Chủ tịch VinFast: Sẽ có 'thung lũng silicon' tại Việt Nam

Kinh tếThứ Năm, 09/05/2019 12:08:00 +07:00

Vingroup xác định công nghệ là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất, thậm chí là duy nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Thông tin được bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch công ty VinFast chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sáng 9/5, tại Hà Nội.

Bà Thuỷ nói: “Hiện nay công nghệ là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất, thậm chí là duy nhất  cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Xác định đây là tương lai của mình, Vingroup đã chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sáng công nghệ thông qua việc sản xuất ôtô, xe máy và điện thoại thông minh”.

Thuy

 Bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

Theo người đứng đầu VinFast, với mục tiêu hướng tới trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực trong những năm tới, Vingoup đang phát triển với 3 trụ cột chính là “công nghệ”, “công nghiệp” và “thương mại dịch vụ”.

Vẫn theo bà Thuỷ, xác định rõ hướng đi nên chỉ sau 8 tháng chuyển đổi số, Vingoup đã đạt được nhiều kết quả ở hầu hết các mảng kinh doanh. 

“Vingroup thành lập khối VinTech, VinFast, VinSmart cùng nhiều công ty công nghệ con khác. Dự án VinTech City sẽ hướng đến trở thành thung lũng silicon tại Việt Nam, ươm mầm cho các công ty công nghệ mới thành lập”, bà Thuỷ nói.

Bên cạnh đó, Vingoup cũng hợp tác với những tập đoàn hàng đầu thế giới để học hỏi và chuyển giao công nghệ sản xuất trong thời gian ngắn.

Vingroup chú trọng vào việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng lâu dài qua xây dừng dự án đào tạo và đại học VinUni.

Ngoài ra, Vingruop cũng hướng đến việc tiếp cận thị trường các nước có nền công nghệ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc… để mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, là sự kiện khởi đầu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, với khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ, sớm hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển.

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng: công nghệ sẽ đưa Việt Nam ra thế giới

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết, tăng năng suất lao động, phát triển nhanh, bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình... là câu hỏi đặt ra cho Việt Nam hiện nay với khát vọng về một đất nước hùng cường, phát triển.

“Việt Nam là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ đi ra toàn cầu, giải các bài toán toàn cầu. Sử dụng công nghệ nhân loại sẽ đưa Việt Nam ra thế giới", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Hung

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông.  

Theo ông Hùng, đây là lần đầu tổ chức diễn đàn công nghệ mang tầm cỡ quốc gia, bàn về tương lai phát triển của Việt Nam. Slogan "Make in Việt Nam" chính là chiến lược tạo ra điều đó.

"Make in Vietnam" là một cách gọi sáng tạo, muốn nói đến sự sáng tạo, thiết kế và sản xuất đều thực hiện tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu

"Nếu chúng ta chỉ lắp ráp thì không thể giải bài toán năng suất lao động. Công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng", Bộ trưởng nói.

* Ông Nguyễn Đức Chung: Công nghệ thông minh giúp bộ máy hoạt động trơn tru

Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho rằng trong cuộc cách mạnh khoa học công nghệ lần thứ 4, mỗi địa phương phải tìm ra những giải pháp công nghệ thông minh để nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề vận hành bộ máy.

Chu tich Chung 3

Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.  

"Những năm qua, Hà Nội đã tập trung vào xây dựng mối liên hệ giữa các cơ quan ban ngành, ứng dụng số hoá giúp tiết kiệm thời gian, chí phi và nâng cao hiệu quả làm việc với nhân dân và doanh nghiệp. Hà Nội hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến với mọi người, ở bất kỳ đâu", ông Chung nói.

Vẫn theo người đứng đầu TP.Hà Nội, trong 3 năm qua, kế hoạch xây dựng chính phủ điện tử của thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành phố đã thúc đẩy tiềm năng công nghệ qua nhiều cách như chuyển toàn bộ đầu tư công sang thuê dịch vụ số, huy động mọi nguồn lực từ doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ, tích hợp và khai thác các dịch vụ số, ứng dụng tối đa các văn bản điện tử…

*Ông Eric Sidgwick - giám đốc ADB tại Việt Nam: Việt Nam sẵn sàng đón đầu kinh tế số

Theo ông Eric Sidgwick, khảo sát về tính sẵn sàng cho cách mạng công nghệ 4.0 của ADB cho thấy, Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Idia, Thailand, Singapore...

ADB 4

Ông Eric Sidgwick - giám đốc ADB tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, Việt Nam lại đang có sự dịch chuyển mạnh, hướng đến nhóm các nước trong nhóm sẵn sàng đón đầu kinh tế số.

"Việt Nam đạt mức tương đối tốt so với 100 quốc gia được đánh giá theo 59 tiêu chí, xếp hạng thấp nhất của Việt Nam rơi vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực. Việt Nam cũn gđang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước trong nhóm sẵn sàng đón đầu kinh tế số", ông Eric Sidgwick nói.

Hoàng Hưng
Bình luận
vtcnews.vn