Cận cảnh xương khủng long hóa thạch 180 triệu năm tuổi

Kinh tếThứ Tư, 09/12/2015 05:46:00 +07:00

Các công nhân xây dựng đường ở Lộc Phong, Vân Nam, