Quản lý thuế thương mại điện tử là thách thức song không thể không làm

Chính sách thuế và cuộc sốngThứ Tư, 09/12/2015 11:18:00 +07:00

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay: Việc quản lý thuế thương mại điện tử là một thách thức đổi với ngành Thuế hiện nay song không thể không làm.

(VTC News) - Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay: Việc quản lý thuế là một thách thức đổi với ngành Thuế hiện nay song không thể không làm.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Quang Tiến - Phó trưởng Ban cải cách và Hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) thì Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ, hiện nay có tới hơn 40% dân số (trong tổng số hơn 90 triệu) sử dụng internet, điều này cho thấy tiềm năng phát triển các dịch vụ số, dịch vụ điện tử là rất lớn. Hiện nay những giao dịch điện tử, các phương thức thương mại điện tử rất đa dạng và phong phú. Những sản phẩm số, quảng cáo trực tuyến đều đã phát triển tại Việt Nam. Điều này đã đặt ra những thách thức đối với cơ quan thuế hiện nay.
Tính đến hết tháng 10/2015, cả nước đã có 457.504 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin Tổng cục Thuế, đạt trên 90% doanh nghiệp đang hoạt động.
Tính đến hết tháng 10/2015, cả nước đã có 457.504 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin Tổng cục Thuế, đạt trên 90% doanh nghiệp đang hoạt động. 

Một ví dụ rất điển hình thời gian qua, đó là việc quảng cáo trực tuyến thông qua trò trơi điện tử của Nguyễn Hà Đông; hoặc có trường hợp khác, chỉ trong một thời gian ngắn kinh doanh tiền kỹ thuật số (tiền ảo) trên mạng, đã mang về doanh thu lên đến gần 170 tỷ đồng.

"Thực tế trên đã tạo ra sức ép đối với cơ quan thuế. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải quản lý thu thuế các dịch vụ này như thế nào? Trong khi nền tảng pháp lý chưa công nhận tiền ảo là một loại tài sản, nhưng phương thức hoạt động, kinh doanh lại là ngành nghề mà pháp luật không cấm. Vì thế cơ quan thuế rất khó khăn để quản lý. Tuy là khó, nhưng ngành Thuế không thể không quản lý", ông Tiến nói.

Được biết, để giải quyết các khó khăn tồn đọng, ngành thuế đã có những bước chuẩn bị, đi vào nghiên cứu từ năm 2012 nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ.

Cụ thể, Tổng cục Thuế sẽ tham mưu cho Bộ Tài chính, các cấp có thẩm quyền có liên quan xem xét, rà soát lại các hoạt động về thương mại điện tử; có những đề xuất, sửa đổi chính sách về thuế; qua rà soát, chúng tôi sẽ phân loại theo từng hoạt động và sẽ có chuyên gia để theo dõi sát những hoạt động như vậy, từ đó có cách thức quản lý thuế phù hợp.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế sẽ bố trí lực lượng cán bộ chuyên trách có đủ trình độ, năng lực để theo dõi, quản lý đối tượng này.

"Tuy nhiên, để có đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được nhiệm vụ này thì cần phải có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thuế, kiến thức về công nghệ thông tin cũng như ngoại ngữ", ông Tri cho hay.

Được biết, với nỗ lực của ngành thuế, tính đến hết tháng 10/2015, cả nước đã có 457.504 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin Tổng cục Thuế, đạt trên 90% doanh nghiệp đang hoạt động.

Trong đó, có một số cục thuế đạt kế hoạch 90% số doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ như: Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An, Bắc Ninh...

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp khai thuế điện tử cũng được cơ quan Thuế triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, với tỷ lệ đạt gần 99%, tương đương trên 506.000 doanh nghiệp; trong đó, có một số cục thuế đạt tỷ lệ cao như: Cục Thuế TP. Đà Nẵng (đạt 100%), Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. HCM đều đạt 99%.

Theo Tổng cục Thuế, trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 36a/2015/NQ-CP ngày 14-10-2015 về Chính phủ điện tử, Tổng cục Thuế đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thuế.

Theo đó, sẽ thực hiện hóa đơn điện tử; Nộp lệ phí trước bạ, thuế từ chuyển nhượng BĐS, thuế từ hoạt động cho thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình qua mạng Internet; Kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan quản lý đất đai.

Thùy Minh (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn