Chuyện chưa kể về ca ghép phổi đầu tiên ở Việt Nam kéo dài 10 tiếng

Sức khỏeThứ Hai, 27/02/2017 18:30:00 +07:00

Các bác sĩ BV 103 thuộc Học viện Quân Y vừa phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên từ người cho sống ở Việt Nam.

Ghép phổi là kỹ thuật khó nhất trong ngành ghép tạng. Thành công này đã đánh dấu một bước tiến mới trong ngành ghép tạng Việt Nam.

Một trong những điều khó khăn của ca ghép này là bệnh nhân được nhận phổi từ 2 người hiến khác nhau, nên khả năng hòa hợp để cơ thể của người ghép tiếp nhận 1 lúc hai cơ thể khác sẽ khó khăn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia ghép tạng Nhật Bản: với những tiến triển rất tốt sau ca ghép, cháu bé được ghép phổi có thể sống khỏe mạnh tới già, 60 hay 70 tuổi...

Chia sẻ với Pv báo Sức khỏe & Đời sống, Gs. Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân Y cho biết ca ghép phổi được tiến hành ngày 21/2, bắt đầu từ 7h30’ tới 17h30 thì hoàn tất và đưa bệnh nhân trở về phòng hậu phẫu chăm sóc.

Nhung-hinh-anh-dac-biet-ve-ca-ghep-phoi-thanh-cong-dau-tien

 Phẫu thuật ghép phổi ở Việt Nam

Người được ghép phổi là cháu Ly Chương Bình (sinh năm 2010), người dân tộc Dao. Người cho phổi là anh Ly Cù G. (sinh năm 1989, bố đẻ cháu Ly Chương Bình) và ông Ly Cù T. (sinh năm 1987, là bác ruột của cháu Bình). Gia đình đang sống tại thôn Na Cạn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Ca ghép phổi lần này nằm trong đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho chết não” thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng do GS-TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y chủ nhiệm đề tài bắt đầu từ tháng 11-2016.

Học viện Quân Y đã phối hợp với các BV trong nước để chọn bệnh nhân có chỉ định ghép phổi. Ngày 14/11/2016, Học viện đã cùng với BV Nhi trung ương chọn cháu Lý Chương Bình, 7 tuổi, chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi để thực hiện ca ghép phổi.

Hiện sau mổ, sức khỏe của bố và bác ruột- hai người cho phổi bệnh nhân đều ổn định. Cháu Bình, người nhận phổi đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị tích cực.

“Dù không nói chắc chắn 100%  nhưng những chỉ số sức khỏe cho thấy, dấu hiệu khả quan đáng mừng của bệnh nhân và có thể kiểm soát được tiến triển sức khỏe của cháu bé” – GS. Đỗ Quyết cho biết.

GS. Đỗ Quyết cho biết: với 2 người hiến phổi cho cháu bé là bố đẻ và bác ruột của cháu bé, 1 ngày sau ca phẫu thuật, tối ngày 22/2, cả 2 đã được rút ống thở nội khí quản, chỉ còn lại 2 ống dẫn lưu và sẽ rút ống dẫn lưu trong thời gian ngắn nữa, sức khỏe sẽ trở lại bình thường

Thử thách khó khăn

Nói về ca ghép phổi này, GS. Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân Y cho biết: Ghép phổi là kỹ thuật ghép rất khó trong y học vì phổi không như những bộ phận khác. Phổi là cơ quan hô hấp cung cấp oxi cho cơ thể. Tất cả sự thay đổi, vi trùng đều ảnh hưởng tới phổi. Ghép phổi khó khăn bởi khả năng nhiễm trùng của bệnh nhân rất cao.

Theo GS. Đỗ Quyết, phổi của bệnh nhân Lý Chương Bình đã bị giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi, bị nhiễm trùng thường xuyên. Từ 2 tháng tuổi, bệnh nhân đã có biểu hiện khò khè khó thở.

Mỗi lần bệnh nhân khóc đều tím tái toàn thân nên phải thay cả 2 lá phổi cho bệnh nhân. Một điều rất khó khăn là nguồn tạng hiến rất khan hiếm từ trước tới nay. May mắn thay, 2 người hiến phổi cho cháu là 2 người thân.

