Chuyên gia thủy sản: Nói ăn cá hồi nuôi độc hại là 'tin tặc'

Thời sựThứ Năm, 22/09/2016 07:47:00 +07:00

TS. Bùi Quang Tề - Chuyên gia đầu ngành về bệnh thủy sản đã có những giải đáp về thông tin 'Cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới'.

Gần đây, một số trang thông tin điện tử trong nước dịch từ một bài báo nước ngoài có nội dung thông tin cảnh báo từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), viết rằng: "Cá hồi thường được ăn viên phân gà, bột bắp, đậu nành, dầu hạt cải biến đổi gen và các loại cá nhỏ khác có chứa độc tố; cá hồi nuôi chứa hàm lượng PCB, một chất gây ung thư; hàm lượng Omega-3 trong cá hồi nuôi rất thấp..."

Rất nhiều người đã chia sẻ bài báo trên các trang mạng xã hội và bình luận với tâm lý sợ hãi, quyết định "tẩy chay" cá hồi và các sản phẩm từ cá hồi nuôi trồng.

z300-Thuy-san-Viet-Nam2052

TS Nguyễn Quang Tề - Nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I 

Trước những thông tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, cũng như người chăn nuôi cá hồi, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với TS. Bùi Quang Tề - Nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I .

- Ông đánh giá thế nào về thông tin cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới?

- Tôi bất ngờ khi nghe thông tin như vậy. Theo tôi, mỗi đất nước có những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, về quy trình nuôi cá ở đâu cũng cần trải qua những bước cơ bản trước khi cá được xuất ra thị trường. Cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản của các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước châu Âu làm việc rất chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, định kỳ.

Trong quá trình nghiên cứu về an toàn thực phẩm của mình, tôi chưa bao giờ đọc thấy thông tin cá hồi nuôi là thực phẩm độc nhất thế giới. Tôi cho rằng, đây có thể là thông tin thất thiệt, nhằm vào một thị trường cá hồi cụ thể nào đó.

- Vậy còn ở Việt Nam, khi nuôi cá hồi thường sử dụng những thức ăn nào? Liệu chúng có nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng?

- Thức ăn nuôi cá hồi ở Việt Nam là của nhiều hãng khác nhau, nhưng tôi khẳng định là đã được đảm bảo

 
Thực sự mà nói đây là một cái tin tặc, làm ảnh hưởng đến sản suất của một vùng nuôi thủy sản, của một đất nước.

TS Bùi Quang Tề

vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, chắc chắn không có những chất gây hại cho con người. Không có chuyện một tài liệu ở nước ngoài xong áp vào Việt Nam và nói rằng tất cả sản phẩm cá hồi nuôi đều độc hại.

Thực sự mà nói đây là một cái tin tặc, làm ảnh hưởng đến sản suất của một vùng nuôi thủy sản, của một đất nước. Có thể thông tin ở đâu đó tôi chưa đọc, nói không có là không đúng nhưng ít ra là không thể vì vậy mà tẩy chay tất cả các sản phẩm cá hồi nuôi. Mỹ phân tích là cá của của Mỹ, Pháp phân tích là của Pháp, còn ở Việt Nam thì phải là kết luận của cơ quan chức năng ở Việt Nam.

- Trong quá trình nghiên cứu khoa học ông có thấy mối liên quan nào giữa cá hồi nuôi và chất gây ung thư?

Tôi cũng với tư cách là chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, đã nghiên cứu vấn đề này từ năm 2002, đến nay có thể khoẳng định cá hồi nuôi ở Việt Nam là an toàn. Người ta đang ăn sản phẩm cá giàu chất dinh dưỡng lại khuyến cáo không nên là đưa thông tin không chuẩn.

Đã đưa thông tin khuyến cáo, mình phải chắt lọc để đưa cho bà con những thông tin hữu ích nhất. Tránh gây những tin đồn hoang mang, thất thiệt gây ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người sản xuất.

image

Cá hồi được nuôi tại Sapa. Ảnh internet 

- Lời khuyên của ông dành cho người tiêu dùng đang hoang mang trước thông tin này là gì?

Những người dân đang dùng những sản phẩm này phải đọc và nghe phân tích cụ thể từ các chuyên gia và cơ quan chức năng trong nước. Không thể nghe những thông tin cắt ghép từ những bài báo khác nhau để tẩy chay một sản phẩm vốn rất tốt.

 
Thay bằng việc tẩy chay cá hồi nuôi, người tiêu dùng Việt đơn giản là có thể sử dụng sản phẩm trong nước và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TS Bùi Quang Tề

Nếu cảm thấy nghi ngờ cá hồi ở một số quốc gia công bố thông tin trên, người tiêu dùng hãy tìm đến các sản phẩm cá hồi ở các quốc gia an toàn hơn. Vì vậy, thay bằng việc tẩy chay cá hồi nuôi, người tiêu dùng Việt đơn giản là có thể sử dụng sản phẩm trong nước và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Chúng tôi đã nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2015 về an toàn thực phẩm về tôm và cá. Chính tôi đã ra một quy trình nuôi, nghiên cứu giải pháp nuôi tôm cá an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những quy trình từ khi chúng tôi nghiên cứu đến bây giờ lớp khoa học trẻ vẫn đang nghiên cứu và kế cận những công trình nghiên cứu đó. Không thể dựa vào những thông tin từ một bài báo ở đâu xong gán vào các sản phẩm cá hồi nuôi đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Vùng nào ở Việt Nam nuôi cá hồi nhiều nhất, và hiệu quả sản lượng nuôi cá hồi ở Việt Nam so với các loại thủy, hải sản khác ra sao?

Phải là vùng nước lạnh, ví dụ như Sa Pa, vì những vùng nuôi cá hồi nước không quá 22 độ C. Những thức ăn nhập nuôi cá hồi đều được bảo hành về chất lượng. Bất kì một đất nước nào họ cũng cần nghiên cứu, bảo hành thức ăn đó là cái gì và có gây hại cho sức khỏe con người hay không.

Cá hồi ở Việt Nam vùng nuôi và sản lượng là không lớn nhưng cũng có lợi nhuận bởi nó một sản phẩm đặc hữu. Nếu lấy các sản phẩm Việt Nam nuôi tôi tin chắc rằng nó là sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, vùng nuôi hạn chế nên không đủ để cung cấp cho thị trường trong nước.

Xin cảm ơn ông!

Video: Cách làm phở cuốn cá hồi - Món ngon thanh mát ngày hè

Kim Thược
Bình luận
vtcnews.vn