Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 2016 - 2020: Nhiều địa phương gây ấn tượng

Tư vấnThứ Sáu, 30/10/2020 15:01:00 +07:00
(VTC News) -

Nhiều địa phương vừa tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 2016 - 2020 được Thủ tướng duyệt ngày 31/7/2017 với nhiều thành quả ấn tượng.

Trong giai đoạn 2016-2020, dự án 8 Chương trình mục tiêu Y tế - dân số đã được triển khai rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mục tiêu của dự án là theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình hiệu quả; Triển khai các hoạt động truyền thông y tế, chủ động góp phần phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe người dân và cộng đồng.

Sau 5 năm thực hiện, nhiều địa phương đã tổng kết và báo cáo nhiều kết quả ấn tượng.

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 2016 - 2020: Nhiều địa phương gây ấn tượng - 1

Các địa phương tích cực triển khai chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ngành y tế tỉnh đã triển khai Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 nghiêm túc và đạt nhiều chuyển biến tích cực.

Tổng kinh phí được giao thực hiện chương trình là hơn 118.814 triệu đồng, đã thực hiện hơn 110.103 triệu đồng; tỷ lệ giải ngân đạt 92,7%; trung bình kinh phí cấp và thực hiện chương trình mỗi năm là 23.762 triệu đồng/22.020 triệu đồng.

Với nguồn kinh phí đó, trong 5 năm, tỉnh đã triển khai 6 dự án thuộc Chương trình  gồm: Dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Dự án Tiêm chủng mở rộng; Dự án Dân số và phát triển; Dự án An toàn thực phẩm; Dự án phòng, chống HIV/AIDS; Dự án đảm bảo máu an toàn về phòng, chống một số bệnh lý huyết học; Dự án Quân y kết hợp; Dự án theo dõi, giám sát, đánh giá và truyền thông y tế.

Nhìn chung, các Chương trình mục tiêu Quốc gia về lĩnh vực Y tế - Dân số được triển khai trong toàn tỉnh thu được kết quả tốt. Việc triển khai các hoạt động của chương trình cơ bản đảm bảo về tiến độ và chất lượng so với kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Dự án Tiêm chủng mở rộng trong giai đoạn 2016-2020 đã được ngành y tế đặc biết chú trọng triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó Ngành y tế đã quản lý các đối tượng trong diện tiêm chủng mở rộng, duy trì được thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh nhiều năm liền; Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm chủng uốn ván cho phụ nữ mang thai, các loại vaccine từ năm 2016-2019 đạt chỉ tiêu đề ra.

Về Dự án phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện đạt mục tiêu 90-90-90 thông qua thực hiện đồng bộ giải pháp như truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng; số lượng nhiễm mới HIV hằng năm giảm.

Trong khi đó, tại tỉnh Đồng Nai, sau 5 năm triển khai, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đã đạt được nhiều thành tựu. Mạng lưới y tế được bao phủ rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, kiểm soát được các bệnh, dịch bệnh mới nổi, không có dịch bệnh lớn xảy ra; giảm số ca mắc và số người chết do mắc phải dịch bệnh nguy hiểm; bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở thể nhẹ cân, thấp còi liên tục giảm qua các năm. Công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, y tế trường học được chú trọng hơn. Các đơn vị liên quan cũng đã hoàn thiện hướng dẫn và triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở mức dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới…

Tại Quảng Bình, tổng kinh phí được giao thực hiện Chương trình mục tiêu YT-DS là 55.571 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương 42.793 triệu đồng, nguồn vốn địa phương là 12.778 triệu đồng; tổng kinh phí quyết toán 49.677 triệu đồng, riêng nguồn vốn Trung ương 36.919 triệu đồng, nguồn vốn địa phương 12.758 triệu đồng; tỷ lệ giải ngân đạt 89,4%.

Quảng Bình đã triển khai 6 dự án và cơ bản đảm bảo về tiến độ, chất lượng so với kế hoạch đề ra.

Đối với Dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến, tỉnh đã giảm 10% tỷ lệ người mới mắc bệnh lao trong cộng đồng, giảm 20% số người chết do bệnh lao so với giai đoạn 2010 - 2015; duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh phong đã được Bộ Y tế kiểm tra công nhận từ năm 2015, hàng năm đạt các chỉ tiêu về tổng số lượt khám, tỷ lệ lưu hành bệnh phong duy trì mức 0,2/10.000 dân; chủ động triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, giám sát dịch tễ từ tỉnh đến cơ sở, phát hiện dịch và xử lý kịp thời không để dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra...

Đối với Dự án Tiêm chủng mở rộng, tỉnh duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng mở rộng, triển khai các chiến dịch tiêm chủng theo quy định, đảm bảo an toàn tiêm chủng và cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt 93% - 98% , tiêm AT2+ cho phụ nữ có thai đạt > 90%; 100% xã, phường, thị trấn quản lý đối tượng tiêm chủng trên hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Về Dự án An toàn thực phẩm, từ 2016 - 2020, ngành Y tế phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh và địa phương đã kiểm tra tại 28.889 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phát hiện, xử lý 5.466 lượt cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 1,8 tỷ đồng; tiêu hủy hàng hóa, sản phẩm thực phẩm vi phạm trị giá gần 3,8 tỷ đồng…

Đối với Dự án Phòng, chống HIV/AIDS, địa phương cũng duy trì công tác giám sát phát hiện người nhiễm, tăng cường chăm sóc, điều trị HIV/AIDS; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng; duy trì việc khám, chữa bệnh qua Bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân HIV với kết quả 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có Thẻ Bảo hiểm Y tế được thanh toán.

Lê Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn