Chương trình giáo dục phổ thông mới: Được học Tiếng dân tộc thiểu số

Giáo dụcThứ Tư, 12/04/2017 15:55:00 +07:00

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh được lựa chọn học môn Tiếng dân tộc thiểu số.

Các môn học ở tiểu học

Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

Hinh anh Chuong trinh giao duc pho thong moi: Duoc hoc Tieng dan toc thieu so

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - trình bày dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tại buổi họp báo chiều 12/4. (Ảnh: Lưu Ly)

Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

Các môn học ở trung học cơ sở

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Video: Học sinh Nghệ An sáng tạo hệ thống tự động ngăn nước tràn vào nhà

Các môn học ở trung học phổ thông

Lớp 10

Dự thảo chương trình mới xác định lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp. Các môn học bao gồm:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Lớp 11 và lớp 12

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học tự chọn bắt buộc: Học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Nội dung giáo dục của địa phương

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đối với lớp 11 và lớp 12, nội dung giáo dục địa phương có thể được xây dựng thành chuyên đề học tập cho học sinh tự chọn.

Hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.

Môn học bắt buộc là môn học mà mọi học sinh đều phải học.

Môn học bắt buộc có phân hóa là môn học mà nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần (mô-đun), trong đó một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả học sinh, một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Môn học tự chọn là môn học không băt buộc, được học sinh tự nguyện lựa chọn, phù hợp với nguyện vọng, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Môn học tự chọn bắt buộc là môn học mà học sinh bắt buộc phải lựa chọn trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, lớp 12 theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.

Minh Đức
Bình luận
vtcnews.vn