Nhung-hinh-anh-dac-biet-ve-ca-ghep-phoi-thanh-cong-dau-tien-2

 Ghép phổi là kỹ thuật rất khó trong y học

Để ca ghép thành công, một vấn đề cần đảm bảo quan trọng là phổi của người hiến phải rất khỏe mạnh, không được nhiễm khuẩn.

GS. Đỗ Quyết phân tích: nếu phổi của người cho là người không khỏe, phải thở ô xi, hồi sức thì phổi sẽ bị tổn thương nhiều. Đặc biệt, ở bề mặt các màng trong của phổi, nếu đã từng bơm rửa trong quá trình hồi sức, khi ghép vào cho người nhận khả năng bị nhiễm trùng rất lớn, dẫn tới tình trạng không cung cấp đủ oxi cho người ghép, rối loạn hô hấp, nhiễm trùng và cuộc mổ sẽ không thành công.

Về sức khỏe của 2 người hiến phổi cho cháu bé ảnh hưởng như thế nào sau khi hiến, GS. Quyết cho hay: người hiến phổi sau khi hiến vẫn có sức khỏe và cuộc sống bình  bình thường. Mỗi người hiến đã cắt 1 thùy phổi nhưng điều này không ảnh hưởng tới khả năng hô hấp quá lớn của người hiến bởi phổi không như các cơ quan khác.

Các cơ quan khác nếu cắt đi sẽ không thể sinh thêm nhưng phổi lại có khả năng giãn nở vì vậy, khả năng hô hấp của người hiến sau khi cắt 1 thùy phổi vẫn hoạt động bình thường.

GS. Đỗ Quyết cho biết thêm: Với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, một phương pháp điều trị cho các bệnh nhân nặng là phải cắt 1 phần phổi ở chính người bệnh đó. Sau khi mổ xong, người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn, dễ chịu hơn.

16930912_1426555837368037_1738624231_o

GS. Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y

Một điều khó khăn nữa trong ghép phổi này, GS. Quyết chia sẻ: bệnh nhân được nhận phổi từ 2 người hiến khác nhau, (thường như ghép tim, ghép thận, bệnh nhân sẽ được nhận tạng từ 1 người hiến...) như vậy khả năng hòa hợp để cơ thể của người ghép tiếp nhận 1 lúc hai cơ thể khác sẽ khó khăn.

Trong trường hợp này, rất may mắn, 2 người cho phổi đều nhóm máu O, khi xét nghiệm hòa hợp miễn dịch thì tỷ lệ hòa hợp rất cao lên tới 70%, 80%.

“Phổi khác với các cơ quan khác là phổi có rất nhiều hạch limo, bản thân phổi có chức năng miễn dịch riêng, vì thế, khi ghép vào nên rất dễ bị thải ghép và phải sử dụng thuốc miễn dịch” – Gs. Đỗ Quyết chia sẻ.

Về sức khỏe của 2 người hiến phổi cho cháu bé ảnh hưởng như thế nào sau khi hiến, GS. Quyết cho hay: Người hiến phổi sau khi hiến vẫn có sức khỏe và cuộc sống bình  bình thường.

Mỗi người hiến đã cắt 1 thùy phổi nhưng điều này không ảnh hưởng tới khả năng hô hấp quá lớn của người hiến bởi phổi không như các cơ quan khác.

Các cơ quan khác nếu cắt đi sẽ không thể sinh thêm nhưng phổi lại có khả năng giãn nở, vì vậy, khả năng hô hấp của người hiến sau khi cắt 1 thùy phổi vẫn hoạt động bình thường.

Video: Thực hiện thành công ca ghép tạng xuyên Việt lần 2

GS. Đỗ Quyết cho biết thêm: Với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, một phương pháp điều trị cho các bệnh nhân nặng là phải cắt 1 phần phổi ở chính người bệnh đó. Sau khi mổ xong, người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn, dễ chịu hơn.

Một điều khó khăn nữa trong ca ghép phổi này, GS. Quyết chia sẻ: Bệnh nhân được nhận phổi từ 2 người hiến khác nhau (thường như ghép tim, ghép thận, bệnh nhân sẽ được nhận tạng từ 1 người hiến...). Như vậy, khả năng hòa hợp để cơ thể của người ghép tiếp nhận 1 lúc hai cơ thể khác sẽ khó khăn. Trong trường hợp này, rất may mắn, 2 người cho phổi đều nhóm máu O, khi xét nghiệm hòa hợp miễn dịch thì tỷ lệ hòa hợp rất cao - lên tới 70 - 80%.

