Chủ trương tuyển sinh ngành sư phạm năm 2018

Giáo dụcThứ Bảy, 28/04/2018 08:22:00 +07:00

Năm 2018, Bộ GD-ĐT đưa ra một số chủ trương trong tuyển sinh ngành sư phạm.

Chủ trương tuyển sinh sư phạm năm 2018 như sau:

- Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên trên cơ sở khảo sát, thống nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương trong toàn quốc.)

- Giữ quyền quy định và nâng cao ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để đảm bảo chất lượng đào tạo, quy định nâng ngưỡng xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT cao hơn so với các năm trước:

+ Đối với trình độ đại học: Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Các ngành sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

+ Đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp: Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Các ngành sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất (ngành cao đẳng), sư phạm Thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại  trung bình trở lên.

Video: Nhiều sinh viên sư phạm ra trường "chạy việc" cũng không được

- Các điểm mới của quy chế đều được tham vấn các chuyên gia giáo dục, lấy ý kiến của các cơ sở đào tạo, được trao đổi, tọa đàm trên các kênh thông tin truyền thông và trao đổi trực tiếp tới từng thí sinh tại các ngày hội tư vấn tuyển sinh. Các chính sách mới cũng được các trường phổ thông thông tin tới các học sinh đang học tại trường và được xã hội đồng thuận.

Cùng với việc tiến hành đồng thời một số giải pháp khác (quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo sư phạm, nâng chuẩn giảng viên, đổi mới chương trình nội dung phương pháp giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực sư phạm...).

Năm nay, chủ trương đổi mới tuyển sinh ngành Sư phạm đáp ứng nhu cầu chất lượng và tương quan cung cầu của đào tạo giáo viên.

Chủ trương trên có thể: 

- Giảm số học sinh ĐKXT vào sư phạm; thực tế tổng số nguyện vọng sư phạm đã giảm 29% và số nguyện vọng 1 giảm 27% so với 2017; - Các trường có thể gặp khó khăn để duy trì hoạt động, cần chi phí để đổi mới, đánh giá, cơ cấu lại...

- Đào tạo sẽ sát với quy mô sử dụng giáo viên, có khả năng thu hút các sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, dẫn đến giảm thiểu tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm.

- Khi biết chủ trương nâng chuẩn đầu vào, giảm chỉ tiêu mà thí sinh vẫn đăng ký vào sư phạm thì các thí sinh ĐKXT vào sư phạm năm nay có thể chất lượng hơn, thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề hơn.

- Thực tế, so với 2017, tốc độ giảm nguyện vọng (27-29%) vẫn thấp hơn tốc độ giảm chỉ tiêu (38%). Nếu xét ở tiêu chí tỷ lệ nguyện vọng/ chỉ tiêu thì tỷ lệ này của các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học vẫn ở vị trí trung bình trong các khối ngành (thứ 4/7 khối ngành). Như vậy, nguồn tuyển không quá thấp và chất lượng đầu vào sẽ được đảm bảo.

Lưu Ly
Bình luận
vtcnews.vn