Chưa đủ “sức đề kháng” thì đừng “hòa mạng” hôn nhân

Tổng hợpThứ Sáu, 02/12/2011 04:33:00 +07:00

Có thể nói trên đời này không có gì nghịch lý như tình yêu. Yêu nhau rồi mà không lấy được nhau thì đau khổ, thậm chí có người tự tử...

Có thể nói trên đời này không có gì nghịch lý như tình yêu. Yêu nhau rồi mà không lấy được nhau thì đau khổ, thậm chí có người tự tử nhưng khi lấy nhau rồi có khi lại muốn chia tay. Tuy nhiên, bên cạnh vô vàn những bất hạnh vẫn có những người tìm thấy hạnh phúc mĩ mãn trong tình yêu, trong đời sống vợ chồng. Vì sao vậy, phải chăng họ là những người có đủ “sức đề kháng” cần thiết dành cho hôn nhân. Và, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người ta cũng đã có những loại “vắc-xin” khá hữu hiệu dành cho những cặp vợ chồng trẻ, đó chính là những lớp học tiền hôn nhân…

 

 

Làm vợ, làm chồng cũng phải học ư?

Cô bạn tôi vừa làm đám cưới tháng trước, tháng sau đã chạy một mạch về nhà mẹ đẻ khóc rưng rức. Hỏi ra thì biết, anh chồng khi yêu thì dịu dàng, ngọt ngào, lấy về xong ăn nói hờ hững, cộc lốc. Đã vậy còn chả chịu làm việc nhà, việc gì cũng đến tay vợ. Cô mắng chồng thì bị mẹ chồng mắng lại, nào là làm vợ phải biết chăm sóc chồng. Ở đâu cái thói đàn bà con gái cứ chỉ tay vào mặt chồng mắng như mắng con… Ức quá, cô bỏ về nhà, biết thế chả lấy chồng nữa cho xong. Sao mà khổ thế hở giời.

Bạn tôi vốn dĩ cũng là một người phụ nữ hiện đại, xinh đẹp và giỏi giang. Năm học hết cấp 3, vì được giải nhì học sinh giỏi Văn cấp quốc gia nên được tuyển thẳng vào đại học. Tốt nghiệp đại học loại giỏi cô được giữ lại trường học thạc sĩ. Học xong, cô lại được trường cho sang Úc học tiến sĩ. Học xong về nhà, sự nghiệp đàng hoàng, con đường thăng tiến cứ thẳng băng. Ai cũng bảo, “Ngọc thế này thì kiểu gì chẳng lấy được một ông chồng thành đạt, ít ra cũng phải hơn vợ một cái… bằng”. Và quả thật, Ngọc lấy được một anh Tổng giám đốc của một công ty sách, gia đình giàu có, cơ bản, rất môn đăng hộ đối. Ai cũng trầm trồ, cả hai vợ chồng cùng thành đạt thế này kiểu gì gia đình chả hạnh phúc. Nhưng… kết quả là thế này đây.

Vốn là dân Văn sẵn tí mơ mộng nên khi cưới, Ngọc hay vẽ ra một tương lai đầy màu hồng. Nào là những bữa cơm quây quần bên chiếc khăn trải bàn trắng, có hoa hồng, có rượu vang; nào là những buổi cuối tuần cả hai vợ chồng lái xe ra ngoại ô; Nào là những khi đi làm mệt mỏi về nhà, chồng và vợ cùng vào bếp nấu nướng ríu rít… Cứ tự tin rằng vì cả hai cùng là những người hiện đại, hiểu biết thì sẽ điều khiển được cuộc sống hôn nhân của mình một cách tốt đẹp nhất nhưng hóa ra lại không phải vậy. Sau khi kết hôn, vì công việc bận rộn nên sau bữa cơm, anh chồng lại sà vào ôm khư khư chiếc máy tính. Những lúc vợ hỏi han, nói chuyện anh cũng ừ hữ cho qua, thậm chí còn chả buồn nhìn mặt vợ. Ngọc thấy vậy thì khó chịu ra mặt, vùng vằng đá thúng đụng nia.

Chỉ sau đám cưới một thời gian, từ một người dịu dàng, nhỏ nhẹ, ít nói Ngọc đâm ra thành một người nói nhiều, cáu bẳn. Cứ bữa nào bạn bè tụ tập là y như rằng, Ngọc thao thao bất tuyệt kể tội chồng và mẹ chồng. Bạn bè cứ trêu Ngọc là “công chúa ngủ trong rừng vừa tỉnh giấc sau tiếng chuông báo thức của hoàng tử”. Sau một thời gian bị “tra tấn” bởi những câu chuyện đau khổ của vợ chồng Ngọc, bạn bè bèn nghĩ ra cách phải đưa Ngọc đến lớp học tiền hôn nhân, bất chấp việc Ngọc cứ vùng vằng từ chối.

 Đi học để hiểu, thông cảm và chia sẻ

Tìm hiểu trên mạng mới thấy ở Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều trung tâm mở ra các lớp học tiền hôn nhân. Gọi là tiền hôn nhân nhưng đến trung tâm mới thấy ở đấy thành phần học viên rất đa dạng. Có cặp chuẩn bị cưới, nhưng cũng có cặp đã cưới nhau được 6 năm, có 2 mặt con mà vẫn gửi con cho ông bà để đi học như trường hợp cặp Hải - Bình ở Hoài Đức, Hà Nội. Nghe chị vợ tâm sự: “Hai vợ chồng cưới nhau được 6 năm, tuy chẳng có mâu thuẫn gì lớn lao nhưng cũng có lúc này lúc kia buồn bực vì không hiểu nhau nên đi học để hai vợ chồng hiểu và thông cảm cho nhau hơn”. Lại có cặp Trường - Dương ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, mỗi lần đi đi về về mất cũng ngót nghét hơn 100km để đến lớp học. Cả một tuần tham gia khóa học, ngày nào cả hai vợ chồng cũng đến tận 11 giờ đêm mới về đến nhà. Vất vả nhưng mà hai vợ chồng cảm thấy bõ công, bõ sức vì cảm thấy giải tỏa được nhiều suy nghĩ tiêu cực và luẩn quẩn trước đây.

Thạc sỹ Phan Bích Thủy

Nghe kể mấy cặp vợ chồng tích cực như vậy, Ngọc cũng xuôi xuôi nhưng chỉ khi gặp và nói chuyện với Thạc sĩ Phan Bích Thủy thì dường như Ngọc mới vỡ ra nhiều lẽ. Chị là một bác sĩ, một giảng viên, một chuyên gia về vấn đề sức khỏe sinh sản, giới và quyền. Chị cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và trợ giúp cho cộng đồng cũng như cá nhân, gia đình. Hiện chị Thủy là cố vấn cao cấp của tổ chức phi Chính phủ Foundatino, có nhiều kiến thức về tâm lí học, những hiểu biết rất sâu sắc về con người, về gia đình, về hạnh phúc và cuộc sống. Nhưng trước hết chị là một người có thể truyền cảm hứng sống cho người khác bằng chính những trải nghiệm của mình.

Làm cố vấn cao cấp cho Foundation, chị Thủy và gia đình đã từng có một cuộc sống và công việc rất thuận lợi ở Mỹ. Nhưng vì cuộc sống ở Mỹ cùng với công việc kiếm tiền đã lấy đi của hầu hết mọi người trong gia đình thời gian và cả những giây phút ở cạnh nhau. Vì vậy, chị quyết định đưa cả gia đình quay trở lại Việt Nam. Chị bảo, nếu không làm như vậy, có lẽ hạnh phúc gia đình cũng sẽ chẳng giữ được.

Trong lớp học của mình chị vẫn thường hỏi học viên, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Phần lớn mọi người đều trả lời đó là Gia đình. Nhưng khi chị hỏi lại: “vậy các bạn đã dành bao nhiêu thời gian và sự quan tâm cho nó?” thì hầu như đều giật mình nhận ra hình như mình đã dành cho nó quá ít. Theo chị Thủy, đa phần những học viên tìm đến các lớp tiền hôn nhân này đều là những người cấp tiến. Họ không nhất thiết là những người có học vị cao như vợ chồng Ngọc. Có những bạn mới chỉ là sinh viên, công nhân, có người tốt nghiệp Đại học, có người đang làm Giám đốc của công ty nào đó… Họ có thể rất giỏi chuyên môn nhưng chưa chắc đã giỏi các kỹ năng “giao tiếp trong hôn nhân”.

Một khóa học tiền hôn nhân thường có khoảng từ 4 đến 6 buổi. Trong đó mỗi buổi học sẽ mang một nội dung khác nhau. Chẳng hạn như: Hiểu tâm lý hai giới và các giai đoạn của cuộc sống lứa đôi; Sự ra đời của những đứa trẻ; Đời sống tình dục trong hôn nhân; Những giá trị trong cuộc sống hôn nhân; Giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Giảng viên của lớp học này đều là các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Họ không chỉ nói chuyện, tư vấn mà còn có nhiều buổi học trải nghiệm khá thú vị.

Chị Thủy chia sẻ, vấn đề mà các cặp vợ chồng hay gặp nhiều nhất hiện nay là vấn đề giao tiếp trong hôn nhân. Nghe xong Ngọc chợt giật mình nhớ ra, khi giao tiếp với học viên, đồng nghiệp… luôn luôn được khen là khéo léo, nhẹ nhàng nhưng cứ hễ về nhà là gắt gỏng, nhiều khi còn nói xoáy chồng làm anh ấy phải bỏ ra ngoài hút thuốc. Ngược lại chồng Ngọc hồi yêu nhau ăn nói dịu dàng, văn hoa bao nhiêu thì từ khi về sống với nhau nói năng cộc lốc, chả thèm nhìn vợ. Rồi nghe chị Thủy nói về ngôn ngữ không lời tiêu cực như cười khinh bỉ, lườm, nguýt, thở dài… Ngọc nhận ra là hình như ở nhà, vợ chồng cô sử dụng “loại ngôn ngữ” này hơi nhiều quá, rất dễ gây ra stress, trầm cảm cho vợ/ chồng.

Ngọc quyết định tham gia thử một buổi học ở lớp. Chị Thủy đưa cho Ngọc một tờ giấy và yêu cầu Ngọc viết một câu mà chồng từng nói khiến cô bị tổn thương, hoặc ngược lại một câu nào đó Ngọc nói làm chồng tổn thương. Sau đó cả lớp ngồi lại thảo luận xem cùng một nội dung ấy có những cách nói nào nhẹ nhàng hơn, vẫn đạt hiệu quả thông tin mà không khiến người kia phải buồn.

Trong các bài giảng của chị Thủy, Ngọc bật cười khi lần đầu tiên nghe giải thích mọi sự khác nhau về giới ở góc độ nhân chủng học. Chẳng hạn, vì sao mà đàn ông nói ít, nói chất lượng mà đàn bà nói nhiều, nói lòng vòng. Theo một nghiên cứu của Mỹ, một ngày trung bình một người đàn ông nói 7000 từ trong khi phụ nữ nói 20000 từ. Rồi sau khi làm các bài tập như vẽ tranh, trắc nghiệm…, Ngọc mới nhận ra rất nhiều kiến thức mà từ trước đến nay mình không bận tâm, không biết và tưởng nó không quan trọng. Do đó không hiểu và không biết thông cảm, chia sẻ với chồng.

Quan sát cả lớp học, Ngọc thấy đến đây không chỉ có các cặp đôi mà có rất nhiều chị em đến lớp một mình như mình. Trong đó, có bạn đã có chồng, có bạn chưa, có bạn vừa chia tay người yêu… nhưng họ đều rất cởi mở, chia sẻ và mong muốn học các kỹ năng sống giúp họ sống hòa hợp với chồng hơn. Thậm chí, trong lớp còn có Hạnh, đến lớp học để “giao tiếp” được với bà mẹ chồng nổi tiếng khó tính.

Trước đây khi bạn bè lôi Ngọc đến lớp học, Ngọc vẫn bĩu môi bảo, “hôn nhân là cả đời người, vài buổi học thì được cái gì?” nhưng chỉ sau một buổi đến lớp, nói chuyện với chị Thủy thấy Ngọc có vẻ trầm tư, suy nghĩ hẳn. Không biết lớp học có xoay chuyển được “cục diện” gia đình Ngọc không nhưng có vẻ như Ngọc đã nhận ra được điều gì đó và rất tâm đắc. Mấy cô bạn thân chúng tôi cứ tự nhủ với nhau, khi con người Ngọc thay đổi được suy nghĩ của bản thân mình thì chắc chắn hành động cũng sẽ thay đổi. Biết đâu mấy hôm nữa, người ta lại thấy vợ chồng Ngọc dắt tay nhau đi học cũng nên…

 

 

Chỉ là sinh viên, công nhân, có người tốt nghiệp Đại học, có người đang làm Giám đốc của công ty nào đó… Họ có thể rất giỏi chuyên môn nhưng chưa chắc đã giỏi các kỹ năng “giao tiếp trong hôn nhân”.

Một khóa học tiền hôn nhân thường có khoảng từ 4 đến 6 buổi. Trong đó mỗi buổi học sẽ mang một nội dung khác nhau. Chẳng hạn như: Hiểu tâm lý hai giới và các giai đoạn của cuộc sống lứa đôi; Sự ra đời của những đứa trẻ; Đời sống tình dục trong hôn nhân; Những giá trị trong cuộc sống hôn nhân; Giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Giảng viên của lớp học này đều là các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Họ không chỉ nói chuyện, tư vấn mà còn có nhiều buổi học trải nghiệm khá thú vị.

Chị Thủy chia sẻ, vấn đề mà các cặp vợ chồng hay gặp nhiều nhất hiện nay là vấn đề giao tiếp trong hôn nhân. Nghe xong Ngọc chợt giật mình nhớ ra, khi giao tiếp với học viên, đồng nghiệp… luôn luôn được khen là khéo léo, nhẹ nhàng nhưng cứ hễ về nhà là gắt gỏng, nhiều khi còn nói xoáy chồng làm anh ấy phải bỏ ra ngoài hút thuốc. Ngược lại chồng Ngọc hồi yêu nhau ăn nói dịu dàng, văn hoa bao nhiêu thì từ khi về sống với nhau nói năng cộc lốc, chả thèm nhìn vợ. Rồi nghe chị Thủy nói về ngôn ngữ không lời tiêu cực như cười khinh bỉ, lườm, nguýt, thở dài… Ngọc nhận ra là hình như ở nhà, vợ chồng cô sử dụng “loại ngôn ngữ” này hơi nhiều quá, rất dễ gây ra stress, trầm cảm cho vợ/ chồng.

Ngọc quyết định tham gia thử một buổi học ở lớp. Chị Thủy đưa cho Ngọc một tờ giấy và yêu cầu Ngọc viết một câu mà chồng từng nói khiến cô bị tổn thương, hoặc ngược lại một câu nào đó Ngọc nói làm chồng tổn thương. Sau đó cả lớp ngồi lại thảo luận xem cùng một nội dung ấy có những cách nói nào nhẹ nhàng hơn, vẫn đạt hiệu quả thông tin mà không khiến người kia phải buồn.

Trong các bài giảng của chị Thủy, Ngọc bật cười khi lần đầu tiên nghe giải thích mọi sự khác nhau về giới ở góc độ nhân chủng học. Chẳng hạn, vì sao mà đàn ông nói ít, nói chất lượng mà đàn bà nói nhiều, nói lòng vòng. Theo một nghiên cứu của Mỹ, một ngày trung bình một người đàn ông nói 7000 từ trong khi phụ nữ nói 20000 từ. Rồi sau khi làm các bài tập như vẽ tranh, trắc nghiệm…, Ngọc mới nhận ra rất nhiều kiến thức mà từ trước đến nay mình không bận tâm, không biết và tưởng nó không quan trọng. Do đó không hiểu và không biết thông cảm, chia sẻ với chồng.

Quan sát cả lớp học, Ngọc thấy đến đây không chỉ có các cặp đôi mà có rất nhiều chị em đến lớp một mình như mình. Trong đó, có bạn đã có chồng, có bạn chưa, có bạn vừa chia tay người yêu… nhưng họ đều rất cởi mở, chia sẻ và mong muốn học các kỹ năng sống giúp họ sống hòa hợp với chồng hơn. Thậm chí, trong lớp còn có Hạnh, đến lớp học để “giao tiếp” được với bà mẹ chồng nổi tiếng khó tính.

Trước đây khi bạn bè lôi Ngọc đến lớp học, Ngọc vẫn bĩu môi bảo, “hôn nhân là cả đời người, vài buổi học thì được cái gì?” nhưng chỉ sau một buổi đến lớp, nói chuyện với chị Thủy thấy Ngọc có vẻ trầm tư, suy nghĩ hẳn. Không biết lớp học có xoay chuyển được “cục diện” gia đình Ngọc không nhưng có vẻ như Ngọc đã nhận ra được điều gì đó và rất tâm đắc. Mấy cô bạn thân chúng tôi cứ tự nhủ với nhau, khi con người Ngọc thay đổi được suy nghĩ của bản thân mình thì chắc chắn hành động cũng sẽ thay đổi. Biết đâu mấy hôm nữa, người ta lại thấy vợ chồng Ngọc dắt tay nhau đi học cũng nên…

Minh Minh

Bình luận
vtcnews.vn