Chuyên gia đa cấp ‘nhồi sọ’ thành viên mới ra sao?

Kinh tếThứ Ba, 16/07/2013 06:52:00 +07:00

(VTC News) – Nhân viên của các công ty bán hàng đa cấp đã nói gì để người dân tin vào giấc mơ triệu phú, phát tài trong chốc lát mà chẳng phải làm gì?

(VTC News) – Nhân viên của các công ty bán hàng đa cấp đã nói gì để người dân tin vào giấc mơ triệu phú, phát tài trong chốc lát mà chẳng phải làm gì?

Sáng 22/6, đúng hẹn, Thu dẫn tôi tới trụ sở của Thiên Ngọc Minh Uy ở địa chỉ Lô 6.8, đường Lê Quý Đôn, tổ 37, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình – đối diện trụ sở Công an tỉnh.

“Chị thấy không, không được cấp phép, làm ăn tử tế sao công ty dám đặt trụ sở ngay cạnh Công an?”, Thu giới thiệu. Theo quan sát của tôi, đó là một ngôi nhà cao tầng khá rộng, nhà xe chật ních xe đạp và Honda Dream đời cũ, nhưng còn ngổn ngang gạch đá do chưa hoàn thiện và đặc biệt không có bất kì tấm biển nào trước cửa. Thu giải thích, công ty mới chuyển trụ sở tới đây nên…chưa kịp treo biển.

Vừa bước vào cửa, 3 nhân viên lạ mặt (2 nam, 1 nữ) vui mừng chào đón chúng tôi như đón người thân đi xa lâu ngày trở về nhà. Thế nhưng, tôi cảm thấy họ vẫn “văng” vào tôi một cái nhìn dò xét cho tới khi cả nhóm thấy tôi thực sự “vô hại”.

Cận cảnh "lớp học" của Thiên Ngọc Minh Uy ở Thái Bình (Ảnh: PV VTC News)
Cận cảnh "lớp học" của Thiên Ngọc Minh Uy ở Thái Bình (Ảnh: PV VTC News)

Sau màn chào hỏi chớp nhoáng, rất nhanh chóng họ đưa chúng tôi tới một căn phòng trên tầng 4 của tòa nhà để chỉ cho tôi thấy những người khác đã giàu lên như thế nào khi gia nhập đội ngũ bán hàng đa cấp này. Một trong số họ không quên dặn dò: “Chị không được nói gì với gia đình cho tới khi chị thực sự hiểu về công việc này nhé”.

Trong khi Lô Hội tập trung “đào tạo” các bạn trẻ, chủ yếu thuộc thế hệ 9x thì Thiên Ngọc Minh Uy lại có xu hướng tuyển nhân viên trung tuổi hoặc cao tuổi.

Theo lý giải của Nhung – một nhân viên tiếp thị “có nghề” của Thiên Ngọc Minh Uy chi nhánh Thái Bình, sở dĩ họ nhắm tới nhóm đối tượng trung tuổi vì những người này nắm kinh tế trong tay, có uy tín với hàng xóm, người thân trong gia đình và họ cũng sở hữu nhiều mối quan hệ hơn giới trẻ.


Choáng ngợp thù lao "khủng"

Bất chấp bão số 2 đang đổ bộ gây mưa lớn ở Thái Bình, bất chấp buổi thi hết học kỳ chiều 22/6, và bất chấp cả cái đói đang hành hạ do đạp xe hơn 20 km từ nhà lên thành phố trong tình trạng chưa có gì trong bụng, cô bạn “xanh lét” đi cùng tôi vẫn niềm nở dặn dò: “Chị không được chạy lung tung trong tòa nhà này đâu nhé. Cứ ngồi yên đây xem clip. Khi nào xong thì gọi em, em đưa chị xuống tầng dưới gặp chuyên viên cao cấp của công ty”.

Như một thói quen, nhân viên Thiên Ngọc Minh Uy khởi động ngày mới cho chúng tôi bằng một loạt băng đĩa giới thiệu về công ty mà càng xem càng thấy “sốc”. Tôi và hai “học viên” khác “tỉnh cả ngủ” khi xem tới clip lãnh đạo công ty trao cả bịch tiền, thấp nhất cũng phải vài trăm triệu, nhiều thì tới vài tỷ đồng cho những nhân viên xuất sắc thuộc mạng lưới này.

MC trong clip nhấn mạnh: “Đó chỉ là những giải thưởng hết sức bình thường. Chỉ cần có niềm tin vào khả năng của bản thân, bạn còn có thể kiếm được nhiều hơn thế”.

Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt, Nhung – người ngồi chỉnh máy cạnh đó nói: “Ngay cả khi thù lao của chị là 4 tỷ đồng, bên em cũng sẽ trao thẳng tiền mặt cho chị trong các hộp cát tông không thiếu 1 xu chứ không trả qua bất cứ tài khoản ngân hàng nào.

