chuyển hóa thế thành lực mới. Có quan hệ tốt với Trung Quốc thì mới phát huy tốt quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, và ngược lại.

Mỹ hòa hoãn với Trung Quốc, quan hệ Nhật-Trung đang tan băng, Việt Nam ta lẽ nào lại không nắm bắt xu thế chính trị quốc tế ấy! Các nước nhỏ và vừa phải biết sử dụng thành thạo các đòn bẩy chiến lược và chiến thuật trong quan hệ với các nước lớn. Muốn vậy, nên đặt lý trí lên trên cảm tính. Cải thiện quan hệ với Trung Quốc, quan hệ giữa ta với các nước láng giềng phía Tây và Tây Nam sẽ thêm thuận lợi.

Trần Công Trục

Bình luận
vtcnews.vn