“Phổi khác với các cơ quan khác là phổi có rất nhiều hạch limo, bản thân phổi có chức năng miễn dịch riêng, vì thế, khi ghép vào nên rất dễ bị thải ghép và phải sử dụng thuốc miễn dịch”, GS. Đỗ Quyết chia sẻ.

GS. Đỗ Quyết cho biết: Sau khi ghép phổi, phải thực hiện theo một phác đồ nghiêm ngặt về chăm sóc miễn dịch cho bệnh nhân. BV Quân y 103 sẽ phối hợp cùng với các y, bác sĩ bệnh viện khác trong ngành y tế để chăm sóc cho trường hợp này.

Đây cũng là một lĩnh vực mà Học viện Quân y đã từng có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu. Sự thành công của ca ghép phổi này không chỉ một mình BV 103 mà có sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều bệnh viện khác, sự quan tâm hỗ trợ từ phía Bộ Y tế.

Nhung-hinh-anh-dac-biet-ve-ca-ghep-phoi-thanh-cong-dau-tien-4_resize

Toàn bộ ê kíp ca ghép phổi. 

“Bệnh nhân sau khi ghép phổi có thể sống tới già”

Đánh giá về khả năng sống của bệnh nhân sau khi ghép phổi, GS. Oto Takahiro - người trực tiếp phối hợp thực hiện ca ghép phổi cùng các bác sĩ BV 103 cho biết, những bệnh nhân đã từng được ghép phổi trên thế giới, khả năng sống sau 5 năm khoảng 15%.

Riêng những bệnh nhân mà GS. Oto Takahiro đã ghép phổi ở Nhật, khả năng sống sau 5 năm lên tới 87%. Hiện tại, nhiều bệnh nhân của giáo sư có cuộc sống rất khỏe mạnh sau khi ghép phổi.

GS. Đỗ Quyết cho biết: Sau khi ghép phổi, phải thực hiện theo một phác đồ nghiêm ngặt về chăm sóc miễn dịch cho bệnh nhân. Bv Quân y 103 sẽ phối hợp cùng với các y, bác sĩ bệnh viện khác trong ngành Y tế để chăm sóc cho trường hợp này.

Đây cũng là một lĩnh vực mà học viện Quân Y đã từng có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu. Sự thành công của ca ghép phổi này không chỉ một mình Bv 103 mà có sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều bệnh viện khác, sự quan tâm hỗ trợ từ phía Bộ Y tế.

buoc-tien-moi-trong-ca-ghep-phoi-hoc-vien-quan-y

 GS. Oto Takahiro - người trực tiếp phối hợp thực hiện ca ghép phổi chia sẻ thông tin cùng PV báo Sức khỏe & Đời sống

GS. Oto Takahiro – Giám đốc Trung tâm ghép tạng Bv trường Đại học Okayama Nhật Bản cho hay, cháu bé được ghép phổi lần này ở Việt Nam tuy 6 tuổi nhưng thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, không bằng thể trạng của một cháu bé 6 tuổi bình thường bởi nguyên nhân bệnh của cháu đã để lâu.

“Tuy nhiên, sau ca ghép này, với những tiến triển rất tốt, ông đánh giá, cháu bé có thể sống khỏe mạnh tới già, 60 hay 70 tuổi” – GS. Oto Takahiro vui vẻ chia sẻ.

GS. Oto Takahiro cũng cho biết, ông cùng một số bác sĩ người Nhật sẽ ở lại Việt Nam một thời gian ngắn sau ca ghép để theo dõi, chăm sóc cho bệnh nhân ghép phổi này.

Ông tin tưởng, các bác sĩ Việt Nam đầy đủ năng lực để chăm sóc, giúp cho cháu bé sau khi phẫu thuật trở lại một cuộc sống bình thường.

>>> Đọc thêm: Ca ghép tạng xuyên Việt: Bệnh nhân kể về kết quả thần kỳ

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)
Bình luận
vtcnews.vn