Chủ đề 'nóng' Biển Đông vào đề thi Địa lý 2013

Giáo dụcThứ Ba, 09/07/2013 10:58:00 +07:00

(VTC News)- Đề thi môn Địa lý được đánh giá mang nhiều tính thời sự khi lồng ghép được vấn đề 'nóng' Biển Đông khiến sĩ tử thích thú.

(VTC News)- Đề thi môn Địa lý được đánh giá mang nhiều tính thời sự khi lồng ghép được vấn đề 'nóng' Biển Đông khiến sĩ tử thích thú.


VTC News sẽ cập nhật đề thi và gợi ý đáp án của các môn thi khối C, D năm 2013.

Cũng như các kỳ thi trước đó, chủ đề về biển đảo lại tiếp tục đưa vào đề thi môn Địa lý trong kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013. Đối với câu hỏi này, nhiều thí sinh tỏ ra rất thích thú vì được đưa vào bài làm những kiến thức thực tế và các thông tin thời sự vào bài làm của mình.

Cụ thể nội dung biển đảo được nêu ra trong đề thi như sau:

Trình bày khái quát về biển Đông và nêu những thiên tai của vùng biển (phần 1 của câu 1).

Ý nghĩa chiến lược của đảo và biển đảo đối với an ninh, kinh tế Việt Nam (phần 2 của câu 2).

Đề thi Địa lý khối C năm 2013 

Đề thi môn Toán khối B

Đề Toán khối B năm 2013 
TS Lê Thống Nhất nhận xét đề thi Toán khối B kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013

Về cấu trúc thì đề khối B tương tự đề khối A, tuy nhiên ở một số câu có nhẹ hơn khối A. Đối với các bạn  thi khối B hì câu 6 là quá khó.

Về Hình học : Dù chọn phần nào các bạn đều phải giải quyết 3 bài toán đã có đường lối giải, chỉ cần nắm cách giải và tính toán cẩn thận là giải quyết được.

Về Giải tích :

Câu 1a là bình thường, nhưng để làm câu 1b mà tính toạ độ hai điểm cực trị rồi viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm có toạ độ này, các bạn sẽ “thi công” rất mất thì giờ. Với câu này hay quên đặt điều kiện cho đồ thị có 2 điểm cực trị. Cách giải quyết tốt nhất là sau khi đặt điều kiện này, các bạn gọi u là toạ độ điểm chức trị nào đó thì f’(u)=0. Thực hiện phép chia f(x) cho f’(x) sẽ được thương là q(x) và dư r(x). Khi đó : y = f(x) = f’(x).q(x) + r(x). Do đó : f(u) = r(u) nên phương trình đường thẳng qua 2 điểm cực trị sẽ là y = r(x). Từ đó các bạn giải dễ dàng hơn.

Câu 4 là một tích phân dễ dàng tính bằng cách đổi biến u bằng biểu thức dưới căn.

Câu 9a việc tìm xác  suất lấy một viên bi đỏ (bi trắng) từ mỗi hộp là đơn giản. Tuy nhiên các bạn sẽ dễ bị sai lầm  khi đem cộng 2 xác suất với nhau.

Về Đại số - Lượng giác :
    
Câu 2 là phương trình lượng giác khá đơn giản nếu nhớ công thức góc nhân đôi để đưa về phương trình : sin5x + co2x = 0. Sau đó đưa phương trình về dạng tích hoặc phương trình cơ bản : sinu = sinv hoặc cosu = cosv.

Câu 3 là hệ phương trình dễ hơn câu 3 đề khối A. Chỉ cần viết phương trình đầu về dạng bậc 2 đối với x các bạn sẽ thấy biệt thức của x rất đẹp và x tính qua y (bậc nhất). Dùng phép thế thay vào phương trình dưới là các bạn giải phương trình vô tỷ để tìm ra y và sau đó ra x. Tuy nhiên nếu các bạn không nhìn ra phương trình đầu “đặc biệt” thì cũng sẽ khó định hướng giải. Nếu “lao” vào phương trình sau, có căn thức như đề khối A thì các bạn sẽ bế tắc.

