Chương trình đặc biệt 'Muôn vàn tình thương yêu' chạm tới trái tim hàng triệu khán giả

Thời sựThứ Năm, 22/08/2019 00:19:00 +07:00

Chương trình "Muôn vàn tình thương yêu" được Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM và Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An sản xuất.

Chương trình Chính luận - Nghệ thuật "Muôn vàn tình thương yêu" được thực hiện tại 3 điểm cầu: Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (Trung tâm Phát thanh Quốc gia - 58 Quán Sứ - Hà Nội), Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) và Bến Nhà Rồng – một di tích đặc biệt của TP.HCM.

Đến dự cầu truyền hình – phát thanh trực tiếp tại 3 điểm cầu có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại diện bộ ban ngành Trung ương và địa phương.

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Ông Vương Đình Huệ, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ông Uông Chu Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Chương trình có sự tham dự của các Ủy viên Trung ương Đảng:

Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam

Ông Đào Việt Trung, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Ông Sơn Minh Thắng, Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương

Ông Điểu K'Ré, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Tham dự chương trình còn có sự có mặt của lãnh đạo các Ban bộ ngành Trung ương, Thủ đô Hà Nội, tỉnh thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang

Chương trình còn vinh dự được đón tiếp các vị khách quốc tế, Đại sứ Cuba tại Việt Nam Lianys Torres Rivera và đại diện một số Đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Muon van tinh thuong yeu 1

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam và các đại biểu dự chương trình tại điểm cầu Hà Nội.

Tại điểm cầu TPHCM, dự chương trình có:

Ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực thành ủy TP.HCM

Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM.

Bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM

Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu 7

Chương trình có sự hiện diện của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, các sở ban, ngành, đoàn thể TP.HCM cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân TP.HCM.

nha rong

 Lãnh đạo TP.HCM và Đài Tiếng nói Việt Nam cùng các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ tại khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Di tích bến Nhà Rồng.

Dự Chương trình tại điểm cầu Di tích Kim Liên có:

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Nghệ An

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Thiếu tướng Trần Võ Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 4

Đặc biệt chương trình được đón đoàn Ủy ban bảo vệ Cách mạng Cuba, do ông Carlos Rafael Miranda Martinez, Ủy viên BCH Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Cách mạng Cuba dẫn đầu.

Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, đại diện các ban ngành, đoàn thể, công chúng nhân dân huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

Xuyên suốt chương trình "Muôn vàn tình thương yêu" là những hồi ức, những câu chuyện kể, những tác phẩm âm nhạc, hoạt cảnh sân khấu khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh hết mực yêu nước, thương dân, yêu thương con người.

Người chăm lo xây dựng Đảng, tình đồng chí, sự đoàn kết, gương mẫu trong Đảng. Người yêu cầu “mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư… phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Phần chính luận là điểm nổi bật trong chương trình "Muôn vàn tình thương yêu"Nó được thể hiện rất rõ trong các tiểu phẩm kịch nói được trình diễn. Đây cũng là lần đầu tiên một chương trình cầu truyền hình ở Việt Nam có các tác phẩm kịch nói.

Trong chương trình "Muôn vàn tình thương yêu" có 3 tác phẩm kịch nói được thể hiện. Đầu tiên là vở kịch Đêm giao thừa, kể về lần Bác đến chúc Tết gia đình chị gánh nước thuê vào đêm 30 Tết. Vở kịch được xây dựng dưới sự hồi tưởng của bác Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Video: Vở kịch "Đêm giao thừa" được trình diễn trong chương trình "Muôn vàn tình thương yêu"

Vở kịch thứ hai mang tên Nỗi đau. Vở kịch diễn tả nỗi lòng của Bác khi quyết định bác giảm án, y án tử hình một phần tử tham nhũng được xét xử đầu tiên trong lịch sử Nhà nước mới, đó là Đại tá quân nhu Trần Dụ Châu.

Thông qua một trường hợp cụ thể, vở kịch nói lên nỗi âu lo, canh cánh của Bác trước việc cán bộ, đảng viên tha hóa biến chất.

vov_kich_3_ljlo 4

Hình ảnh trong vở kịch "Nỗi đau". 

Vở kịch thứ 3 được trình diễn là Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Vở kịch khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh hết mực yêu nước, thương dân, yêu thương con người. Bác chăm lo xây dựng Đảng, tình đồng chí, sự đoàn kết, gương mẫu trong Đảng.

Video: Vở kịch "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau"

Ông Trần Nhật Minh, Trưởng Ban Văn học - Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV6) – đơn vị chịu trách nhiệm phần kịch cho chương trình, chia sẻ: “Kịch là thế mạnh của VOV. Chúng tôi có riêng một chương trình sân khấu truyền thanh với lực lượng đông đảo cộng tác viên là các diễn viên của đoàn kịch Trung ương, địa phương với đầy đủ kinh nghiệm biểu diễn. Đây là điều kiện để chúng tôi tạo nên các vở kịch – một điểm mới so với các chương trình cầu truyền hình khác”.

Còn đạo diễn Tạ Tuấn Minh cho hay, để thực hiện 3 vở kịch trên, toàn bộ ê-kíp tập luyện ròng rã ngày 3 buổi trong suốt hơn 1 tháng trời. "Hình tượng Bác in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ, bởi vậy ê-kíp tìm hiểu rất kỹ để làm sao chuyển tải tinh thần của Bác một cách chuẩn xác nhất, tạo cảm xúc cho người xem" - đạo diễn Tạ Tuấn Minh nói.

Cùng với các tiểu phẩm kịch, phần chính luận trong chương trình còn được thể hiện rõ ở những phóng sự được phát. Đầu tiên là phóng sự Tình cảnh nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX nói về cuộc sống khốn khổ của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Các phong trào, khởi nghĩa được khởi xướng nhưng đều bị dập tắt.

Thấu hiểu cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân Việt Nam, ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng có một thanh niên tên là Văn Ba lên tàu làm phụ bếp. Con tàu rời bến cảng Nhà Rồng hướng đến phương Tây, trước hết là nước Pháp. Đó là hành trình đầu tiên trong quá trình tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Phóng sự Không có gì quý hơn độc lập, tự do nhấn mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam trải qua chặng đường đấu tranh đầy gian khổ để thoát khỏi xiềng xích của kẻ thù.

Tiếp đến là các phóng sự: Chỉnh đốn Đảng theo di chúc Bác Hồ, phóng sự Nghệ An sau 50 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phóng sự Kiên định theo di chúc của Bác, xây dựng TP.HCM ngày càng giàu đẹp.

Video: Phóng sự "Chỉnh đốn Đảng theo di chúc Bác Hồ"

Cùng với phần chính luận – nghệ thuật, nhiều tiết mục âm nhạc, văn nghệ đặc sắc hát về Bác, về Đảng, về đất nước cũng được thể hiện trong chương trình "Muôn vàn tình thương yêu". Đó đều là những tác phẩm kinh điển của nền âm nhạc Việt Nam như: Từ làng Sen, Lãnh tụ ca, Trông cây lại nhớ đến Người, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Miền Nam nhớ mãi ơn Người...

Trong đó, có những màn hợp xướng hùng tráng, thiết tha được các nghệ sĩ nổi tiếng cùng cất lên ở cả 3 điểm cầu Truyền hình – Phát thanh xuyên suốt chiều dài đất nước.

Một trong những tiết mục đặc biệt trong chương trình "Muôn vàn tình thương yêu" là ca sĩ Vũ Thắng Lợi thể hiện ca khúc 50 năm theo lời Bác dặn (Nhạc: Nhạc sĩ Đức Trịnh; Lời thơ: Nguyễn Thế Kỷ).

vov_50_nam_anh_vu_toan_onek 7

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi thể hiện ca khúc "50 năm theo lời Bác dặn".

vov_dang_duong_va_top_ca_nguoi_la_niem_tintat_thang_amzu 5

 Tại điểm cầu Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An), NSƯT Đăng Dương cùng tốp nữ thể hiện ca khúc "Người là niềm tin tất thắng".

Không chỉ nêu bật nỗ lực, thành tựu, bài học qua 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, Chương trình chính luận – nghệ thuật "Muôn vàn tình thương yêu" còn có cả “nốt trầm” khi nói đến những việc mà Đảng ta, nhân dân ta thực hiện chưa thật tốt, chưa toàn diện Di chúc của Bác, mong ước cháy bỏng của Bác. Đó là điều để mọi người cùng trăn trở, suy nghĩ, quyết tâm phấn đấu tốt hơn, cao hơn trong thời gian tới.

Chương trình Chính luận - Nghệ thuật "Muôn vàn tình thương yêu" do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp chỉ đạo; Nhà báo Trần Đăng Tuấn xây dựng kịch bản; Nhà báo - NSƯT Lê Thụy làm Tổng đạo diễn cùng sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Đoàn Ca múa Dân gian Nghệ An, Vũ đoàn Âu Cơ, Vũ đoàn Bạch Dương, Vũ đoàn Phương Việt, Dàn hợp xướng Người Sài Gòn….

Chương trình được Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM và Đài Phát thanh – truyền hình Nghệ An sản xuất.

Sau hơn 2 tiếng diễn ra, chương trình "Muôn vàn tình thương yêu" chạm tới trái tim của hàng triệu công chúng. Là một trong những người trực tiếp đến điểm cầu bến Nhà Rồng để xem chương trình, khán giả Quyền Quý (quận 12, TP.HCM) chia sẻ: "Đến với chương trình này, tôi có cảm giác rất tự hào. Là một người trẻ, tôi nghĩ mình cần phải học tập và rèn luyện nhiều hơn theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để có thể giúp đất nước phát triển mạnh hơn nữa".

Khán giả Hoàng Diệu Huyền Anh - SV chuyên ngành Báo chí của Cao đẳng phát thanh truyền hình lại đánh giá: "Tôi thấy chương trình được chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng. Những tiết mục được trình diễn giúp mọi người biết nhiều hơn về Di chúc và mong ước của Bác Hồ với giới trẻ hiện nay. Tôi hy vọng thông qua chương trình, tôi và nhiều người khác sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về Di chúc của Bác".

vov_nguoi_dan_nghe_an_2_tzld 6

Một khán giả chăm chú theo dõi chương trình "Muôn vàn tình thương yêu". 

Còn khán giả Huỳnh Ngọc Kính - Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh quận 8 (TP.HCM) chia sẻ: "Được tham dự chương trình là cơ hội để tôi nhớ lại tình thương yêu của Bác với dân tộc Việt Nam nói chung, trong đó có những người lính đã trở về đời thường như chúng tôi.

Từ đó, tôi và những đồng đội của mình sẽ trăn trở, tìm những hoạt động thiết thực hơn, thực hiện theo tấm gương của Bác để phục vụ công tác địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho".

Mai Mai
Bình luận
vtcnews.vn