Vì sao ư? Nếu chị nói với bạn bè của mình rằng tôi vừa nhận được 4 tỷ đồng tiền thù lao từ Thiên Ngọc Minh Uy mà họ không tận mắt thấy xu nào trên tay chị, họ sẽ không tin. Người Việt ta có câu, trăm nghe không bằng một thấy”.
hoc vien lo hoi
Chia thành từng nhóm để "đào tạo" người mới của Công ty Lô Hội (Ảnh phóng viên) 
Không chỉ hoa mắt vì tiền thù lao cao khủng khiếp mà có lẽ hàng nghìn CEO (Giám đốc) các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng phát thèm, tôi còn bị gây ấn tượng từ sự đồng cảm với những người “cùng khổ”, nhưng vượt khó và “thành công” ở Thiên Ngọc Minh Uy mà các nhân viên ở đây hết lời ca tụng họ như thiên tài.

Họ cũng là những người “thất nghiệp” như tôi, cũng mới ra trường, thậm chí có người còn bỏ học giữa chừng hoặc chỉ là nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, nhưng từ khi trở thành nhân viên xuất sắc của công ty, cuộc đời họ đã sang trang mới như một phép màu kì diệu.

“Đổng sự vàng của bọn em – anh Hoàng Trần Hiếu (1986), quê ở Vĩnh Phúc cũng từng là sinh viên Đại học Giao thông vận tải Hà Nội. Mẹ anh ấy là giáo viên, bố anh ấy chỉ là thợ sửa xe bình thường. Ngày xưa anh từng bị mẹ cấm, thậm chí “giam lỏng” chỉ vì bà không muốn cho con theo con đường này. Bà ấy thậm chí còn tới gặp lãnh đạo công ty van nài họ tha cho con bà, hết bao tiền bà ấy cũng chuộc con về.

Không chỉ “dạy” người ta làm giàu bằng cách “mời bạn tới tìm hiểu”, nhân viên của Lô Hội và Thiên Ngọc Minh Uy còn bày cách “giúp” những sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm hoặc những bác nông dân nghèo khó huy động được 7 triệu đồng để khởi nghiệp.
Nhưng đó là khi bà chưa hiểu về Thiên Ngọc Minh Uy. Còn giờ bà ấy đã trở thành nhân viên xuất sắc của công ty, giữ vị trí quan trọng. Có đôi lúc bà còn trách anh Hiếu sao không cho bà vào sớm để bà được ở vị trí cao hơn giờ.


Còn anh Hiếu, giờ là doanh nhân thành đạt, sở hữu nhà lầu và nhiều xe hơi với mức thù lao khủng lên tới vài trăm triệu đồng/tháng. Anh ấy đã tốt nghiệp đại học, nhưng bằng vứt rấp một chỗ, gọi là có cho vui thôi”, một nhân viên của công ty này thủ thỉ với tôi.

Nắm bắt tâm lý theo số đông, họ rỉ vào tai tôi: “Chị phải bạo dạn lên! Công việc này không chỉ giúp chị kiếm được nhiều tiền, mà chị còn được đi du lịch nhiều nơi, được mọi người coi trọng và xã hội tôn vinh. Hãy chứng tỏ bản thân!”. Cùng với những lời đường mật, họ nắm tay, nhìn tôi với ánh mắt trìu mến như người mẹ hiền đang cổ động, khích lệ đứa con ngoan trước kỳ thi học sinh giỏi.

Thấy tôi quá phấn khởi vì có cảm giác mình quan trọng, được mọi người tin tưởng và nhất là nếu có sểnh chân “ngã” sẽ có các “anh chị ở trên” đỡ, họ cho tôi lọt thẳng vào vòng 2 – vòng đối mặt với chuyên viên tư vấn cấp cao xinh đẹp tên Nhung (quê ở Hà Nam).
hoc vien lo hoi
Nơi tập trung những "con mồi" đã được chọn lựa kỹ càng 
Với giọng nói ngọt ngào, lưu loát, Nhung giới thiệu cho tôi và 2 bác nông dân cùng lớp khái quát về công ty, chủ yếu nêu bật những giải thưởng mà công ty đã đạt được cũng như quá trình Thiên Ngọc Minh Uy phủ sóng trên cả nước ra sao.

Đương nhiên, cô nàng không quên nhấn mạnh số thù lao khủng mà các nhân viên của công ty này nhận được. Nhung đặc biệt lưu ý tới hộ khẩu thường trú của chúng tôi vì ở mỗi địa bàn khác nhau, Nhung lấy ví dụ một vài trường hợp cụ thể mà theo cô đã tin và sắp “đổi đời” vì tham gia vào mạng lưới này để tăng mức độ tin cậy.
>> Vào hang ổ 'bầy đàn' bán hàng đa cấp

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước hết sức sơ khai trong quy trình “móc túi” học viên của nữ nhân viên xinh đẹp này.

