Chuyện bí ẩn về ‘quái vật lông lá’ khổng lồ ở Amazon

Phóng sự - Khám pháThứ Ba, 01/04/2014 07:01:00 +07:00

(VTC News) - Thổ dân da đỏ ở Amazon vẫn kể về một quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ đầy lông lá, thi thoảng lại cất tiếng hú rợn người.

(VTC News) - Thổ dân da đỏ ở Amazon vẫn kể về một quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ đầy lông lá, thi thoảng lại cất tiếng hú rợn người.


Ít ai biết rằng, thế giới từng tồn tại loài lười đất khổng lồ, với kích cỡ lớn hơn cả voi. Chúng có tên khoa học là Megatherium (nghĩa là "thú lớn"). Chúng có mặt đông đúc trên trái đất cách đây 2 triệu đến 8.000 năm về trước.Họ hàng còn sinh tồn của lười đất khổng lồ chính là lười cây.

 

Từ những bộ xương hóa thạch, hoặc xương quật được dưới lòng đất, các nhà khoa học dễ dàng dựng lại hình ảnh loài lười đất. Chúng được coi là một trong những loài thú to lớn nhất sống trên mặt đất, cân nặng từ 5-7 tấn, tương tự với voi châu Phi.

 

Mặc dù có 4 chân, nhưng giống như các loài linh trưởng, lười đất thường xuyên đi lại bằng hai chân. Khi lười đất khổng lồ đứng bằng 2 chân sau, chúng cao tới tận ngọn một cái cây có kích cỡ trung bình.

 

Theo các nhà khoa học, chiều cao của lười đất khi đứng thẳng lên tới 6 mét, cao gấp đôi voi. Lười đất Megatheriumbộ xương rất khỏe, với đai chậu lớn và chiếc đuôi nhiều cơ bắp rộng.

 

Kích thước to lớn cho phép nó kiếm thức ăn ở những độ cao mà những loài động vật ăn cỏ khác cùng thời với nó không thể vươn tới.Khi lấy thức ăn ở độ cao, chúng đứng thẳng bằng hai chân và dùng đuôi để tạo thành thế kiềng ba chân.

 

Megatherium có thể hỗ trợ đôi chân sau hạn chế khối lượng cơ thể nặng nề bằng cáchdùng các móng vuốt cong của chân trước vin cành và ăn những chiếc lá ngon nhất.Cái lưỡi dài của nó có thể dùng để kéo lá vào miệng, tương tự như ở lười cây hiện đại.

 

Vào thời kỳ vài trăm ngàn năm trước, lười đất có mặt ở hầu hết các vùng rừng thưa và đồng cỏ Nam Mỹ. Cách nay chừng 10.000 năm, chúng vẫn còn phổ biến ở vùng đất này.

 

Với kích thước to lớn như vậy, nên chúng không chịu làm con mồi cho bất kỳ loài nào, kể cả hổ răng kiếm. Bộ móng sắc và dài của chúng như những con dao cực kỳ nguy hiểm. Chỉ một cú vả của nó cũng cướp đi mạng sống của hổ răng kiếm khổng lồ.

 

Các nhà khoa học tin rằng, sự diệt vong của lười đất khổng lồ là do con người. Con người đã săn bắt, giết hại và cướp mất môi trường sống của loài động vật khổng lồ, nhưng rất hiền lành, đáng yêu này.

 

Tuy nhiên, một số giả thuyết khẳng định rằng, lười đất khổng lồ vẫn còn tồn tại đâu đó trong cánh rừng Amazon rộng lớn, nơi con người chưa đặt chân đến.

 

Thổ dân da đỏ ở Amazon vẫn kể về một quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ đầy lông lá, thi thoảng lại cất tiếng hú rợn người.

 

Thổ dân da đỏ Amazon thường gọi chúng là Mapinguari, có nghĩa là “kẻ trông coi rừng già”. Các nhà thám hiểm đã ghi lại được cả ngàn cuộc chạm trán của thợ săn với quái vật lông lá này.

Nhiều hình vẽ được phác họa theo mô tả từ nhiều bộ lạc, thổ dân sống khắp vùng Amazon và điều đáng ngạc nhiên là đều cho một kết quả giống với hình thái của loài lười đất mà các nhà khoa học dựng lại từ những bộ xương.

Nhà điểu học David Oren đã có nhiều chuyến vào Amazon và tin rằng, quái vật rừng rậm Mapinguari chính là loài lười khổng lồ đi bằng hai chân trên mặt đất, có họ hàng gần gũi với loài lười leo cây ngày nay.

David Oren đam mê loài lười đất khổng lồ đến nỗi, ông đã từ bỏ nước Mỹ để sống ở Brazil suốt hơn 20 năm nay. Công việc của ông là lang thang hết vùng này đến cùng khác của Amazon.

Mặc dù không có cơ hội tận mắt lười đất khổng lồ, nhưng ông đã ghi lại được lời của 7 thợ săn khẳng định rằng họ đã từng bắn chết quái vật lông lá khổng lồ, và có tới 80 người khẳng định đã giáp mặt chúng.

Bản thân nhà nghiên cứu này cũng khẳng định rằng, ông đã được nghe tiếng hú rợn người của lười đất khổng lồ, giống với tiếng hú mà thổ dân mô tả. Tiếc rằng, vật chứng đáng tin cậy nhất của David Oren khẳng định sự tồn tại của lười đất chỉ là những bức ảnh chụp dấu chân sâu tới vài cm và rõ ràng 3 ngón lớn của con vật.

 

Tuy nhiên, niềm đam mê của David Oren bị nhiều nhà khoa học dội cho gáo nước lạnh. Thật khó tin khi rất nhiều người bắn chết quái vật lông lá, thậm chí ăn thịt nó, mà chẳng còn giữ lại được mẩu xương, hay sợi lông nào để làm chứng.




Hiền My

Bình luận
vtcnews.vn