Chiến cơ Trung Quốc áp sát, Nhật Bản lên tiếng phản đối

Thế giớiThứ Hai, 26/05/2014 04:11:00 +07:00

(VTC News) - Nhật Bản tuyên bố chính thức phản đối sau vụ chiến cơ Trung Quốc áp sát máy bay lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

(VTC News) - Nhật Bản tuyên bố chính thức phản đối sau vụ chiến cơ Trung Quốc áp sát máy bay lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Esihide Suga đã tuyên bố phản đối tại cuộc họp báo ở Tokyo sau sự cố của máy bay lực lượng phòng vệ Nhật Bản với máy bay chiến đấu không quân Trung Quốc ngày 24/5.

Ông kêu gọi phía Trung Quốc có trách nhiệm, kiềm chế và nói Thủ tướng Shinzo Abe đã tổ chức một cuộc gặp đặc biệt với người đứng đầu Bộ Quốc phòng Itsunori Onodera để thảo luận về vụ việc này.
Tàu hải giám Trung Quốc chạm trán tàu tuần duyên Nhật Bản ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ngày 24/5, máy bay Su-27 Trung Quốc đã tiếp cận ở khoảng cách khoảng 50 mét với máy bay chống hạm Lockheed OP- 3S của Nhật Bản.

Một giờ sau, máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc bay cách máy bay tình báo điện tử Nhật Bản khoảng 30m. Sự việc xảy ra trong khu vực cấm bay mà Bắc Kinh đã đơn phương lập ra vào cuối năm ngoái.

Trước đó, ngày 20/5, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin 350 binh sĩ Nhật Bản được triển khai tới 3 hòn đảo gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.

Video Nhật Bản thiết lập tiền đồn quân sự ở gần Senkaku

Tờ báo của Hongkong nói việc thiết lập các căn cứ quân sự mới ở các hòn đảo xa xôi là nỗ lực củng cố quốc phòng trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh của Tokyo.

Theo báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, 350 binh sĩ được triển khai ở các hòn đảo phía Tây Nam nước này, rất gần quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư trong các tuyên bố chủ quyền của phía Trung Quốc.

Ngoại trừ đảo chính Okinawa, Lực lượng tự vệ mặt đất Nhật Bản không có căn cứ nào trong chuỗi các đảo kéo dài từ Kyushu đến phía Đài Loan. Đây cũng là khu vực bị hạn chế về các lực lượng không quân của Nhật Bản.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nói việc thiếu hụt sự hiện diện quân sự tại các khu vực này có thể khiến Nhật Bản 'dễ bị tổn thương trước lập trường cứng rắn từ phía Bắc Kinh'.

Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn