Chăm sóc bé bị tiêu chảy ngày hè

Tổng hợpThứ Sáu, 24/08/2012 11:14:00 +07:00

Nhiều bà mẹ cho rằng khi con bị tiêu chảy, nên cho con ăn ít đi, vì sợ con cứ ăn vào là lại đi ngoài. Liệu suy nghĩ này có đúng?

Nhiều bà mẹ cho rằng khi con bị tiêu chảy, nên cho con ăn ít đi, vì sợ con cứ ăn vào là lại đi ngoài. Liệu suy nghĩ này có đúng?

Không biết ăn phải món ăn gì, mấy hôm nay, cu Tí bị tiêu chảy. Cứ ăn vào là "miệng nôn, trôn tháo". Bà nội dặn mẹ Tí: “Con không được cho cháu ăn tiêu thịt cá hay thức ăn nhiều đạm nhé”.

Mặc dù mẹ đã kiêng khem cho Tí rất cẩn thận nhưng sức khỏe của Tí ngày càng yếu đi. Vì sợ con đi ngoài nhiều, mẹ Tí cho con uống ít nước. Càng uống càng đi nhiều. Rồi đến bữa chỉ cho con ăn thịt kho với canh rau khiến con lại chẳng chịu ăn uống gì. Tí bị tiêu chảy có mấy ngày đã gầy và xanh.

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa 

Bệnh hay gặp vào mùa hè

Bệnh tiêu chảy là bệnh rất hay gặp vào mùa hè, và có thể xảy ra ở bất kì đối tượng này, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân các bé bị tiêu chảy là do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn kém bị ôi thiu hoặc không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt vào mùa hè, việc bảo quản thức ăn phức tạp hơn nên khả năng thực phẩm bị ôi thiu, bị hỏng rất dễ xảy ra. Khi con bị tiêu chảy, bố mẹ cần lưu ý một chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho bé hợp lý để giúp con nhanh cầm tiêu chảy và có đủ sức đề kháng.

Khi các con bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé uống nhiều nước. Vì bé bị tiêu chảy, mất nước. Vào mùa hè, dễ dẫn tới tình trạng thiếu nước, có thể dẫn tới gây nóng sốt. Các bác sỹ chuyên khoa đã khuyến cáo: Với các bé bị tiêu chảy, ưu tiên đầu tiên là cho bé uống nhiều nước để bù nước cho trẻ. Mẹ có thể cho bé uống nước cháo loãng để tăng thêm sức đề kháng cho con.

Trong những trường hợp con bị tiêu chảy nặng, cần cho con uống nước oresol  (nước bù điện giải) pha theo đúng tỉ lệ ghi trên bao bì. Hiện này, loại nước oresol có nhiều hương vị dành cho các bé. Mẹ đừng lo là con không thích  uống loại nước này nhé.

Mẹ nên cho con uống bù nước khi con đã bắt đầu cầm tiêu chảy, đi dưới 3 lần/ngày và phân sền sệt.

Nhiều mẹ cho rằng khi con bị tiêu chảy, nên cho con ăn ít đi, vì sợ con cứ ăn vào là lại đi ngoài. Thêm vào đó, con lại mệt mỏi, chán ăn. Nhưng mẹ nên biết rằng độc tố của vi khuẩn gây bệnh làm ruột bị tổn thương, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Tình trạng suy giảm dinh dưỡng của con lúc này bị suy giảm nghiêm trọng, sức đề kháng yếu. Vì thế nếu mẹ không cho con ăn thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con đấy.

Với các bé đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú. Mẹ cũng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có nhiều sữa cho con bú. Với các bé ăn sữa ngoài, mẹ nên chọn cho con loại sữa dành riêng cho bé bị tiêu chảy.

Đối với bé đang ăn dặm và lớn hơn, bữa ăn của bé phải đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, chất đạm và dầu mỡ. Mẹ cần cho bé ăn những thức ăn giàu vitamin A, kẽm, protein, lipid cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa, tăng cường dinh dưỡng cho bé. Mẹ nên chế biến các loại thức ăn thành món thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món ninh hầm nhừ.

Mẹ nên khuyến khích con ăn càng nhiều càng tốt, nên ăn nhiều lần trong ngày và mỗi ngày ăn ít một. Tuyệt đối không cho con ăn nhiều đồ ăn như bánh kẹo, nước giải khát, các loại thức ăn khó tiêu hóa như măng, rau cần…

Theo chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của Bộ Y tế, sau khi bé bị tiêu chảy, mẹ vẫn cần tăng cường bồi bổ tăng sức đề kháng cho con. Nếu bé tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, phân bé có lẫn máu, bụng bé bị đau khi sờ ấn, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm… mẹ nên đưa bé đến bệnh viên khám ngay.

Mùa hè, mẹ nên chú ý tới vấn đề vệ sinh thực phẩm cho bé. Thức ăn trước khi chế biến cần được rửa sạch, nấu chín, cho ăn ngay sau khi nấu giảm nguy cơ bội nhiễm. Bát, đũa, chén, muôi thìa cần được rửa sạch trước khi ăn.

Không nên cho con ăn thức ăn bán sẵn ngoài đường phố, không đảm bảo vệ sinh. Với sức đề kháng cơ thể còn yếu, có thể người lớn ăn không sao, nhưng trẻ con lại dễ mắc tiêu chảy.

Theo Eva
Bình luận
vtcnews.vn