Câu 9b chỉ cần đưa các logarit về cùng cơ số 3 và mũ hoá phương trình này sẽ dẫn đến hệ phương trình có thể khử số hạng x bậc 2 và giải tiếp dễ dàng.

Câu 6 là câu sẽ rất khó với các bạn khối B (kể cả khối A). Đến thời điểm này (sau 15’) mình vẫn chưa giải xong !

Nhìn chung : Đề khối B nhẹ hơn đề khối A . Với đề này, nếu không chọn đúng phương pháp tối ưu thì các bạn sẽ rất mất thời gian tính toán và thậm chí bế tắc.

Với đề này với khối B điểm 10 sẽ rất hiếm, các bạn học khá vẫn có thể đạt 8,9 điểm. Số học sinh đạt điểm trung bình sẽ lớn nhất.

Đề thi môn Toán khối D

Đề Toán khối D năm 2013 

TS Lê Thống Nhất nhận xét về đề toán khối D kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013.

Với các bạn khối D, câu 6 là câu khó nhất và sẽ rất ít bạn làm được, bởi vậy sự “thắng – thua” sẽ không phụ thuộc vào câu này.

Cấu trúc đề khá giống với khối A, khối B tuy nhiên mức độ có nhẹ hơn.

Cũng như đề thi khối A, khối B phần Hình học có 3 là các bài toán đã có đường lối giải rõ ràng, chỉ còn phụ thuộc vào kỹ năng tính toán của các bạn.

Phần Giải tích :

Câu 1a là cơ bản và câu 1b dễ hơn khối B vì để tím điều kiện cho đường thẳng cắt đồ thị tại 3 điểm phân biệt , các bạn sẽ “gặp may” khi phương trình bậc 3 nhận được viết ngay về dạng tích luôn có nghiệm x = 0, chỉ cần tì điều kiện để thừa số bậc 2 có 2 nghiệm phân biệt khác 0 là xong. Tuy nhiên nhiều bạn sẽ quên điều kiện nghiệm của thừa số này khác 0.

Câu 4 là một tích phân quen thuộc, sau khi chia tử cho mẫu các bạn chỉ cần lưu ý vi phân của mẫu chính là 2x.dx là xong (đổi biến = bằng biểu thức ở mẫu).

Câu 9a về số phức các bạn sẽ từ điều kiện đã cho để tìm z, sau đó tìm số phức liên hợp với z (nếu không nhớ ký hiệu số phức liên hợp thì chắc bó tay) và từ đó tìm được w để tính modul w.

Câu 9b chỉ cần lập bảng biến thiên của hàm số trên [0;2] là xong.

Phần Đại số - Lượng giác :

Câu 2 là phương trình lượn giác chỉ cần nhớ công thức  đưa sin3x – sin x về dạng tích là có ngay thừa số cos2x và phương trình đưa về dạng tích. Các bạn cũng có thể đưa tất cả các số hạng về sin x để đặt ẩn phụ u = sin x.

Câu 3 là phương trình mà các các logarit có thể đưa về cùng một cơ số 2. Từ đó các bạn đưa phương trình về chỉ có một số hạng logarit và mũ hoá để khử logarrit là coi như xong.

Câu 6 là hơi quá sức với các bạn khối D vì mình sau 15 phút vẫn chưa giải xong.

Tóm lại : Đề khối D có nhẹ hơn đề khối A và khối B, đề thi bám sát chương trình phổ thông. Câu 6 càng khó bao nhiêu thì các bạn càng “vui” bấy nhiêu vì câu này không phải câu để “đọ” xem ai đỗ, ai trượt. Ai không làm được cũng đừng buồn gì để thi môn sau tốt hơn !

Cũng rất hiếm điểm 10 nhưng điểm 8 hay 9 không phải là khó quá với các bạn học sinh khá, giỏi. Nếu bạn tính ra mà được 7 điểm thì cũng nên vui thực sự.


PV

Bình luận
vtcnews.vn