Chân dung tỷ phú bí ẩn thâu tóm điện máy Pico

Kinh tếThứ Năm, 18/06/2015 07:25:00 +07:00

Tỷ phú Thái Lan Tos Chirathivat muốn thâu tóm đại gia điện máy Pico được ca ngợi là trẻ tuổi, phong độ và có cái nhìn phóng khoáng.

Tỷ phú Thái Lan Tos Chirathivat muốn thâu tóm đại gia điện máy Pico được ca ngợi là trẻ tuổi, phong độ và có cái nhìn phóng khoáng.

Đại gia điện máy Pico giữa cuộc chiến thâu tóm

Từng nằm trong top 3 doanh nghiệp dẫn đầu ngành điện máy Việt Nam, nhưng 2 năm trở lại đây tình hình kinh doanh của Công ty Pico không mấy khả quan.

Đầu năm 2014, thị trường không khỏi bất ngờ khi siêu thị điện máy Pico ở quận Tân Bình, TP HCM tạm ngưng hoạt động để tái cấu trúc, và không lâu sau mặt bằng có vị trí đắc địa này đã được chuyển giao cho Lotte. Chưa dừng lại ở đây, Pico tiếp tục đóng cửa trụ sở ở số 35 Hai Bà Trưng (Hà Nội) sau hơn 6 năm kinh doanh. Cũng chính vì sự lao dốc này, trên thị trường đã xuất hiện những tin đồn về sự bán tháo thương hiệu của Pico với sự tham gia của bên mua gồm cả doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.
Thành lập từ tháng 7/2007 với số vốn đầu tư ban đầu 15 tỷ đồng, nhưng Pico nhanh chóng được giới đầu tư cũng như người tiêu dùng biết đến khi liên tục gia tăng chuỗi siêu thị điện máy.  

Vài tuần trở lại đây giới kinh doanh điện máy liên tục bàn tán về thông tin Tập đoàn Central Group của tỷ phú Thái Lan Chirathivat, người giàu nhất Thái Lan đang thương thảo để thâu tóm hệ thống siêu thị điện máy Pico. Theo đó, đại gia Thái Lan có thể sẽ mua lại 49% cổ phần của Pico như từng mua Nguyễn Kim.

Thông tin trên báo VnExpress, chính Nguyễn Kim cũng ngỏ ý muốn sở hữu Pico và đang lên phương án thực hiện một cách bài bản. Hiện hai bên đã thương thảo với nhau cả tháng nay và đưa ra nhiều phương án giao dịch, bởi một bên thì muốn mua trọn, phía bên kia lại chần chừ bán hết.

Cụ thể, Pico chỉ muốn bán 51% cổ phần cho Nguyễn Kim và mong hai bên hợp tác với thương hiệu Nguyễn Kim - Pico. Trong khi đó, Nguyễn Kim lại muốn chi phối toàn bộ hoạt động nên hai bên dù đàm phán với nhau liên tục vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Trước những thông tin trên, đại diện Central Group không phủ nhận về thương vụ này nhưng cho biết chưa có bất cứ thông tin gì về vụ việc cũng như thỏa thuận chính thức. Còn về phía Nguyễn Kim, đơn vị này từ chối trả lời thông tin và cho rằng chưa có gì để tiết lộ.

Trong khi cả hai đại gia muốn sở hữu Pico không xác nhận về thương vụ mua bán, thì đại diện của Pico cho biết, từ vài năm trước, công ty này đã kỳ vọng có thể gặp một đối tác tốt để đàm phán hợp tác lâu dài giữa hai bên.

"Ý tưởng này được đặt ra từ vài năm trước. Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận thì có thể mất thêm nhiều thời gian hơn vì còn liên quan đến nhiều vấn đề, không thể trong ngày một ngày hai được", vị này cho biết.

Đại diện Pico cũng cho rằng, không nên đánh đồng việc một doanh nghiệp bán cổ phần với việc họ đang gặp khó khăn. Nên nhìn nhận việc mua bán ở góc độ là một bước tiến rất lớn đối với họ để có thể phát triển tốt hơn.

"Một nhà đầu tư có tiềm lực, đặc biệt là các đối tác nước ngoài sẽ không dại gì mua một doanh nghiệp nếu đơn vị đó nợ nần chồng chất hoặc không có tiềm năng, cơ hội phát triển", vị này lý giải.

Ngoài ra, Pico còn nhấn mạnh, nếu có việc bán cổ phần thì đây sẽ là tin vui cho họ. Đặc biệt hơn, nếu đối tác là doanh nghiệp nước ngoài, có dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, thì việc hợp tác mua một phần hay toàn bộ sẽ là bước tiến mới đáng mừng cho cả công ty lẫn người tiêu dùng.

Nhìn nhận về thương vụ trên, một chuyên gia đầu tư từng làm việc trong lĩnh vực điện máy đánh giá, mặc dù Pico gặp khó khăn trên thị trường nhưng thương hiệu cũng như giá trị tài sản mà công ty này nắm giữ có giá trị lớn, đặc biệt là những lô đất "vàng" đang sở hữu.

“Một khi doanh nghiệp gặp khó thì việc huy động vốn bằng cách bán một phần hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu, là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, đơn vị muốn bán dường như có ý định chuyển đổi kinh doanh để theo đuổi hình thức khác thì đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư muốn sở hữu với mức giá thâu tóm hấp dẫn”, chuyên gia trên cho hay.

Ở một khía cạnh khác, ông cũng cho rằng, nhà đầu tư một khi đã thâu tóm Pico đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể đưa mô hình phát triển, còn không cũng dễ bị nhấn chìm khi thị trường điện máy ngày càng thách thức.

Thành lập từ tháng 7/2007 với số vốn đầu tư ban đầu 15 tỷ đồng, nhưng Pico nhanh chóng được giới đầu tư cũng như người tiêu dùng biết đến khi liên tục gia tăng chuỗi siêu thị điện máy. Thời gian đầu, doanh số của Pico liên tục tăng trưởng, có lúc công ty đạt mức doanh thu 3.000 tỷ đồng một năm.

Thế nhưng 2 năm trở lại đây, sức mua kém, cạnh tranh của thị trường khốc liệt khiến Pico phải giảm dần quy mô. Sau khi chi nhánh tại TP HCM được chuyển nhượng cho Lotte và đóng cửa siêu thị số 35 Hai Bà Trưng (Hà Nội), hiện tại Pico chỉ còn 6 siêu thị, nhưng đa phần nằm ở khu vực đắc địa của thủ đô Hà Nội.

Tỷ phú giàu nhất Thái Lan

Vào tháng 4/2014, khi khai trương trung tâm mua sắm Robin đầu tiên của tập đoàn tại iệt Nam, chủ tịch kiêm CEO Central Group - ông Tos Chirativath, từng đánh giá Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng với khoảng 60% trong số 90 triệu dân đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi tiêu cao.
Tỷ phú Tos Chirathivat, 42 tuổi, được ca ngợi là tỷ phú trẻ tuổi, phong độ và có cái nhìn phóng khoáng về đường lối kinh doanh của tập đoàn đã có gần 7 thập kỷ phát triển.
Tỷ phú Tos Chirathivat, 42 tuổi, được ca ngợi là tỷ phú trẻ tuổi, phong độ và có cái nhìn phóng khoáng về đường lối kinh doanh của tập đoàn đã có gần 7 thập kỷ phát triển. 

"Chúng tôi có những đánh giá lạc quan về Việt Nam, dù đây là điểm đến thứ 3 của tập đoàn ở châu Á, sau Thái Lan và Trung Quốc. Ngoài Việt Nam, Indonesia và Malaysia sẽ là những đích ngắm mới, dự kiến trong giai đoạn từ cuối 2014 đến 2017. Còn Myanmar ư? Tôi vẫn đang chờ cơ hội", vị tỷ phú này cho biết.

Theo thống kê của Forbes vào tháng 4/2014, gia đình Chirathivat sở hữu khối tài sản khoảng 12,7 tỷ USD, là trở thành những người giàu nhất Thái Lan. So với năm 2013, khối tài sản này đã tăng khoảng 27% nhờ vào những thành công trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là theo số liệu cập nhật đến năm 2015, gia đình tỷ phú này bỗng biến mất trong danh sách của Forbes mà không hề có thông tin liên quan đến phá sản, hay bất cứ thất bại đặc biệt nào trong một năm qua của Central Group.

Trong một bài viết đăng trên Forbes, Tos Chirathivat, 42 tuổi, được ca ngợi làtỷ phú trẻ tuổi, phong độ và có cái nhìn phóng khoáng về đường lối kinh doanh của tập đoàn đã có gần 7 thập kỷ phát triển. Việc Tos được giao nắm giữ vị trí cao nhất của tập đoàn này từng khiến giới đầu tư bất ngờ, bởi ông là con trai út trong gia đình 8 con của Samrit Chirathivat, người đã có tới 21 năm nắm giữ chiếc ghế chủ tịch Central Group.

Trong mắt của nhiều người thân, Tos Chirathivat vốn là một cậu bé rất ít nói. Cô của vị này - bà Busaba Chirathivat, đồng thời là Phó chủ tịch Central cho biết, ông không nói nhiều, mà thích lắng nghe hơn. Tos từng theo học một năm tại trường trung học ở Miami, sau đó, ông ở lại Mỹ cùng với gia đình chị gái. Ban đầu, ông chủ của Central Group không được định hướng theo ngành kinh doanh, nhưng mọi chuyện thay đổi khi học ngành kinh doanh tại đại học Wesleyan ở Connecticut. Không lâu sau đó, Tos nhận bằng thạc sỹ kinh tế tại đại học Columbia, New York.

Quay trở lại Thái Lan, Tos dành một năm làm việc tại ví trí quản lý đầu tư tại ngân hàng Citibank, sau đó, ông bắt đầu gia nhập công ty của gia đình vào năm 1989, làm quản lý dự án của Central Pattana. Prin Chirathivat, Phó giám đốc điều hành của tập đoàn, mô tả em trai mình là một nhà đàm phán cứng rắn và có khả năng học cực kỳ nhanh chóng. "Cậu ấy điều khiển mọi việc và luôn thích những ý tưởng mới".

Trong mắt các đối thủ cạnh tranh, Central Group được mô tả là một "kẻ tàn nhẫn" vì những thương vụ nhượng quyền thương mại và thâu tóm các nhãn hiệu sinh lời. Tập đoàn này sở hữu rất nhiều thương hiệu, từ những cửa hàng địa phương, siêu thị Family Mart, tới chuỗi cửa hàng bán đồ dùng văn PHÒNG OfficeMate, vật liệu xây dựng và cả trong ngành y tế...

Tính đến năm 2013, việc kinh doanh của Central Group vẫn rất trơn tru. Tổng tài sản của công ty này năm 2013 là khoảng 7,4 tỷ USD, với khoảng 66.000 nhân viên. 11 thành viên trong gia đình Chirathivat nắm giữ các vị trí quan trọng trong tập đoàn, cũng như sở hữu phần lớn nguồn vốn của công ty, và 70 thành viên khác trong gia đình không nắm giữ quá 15% lượng cổ phiếu của Central Group.

Nguồn: ĐSPL
Bình luận
vtcnews.vn