Chiêm ngưỡng cầu ngói 240 tuổi cực quý hiếm ở Huế trước cuộc 'đại phẫu'

Thời sựThứ Sáu, 02/09/2016 11:00:00 +07:00

Tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có quyết định trùng tu lại cầu ngói Thanh Toàn  - một trong những cây cầu ngói cổ và hiếm có ở Việt Nam với tổng số tiền đầu tư trên 13 tỷ đồng.

Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu được làm bằng gỗ, hình võng, dựng theo lối “thượng gia, hạ kiều” (trên là cầu dưới là nhà – PV). Cây cầu bắc qua con mương ở làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Theo tìm hiểu, cây cầu nói trên được làm vào năm 1776  với mục đích phục vụ việc đi lại của người dân. Tháng 7/1990 cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích cấp quốc gia.

5

Cầu ngói Thanh Toàn được dựng vào năm 1776, hiện nay nó được đánh giá là một trong những cây cầu ngói cổ và hiếm có nhất nước ta.

Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cầu ngói Thanh Toàn. Dự án do Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư với mức đầu tư trên 13 tỷ đồng.

Nội dung quy hoạch gồm: Hạ giải công trình, đánh giá cụ thể các cấu kiện, đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn, gia cố nền móng công trình và phục hồi hạng mục với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.

Được biết, phương án thiết kế sẽ phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và so sánh, đối chứng, đánh giá với hồ sơ khoa học, bản vẽ kỹ thuật của di tích đã được các cấp có thẩm quyền xác nhận nhằm bảo tồn các yếu tố gốc gắn liền với công trình.

Dưới đây là một số hình ảnh cây cầu ngói cổ và hiếm có ở Việt Nam do PV VTC News thực hiện:

6 (1)

Cầu được dựng theo lối kiến trúc độc đáo "thượng gia hạ kiều" (trên là nhà, dưới là cầu).

2

Cây cầu ngói độc đáo này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 7/1990. 

3

Toàn bộ phần sàn cầu và hệ thống cột, xà được làm hoàn toàn bằng gỗ. 

13

Phần mái được trang trí hình rồng với nghệ thuật khảm sành độc đáo. 

14

 

15

 Phần mái được lợp bằng ngói lưu ly - loại ngói thời xưa thường được sử dụng để lợp các công trình của hoàng tộc.

7

 

11

Theo thời gian, một số cột gỗ đã bị mục, mối mọt. 

9

 Một số vị trí khác trên cây cầu cũng đã có dấu hiệu bị xuống cấp

Video: Cận cảnh khai thác kho tiền cổ

Tuấn Hiệp - Nguyễn Vương
Bình luận
vtcnews.vn