Nếu như Lô Hội giờ đã chuyển sang hình thức khác, chỉ thu 110.000 đồng/bộ hồ sơ để tăng số lượng thành viên trong chớp nhoáng, Thiên Ngọc Minh Uy vẫn giữ giá 7 triệu đồng/hồ sơ để được gia nhập vào mạng lưới kinh doanh đa cấp này.

Không chỉ “dạy” người ta làm giàu bằng cách “mời bạn tới tìm hiểu”, nhân viên của Lô Hội và Thiên Ngọc Minh Uy còn bày cách “giúp” những sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm hoặc những bác nông dân nghèo khó huy động được 7 triệu đồng để khởi nghiệp.

Tạm chia tay cô nhân viên xinh đẹp với nghệ thuật “hót hay như vẹt” của Thiên Ngọc Minh Uy, tôi tìm tới nhà trọ của Văn (quê ở Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình) tại một ngõ hẻm nằm trên đường Trần Lãm của thành phố. Đó là một cậu sinh viên nghèo mà theo giới thiệu của một người bạn, Văn từng suýt gia nhập vào đội ngũ bán hàng đa cấp này.

Thất nghiệp, nghèo khó, lấy đâu ra 7 triệu đồng?

thẻ chuyên viên kinh doanh đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy vtc
Chiếc thẻ chuyên viên kinh doanh cấp 1 trị giá 7 triệu đồng (Ảnh: PV VTC News) 

Đón chúng tôi trong căn nhà kín bưng như chiếc hộp, rộng chừng 10m2, chỉ có duy nhất một chiếc cửa ra vào, ngột ngạt như nhà kho, Văn kể: “Ở Thái Bình, tìm được việc làm thêm rất khó, chưa kể lương lại bèo. Cách đây vài tháng, do muốn tìm việc làm thêm để đỡ đần cha mẹ, em suýt bị bạn lừa vào mạng lưới bán hàng đa cấp”.


Tương tự như những gì tôi được tận mắt chứng kiến, họ cũng đã mang số tiền thù lao khủng ra làm mồi nhử Văn cho tới khi cậu học trò ngây thơ vào tới vòng chung kết.

Văn kể, khi cậu nói: “Em lấy đâu ra 6,4 triệu đồng bây giờ? (ngày đó giá sản phẩm rẻ nhất của Lô Hội là 6,4 triệu đồng – lời của Văn). Mỗi tháng bố mẹ chỉ cho em vỏn vẹn chưa đầy 2 triệu đồng để ăn tiêu”, nam chuyên viên cao cấp của Công ty Lô Hội đã bày cho Văn đủ mọi cách để có được số tiền này.

Ban đầu, anh ta tỉ tê Văn cầm thẻ sinh viên hoặc bất cứ thứ gì có giá trị như máy tính, xe đạp…

“Anh ấy nói: Nếu vẫn chưa đủ tiền, em có thể hỏi vay người thân, bạn bè. Hoặc em nói dối bố mẹ là đang cần tiền để đóng tiền học thêm, đi khám bệnh… Bố mẹ nào chẳng thương con, rồi sẽ cho em thôi mà. Cùng lắm thì về nhà xem tiền bố mẹ để ở đâu, mình “mượn” tạm kinh doanh, sau này giàu có rồi em báo đáp bố mẹ sau cũng chưa muộn”, Văn tâm sự.

Do “vô sản”, lại thêm bản tính nhút nhát, quá sợ người bố dữ dằn của mình, Văn đã từ chối tất cả các kịch bản trên. Cùng đường, nam nhân viên kia ngon ngọt sẽ đứng ra bảo lãnh cho Văn, thay cậu chi trả trước số tiền ấy để cậu được trở thành nhân viên kinh doanh đa cấp của Lô Hội với điều kiện Văn phải đưa chứng minh thư cho anh ta và ký vào một bản hợp đồng cam kết sẽ trả góp trong một khoảng thời gian nhất định.

Đương nhiên, chẳng có chuyện anh ta cho Văn vay với lãi suất 0%.
nhân viên của Lô Hội, Thiên Ngọc Minh Uy
Nhân viên của cả Lô Hội và Thiên Ngọc Minh Uy kể về công việc của mình với phóng viên VTC News  

“Mỗi tháng bố mẹ cho em 2 triệu đồng. Vậy chỉ hơn 3 tháng là em có thể trả được nợ cho anh rồi. Anh ấy đã nói như vậy”, Văn cho hay.


Tuy nhiên, nghĩ tới những tháng ngày uống nước lọc, ăn không khí để cầm hơi sắp tới, cậu sinh viên gầy gò, ốm yếu đúng chất thư sinh trên đã ngậm ngùi từ chối cơ hội “đổi đời” này.

Không lâu sau đó, Văn được biết nhiều người bạn của mình cũng đã “bỏ của chạy lấy người” khỏi Lô Hội. Đơn cử là trường hợp của Thịnh – người bạn cùng xã với Văn.

>> Vào hang ổ 'bầy đàn' bán hàng đa cấp
Bị một người quen là nhân viên của công ty Lô Hội lừa lấy chứng minh thư nhân dân, hứa sẽ xin cho làm công nhân của một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo, Thịnh mừng quýnh nhất cử nhất động đều nghe theo bạn.


Cho tới ngày người bạn dẫn Thịnh tới lớp học của nhân viên kinh doanh đa cấp, chàng trai chưa đầy 20 tuổi mới vỡ lẽ “mình bị lừa”. Và thế là dù phải làm lại chứng minh thư, Thịnh cũng kiên quyết từ bỏ giấc mộng triệu phú mà Lô Hội ban cho cậu.

Kém may mắn hơn Thịnh và Văn, Diễm (sinh viên trường Cao đẳng Y Thái Bình, quê ở huyện Vũ Thư – Thái Bình) đã xoay xở đủ mọi cách để được gia nhập vào đội ngũ bán hàng đa cấp đó.

Nhịn ăn sáng, cả năm chẳng dám mua một bộ quần áo mới, toàn bộ số tiền tiết kiệm được, Diễm đầu tư vào Thiên Ngọc Minh Uy với giấc mộng đổi đời. Đến nay, máy Ozone cô vẫn chưa nhận về do chưa thấy sự cần thiết của nó, nhưng đã xác định là số tiền 6,4 triệu đồng – mức giá công ty này đưa ra từ năm ngoái – mãi mãi không về nữa.

“Bỏ 6,4 triệu đồng ra để nhận về một chiếc thẻ nhân viên kinh doanh cấp 1 vô dụng, vứt xó một chỗ thật xót xa. Nhưng tiền đã đưa cho người ta rồi sao có thể lấy lại? Nói như các bạn của em thì hãy xem đây là cái giá phải trả cho một bài học quý”, Diễm tâm sự.

vườn hoa Thái Bình, đa cấp, vtc
Quán nước của bà Vinh - một nhân viên bán hàng đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy ở vườn hoa Thái Bình  

Cô bạn thân của Diễm – Thu, người bạn đồng hành với tôi ngay từ đầu đến nay vẫn chìm trong cảnh nợ nần do Thiên Ngọc Minh Uy. Không chỉ mất chữ tín với bạn bè – những người “trót dại” cho Thu vay tiền hoặc tới nghe thuyết giảng về kinh doanh đa cấp với cô, Thu còn đang ôm trong mình cả đống bệnh do suy nhược cơ thể mà Thiên Ngọc Minh Uy với hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe chẳng thể nào giúp cô.


Cô bé đang ở độ tuổi "bẻ gẫy sừng trâu" này ngày càng héo hon như bà cụ do thử sức chịu đựng của bản thân bằng cách nhịn ăn càng lâu càng tốt để tiết kiệm tiền trả nợ cho bạn.

Điểm chung giữa hai cô bạn này là họ đều giấu gia đình chuyện trót dại kể trên.

Không ít nông dân với quan điểm “cuộc đời đã mất mát nhiều rồi, mất thêm vài triệu đồng nữa cũng chẳng ăn thua gì” đã dốc hết gia sản là kho thóc sau vụ mùa để được trở thành nhân viên bán hàng đa cấp.

Chờ mãi số tiền gốc họ bỏ ra chưa thoát ra khỏi bàn tay của “ông chủ” Thiên Ngọc Minh Uy, nhưng có một điều chắc chắn, sự nghèo khó vẫn bủa vây lấy họ như thể người giàu ngày càng giàu mạnh hơn, còn kẻ nghèo mãi khốn khó.

Đáng lo ngại, đối tượng tham gia “bán hàng đa cấp” đang ngày càng được mở rộng: từ sinh viên, người thất nghiệp, bà bán quán nước tới công viên chức.

Không chỉ những người trẻ tuổi, chủ yếu thuộc thế hệ 9x, ngay cả những người già như bà Vinh (60 tuổi) – chủ quán nước ở vườn hoa Thái Bình cũng là một mắt xích kỳ cựu trong mạng lưới bán hàng đa cấp.

Tạm gác lại câu chuyện này, hãy cùng chúng tôi trở lại “vương quốc bầy đàn đa cấp” trong loạt bài tiếp theo. Mời độc giả đón đọc kì tiếp theo


Nhóm PV điều tra

Bình luận
vtcnews.vn