Cẩn trọng trước những phương pháp làm đẹp dễ bị ung thư

Góc của nàngThứ Năm, 26/11/2015 12:01:00 +07:00

Làm đẹp luôn là nhu cầu chính đáng nhưng các chị em cũng cần hết sức cẩn trọng, vì có một số phương pháp như sơn móng, tắm trắng

Làm đẹp luôn là nhu cầu chính đáng nhưng các chị em cũng cần hết sức cẩn trọng, vì có một số phương pháp như sơn móng, tắm trắng được nghiên cứu là có tỷ lệ mắc ung thư cao.

Sơn móng tay

Trong một số loại sơn móng tay hay những chất tẩy móng tay có chứa rất nhiều hóa chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến làn da, có thể kể đến như chất methul methacrylate – một chất từng bị cấm ở một số nước như Mỹ, Australia vì độc tính của chúng có thể gây ra một số vấn đề về hô hấp và dị ứng da.

 
Ngoài ra, việc chiếu đèn cực tím trong quá trình gắn móng tay nhân tạo lâu dài cũng có thể gây vấn đề về sức khỏe làn da, khiến da tay bị ung thư. Nhiều trường hợp sử dụng loại đèn chiếu này trong thời gian dài đã có dấu hiệu mắc ung thư da và được chẩn đoán là ung thư da ác tính, có khả năng di căn.

Son môi

Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, đại học California cho biết son môi chứa 20% hoặc hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư.

 
Không chỉ vậy, TS. Sean Palfrey (Giám đốc y tế của Chương trình phòng chống nhiễm độc chì Boston, Mỹ) cho biết, chỉ cần cơ thể hấp thụ hàm lượng chì ở mức thấp nhất cũng có thể làm hại chỉ số thống minh (IQ) của chúng ta, đặc biệt là hành vi và khả năng tiếp thu của mỗi người, vì thế, nếu chị em phụ nữ càng dùng nhiều son môi, càng phải đối mặt với việc chỉ số IQ giảm xuống và gặp vấn đề với các chứng bệnh như rối loạn hành vi, làm chậm khả năng tiếp thu…

Tiêm vitamin C tắm trắng

Nhiều chị em tin rằng, sử dụng huyết thanh vitamin C để tiêm sẽ giúp họ có một làn da trắng và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sự thật lại là việc tiêm, bổ sung vitamin C không đúng liều lượng chỉ định đều vô cùng nguy hiểm vì nếu thuốc khi đi vào tĩnh mạch có thể kích ứng cơ chế dị ứng đặc thù, tạo nên những tình trạng nguy hiểm như dị ứng, sốc phản vệ,… Những đợt dị ứng da lâu ngày có thể diễn biến xấu dần và trở thành một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.

 
Ở Việt Nam cũng đã ghi nhận khá nhiều trường hợp bị dị ứng do tự ý tiêm vitamin C không đảm bảo về chất lượng và liều dùng. Các trường hợp ngộ độc vitamin thì hiếm gặp hơn nhưng lại vô cùng nguy hiểm vì sốc do vitamin thì nguy hiểm nhất so với các loại sốc phản vệ thông thường.

Tắm trắng

Theo thống kê sơ bộ thì trong khoảng 64,000 bệnh nhân ung thư da thì có khoảng 3,400 người có tiền sử tắm trắng. Mỗi năm ở châu Âu cũng có khoảng 800 người tử vong do mắc các bệnh về da có liên quan đến tắm trắng. Cũng theo tạp chí y khoa BMJ thì với những người ngoài 35 tuổi, tắm trắng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư da. Vì thế, các chuyên gia đều khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ em đều cần hạn chế đi tắm trắng để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

 

BS. Nguyễn Thị Vân - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế cho biết ở Việt Nam hiện nay có nhiều phương pháp tắm trắng có thể bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc hóa chất có chứa chất tiêu sừng và ức chế sản xuất melanine đều có hại cho da, làm sẽ bóc đi lớp sừng bảo vệ da khiến các tế bào non phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, ánh nắng, tia cực tím nên dễ mắc các bệnh về da, da tổn thương sẽ dễ bị nhiễm trùng, mất nước, giảm độ ẩm dẫn đến lão hóa da nhanh, trong đó có ung thư.

Quên kem chống nắng

Tháng 9 vừa qua cô Ashley Alexander (27 tuổi) đã thoa dầu em bé (loại dầu dưỡng da dành cho em bé) và tắm nắng hàng giờ với mong muốn sở hữu làn da nâu gợi cảm. Tuy nhiên, vào tháng 10/2014, các bác sĩ đã phát hiện một nốt ruồi ác tính trên lưng Ashley và chẩn đoán cô mắc ung thư da. Việc cắt một đoạn da để loại bỏ “nốt ruồi” ác tính đó hiện để lại vết sẹo khoảng 7,5 cm trên lưng của Ashley. Ashley đã “bỏ quên” kem chống nắng khi tắm nắng. 

 
Vì vậy, việc dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi ánh mặt trời là hết sức cần thiết. Kem chống nắng có chứa các thành phần hoá chất hoặc vật chất có khả năng ngăn chặn, hấp phụ hoặc phát tán ánh sáng mặt trời làm giảm tác hại của ánh nắng lên da.

Huyền Phương

Bình luận
vtcnews.vn