Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn phóng viên chiến trường

Thời sựThứ Tư, 15/04/2015 07:22:00 +07:00

Dưới ống kính của bốn cựu phóng viên chiến trường, cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện lên đầy khốc liệt và chân thực.

Chiều 14/4, tại Trung tâm văn hóa Pháp L’espace (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã khai mạc triển lãm ảnh ‘Phóng viên chiến trường’, Triển lãm giới thiệu đến công chúng 40 bức ảnh được 4 cựu phóng viên chiến trường chụp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Chiều 14/4, tại Trung tâm văn hóa Pháp L’espace (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã khai mạc triển lãm ảnh ‘Phóng viên chiến trường’, Triển lãm giới thiệu đến công chúng 40 bức ảnh được 4 cựu phóng viên chiến trường chụp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

4 cựu phóng viên chiến trường bao gồm: Nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành - cựu phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam, Đoàn Công Tính là cựu phóng viên báo Quân đội nhân dân, Mai Nam - cựu phóng viên báo Tiền Phong và Hứa Kiểm - cựu phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam.

4 cựu phóng viên chiến trường bao gồm: Nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành - cựu phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam, Đoàn Công Tính là cựu phóng viên báo Quân đội nhân dân, Mai Nam - cựu phóng viên báo Tiền Phong và Hứa Kiểm - cựu phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam.

Triển lãm ảnh ‘Phóng viên chiến trường’ đã từng là sự kiện nổi bật ở Liên hoan quốc tế về Báo ảnh ‘Visa pour 1’image’ ở Perpignan (Pháp). Phóng viên Patrick Chauvel chính là người đã khởi xướng dự án này và cũng chính ông đã tìm lại được những con người ấy, những hình ảnh sẽ đem lại cho công chúng một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Triển lãm ảnh ‘Phóng viên chiến trường’ đã từng là sự kiện nổi bật ở Liên hoan quốc tế về Báo ảnh ‘Visa pour 1’image’ ở Perpignan (Pháp). Phóng viên Patrick Chauvel chính là người đã khởi xướng dự án này và cũng chính ông đã tìm lại được những con người ấy, những hình ảnh sẽ đem lại cho công chúng một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Hơn 40 tác phẩm chọn lọc của các tác giả đã ghi lại những năm tháng kháng chiến hào hùng của dân tộc, những chiến tích, kỷ niệm về chiến trường Việt Nam.

Hơn 40 tác phẩm chọn lọc của các tác giả đã ghi lại những năm tháng kháng chiến hào hùng của dân tộc, những chiến tích, kỷ niệm về chiến trường Việt Nam.

Trong ảnh, cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính đang trả lời báo chí về ý nghĩa của những bức ảnh lịch sử được ghi lại trong cuộc chiến giải phóng đất nước.

Trong ảnh, cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính đang trả lời báo chí về ý nghĩa của những bức ảnh lịch sử được ghi lại trong cuộc chiến giải phóng đất nước.

Triển lãm ảnh ‘Phóng viên chiến trường’ được mở cửa miễn phí và sẽ kéo dài đến hết ngày 10/5

Triển lãm ảnh ‘Phóng viên chiến trường’ được mở cửa miễn phí và sẽ kéo dài đến hết ngày 10/5

Dưới đây là một số bức ảnh do các phóng viên chiến trường miền Bắc chụp và được trưng bày trong cuộc triển lãm.

Dưới đây là một số bức ảnh do các phóng viên chiến trường miền Bắc chụp và được trưng bày trong cuộc triển lãm.

Mỹ ném bom xuống ga Hải Phòng năm 1972 (Ảnh: Mai Nam, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Mỹ ném bom xuống ga Hải Phòng năm 1972 (Ảnh: Mai Nam, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Đội dân quân pháo binh xã Trung Giang – Gio Linh bao vây quân Nam Việt Nam cố thủ trong thành phố Cồn Tiên. Chị Lan, bên phải ảnh, là đội trưởng. Chị hy sinh trong cuộc chiến năm 1972. (Ảnh: Đoàn Công Tính, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Đội dân quân pháo binh xã Trung Giang – Gio Linh bao vây quân Nam Việt Nam cố thủ trong thành phố Cồn Tiên. Chị Lan, bên phải ảnh, là đội trưởng. Chị hy sinh trong cuộc chiến năm 1972. (Ảnh: Đoàn Công Tính, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Tham mưu Carl Herbert, phi công lái máy bay F4E, số quân nhân 4286427770, sinh ngày 2 tháng Hai 1936, tại Missisipi, bị bắt tại tỉnh Hòa Bình ngày 27 tháng Mười hai 1972. (Ảnh: Chu Chí Thành, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Tham mưu Carl Herbert, phi công lái máy bay F4E, số quân nhân 4286427770, sinh ngày 2 tháng Hai 1936, tại Missisipi, bị bắt tại tỉnh Hòa Bình ngày 27 tháng Mười hai 1972. (Ảnh: Chu Chí Thành, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Jane Fonda chứng kiến thành phố Nam Định bị máy bay ném bom phá hủy năm 1972.(Ảnh Chu Chí Thành, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Jane Fonda chứng kiến thành phố Nam Định bị máy bay ném bom phá hủy năm 1972.(Ảnh Chu Chí Thành, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Sau khi các hiệp định được ký kết ngày 27 tháng Giêng 1973 tại Paris, đợt trao đổi tù binh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam đã diễn ra vào mùa xuân 1973 gần sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, ngày 9 tháng Ba 1973. Tù binh Bắc Việt được quân đội miền Nam trao trả tự do chạy về phía đồng đội của họ. Phía sau họ, người ta thấy những lá cờ miền Nam Việt Nam. (Ảnh Chu Chí Thành, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Sau khi các hiệp định được ký kết ngày 27 tháng Giêng 1973 tại Paris, đợt trao đổi tù binh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam đã diễn ra vào mùa xuân 1973 gần sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, ngày 9 tháng Ba 1973. Tù binh Bắc Việt được quân đội miền Nam trao trả tự do chạy về phía đồng đội của họ. Phía sau họ, người ta thấy những lá cờ miền Nam Việt Nam. (Ảnh Chu Chí Thành, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)

Ngày 30 tháng Tư 1975, các chiến sĩ lái xe tăng Bắc Việt Nam chiếm Dinh Tổng thống Sài Gòn. Người cầm cờ là Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Trung đoàn tăng thiết giáp 202. (Ảnh Hứu Kiểm, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên) (Thực hiện: Việt Linh)

Ngày 30 tháng Tư 1975, các chiến sĩ lái xe tăng Bắc Việt Nam chiếm Dinh Tổng thống Sài Gòn. Người cầm cờ là Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Trung đoàn tăng thiết giáp 202. (Ảnh Hứu Kiểm, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên) (Thực hiện: Việt Linh)

Bình luận
vtcnews.vn