Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: 'Không thể 1% cán bộ yếu kém'

Thời sựThứ Ba, 03/12/2013 07:20:00 +07:00

(VTC News) – Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, con số cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ phải lớn hơn nhiều, chứ không phải chỉ có 1% như Bộ trưởng Nội vụ nói.

(VTC News) - Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, con số cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ phải lớn hơn nhiều, chứ không phải chỉ có 1% như Bộ trưởng Nội vụ khẳng định.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định như trên trong buổi tiếp xúc với cử tri Q.3, TP.HCM vào chiều ngày 2/12, ngay sau khi kỳ họp lần thứ 6 – Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc.

Cử tri Lâm Ngọc Mạnh nêu vấn đề: Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ làm công tác cán bộ rất chặt chẽ. Như vậy, tại sao tham nhũng lại có thể vẫn tồn tại một cách ung dung trong bộ máy? Lợi ích nhóm là những ai? Nguồn gốc sinh ra và cách khắc phục, biện pháp đối phó của Đảng, Nhà nước đối với lợi ích nhóm.

Cử tri Q.3 phát biểu những vấn đề bức xúc liên quan đến cuộc sống hằng ngày với đại biểu Quốc hội TP.HCM (ảnh: N.D) 

Về vấn đề Bộ trưởng Bộ Nội vụ kết luận trước Quốc hội: Chỉ 1% cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, cử tri Nguyễn Hữu Châu bày tỏ nghi ngờ rằng: “Nếu như Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói như vậy thì 99% cán bộ làm được việc. Như thế thì tại sao Trung ương lại phải kết luận rằng "một bộ phận không nhỏ đang đe dọa đến sự tồn vong của chế độ". 

Con số 1% như Bộ trưởng nói là đúng, hay 30% cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là đúng?”

Các cử tri của Q.3, TP.HCM cũng nêu lên nhiều vấn đề gây bức xúc trong nhân dân như: Việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của các đơn vị sản xuất, tình hình mất an ninh trật tự tại địa phương nơi cư trú, tình hình bội chi ngân sách…

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – thành viên tổ đại biểu Quốc hội số 1, đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM khẳng định: “Bên cạnh những việc đã làm được, thì công cuộc phòng chống tham nhũng còn rất nhiều việc chưa làm được”.

cử tri, Q.3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các cử tri Q.3, TP.HCM (ảnh: N.D) 

Chủ tịch nước cho rằng: Cán bộ, công chức quan trọng nhất là phải nói đúng sự thật, mà nói là phải làm, chứ không được phát biểu lạc lõng, không đúng sự thật.

Theo Chủ tịch nước, để phòng chống tham nhũng được tốt, trước hết phải làm tốt Nghị quyết Trung ương 4.

“Nói thẳng, nói thật, công khai, minh bạch. Bởi lẽ úp mở là nguyên nhân quan trọng chứa chấp tham nhũng và tiêu cực, ung nhọt của Đảng, Nhà nước và cả xã hội. Chúng tôi phải đấu tranh, nhưng trách nhiệm nặng nề hơn các đồng chí, khi cần phạt phải phạt mạnh hơn các đồng chí. Chúng tôi sẵn sàng nhận những hình phạt đó. Không có gì phải né tránh.” – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thẳng thắn nêu.

Đối với câu hỏi lợi ích nhóm của cử tri, Chủ tịch nước giải thích: Lợi ích nhóm là những lợi ích đi ngược lại, mâu thuẫn với lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của quốc gia, và cần phải quyết tâm bài trừ.

Chủ tịch

 

Con số 1% là đâu có lớn, mà Đảng lại gọi là ‘một bộ phận không nhỏ’ được. Tôi không biết vị Bộ trưởng đó lấy căn cứ ở đâu ra. Khi nào gặp tôi sẽ hỏi lại việc này.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
 
nước khẳng định: Thái độ của lãnh đạo cấp cao là phải quan tâm, chỉ đạo bài trừ vấn đề này cho tốt. Nếu không có chuyển biến thì lãnh đạo cấp cao phải chịu trách nhiệm, không né tránh được.

Về vấn đề 1% hay 30% cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, Chủ tịch nước cũng không tin rằng con số 1% là chính xác. Bởi lẽ, theo Chủ tịch nước, nếu với con số 1% thì Đảng không cần phải sinh ra Nghị quyết Trung ương 4 để làm gì cả.

“Con số 1% là đâu có lớn, mà Đảng lại gọi là ‘một bộ phận không nhỏ’ được. Tôi không biết vị Bộ trưởng đó lấy căn cứ ở đâu ra. Khi nào gặp tôi sẽ hỏi lại việc này. “ – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đối với việc bản Hiến pháp mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 không được 100% số đại biểu Quốc hội tán thành, Chủ tịch nước lí giải: Đó là một kết quả cực kì cao, nếu so sánh với nhiều nước khác khi thông qua Hiến pháp.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Cần phải tôn trọng nhiều ý kiến khác nhau, để đạo luật ban ra được bền vững, lâu dài. Tránh trường hợp tán thành 100% ở hội trường, nhưng bước ra khỏi cửa thì lại có ý kiến khác thì không nên.

Việt Dũng

Bình luận
vtcnews.vn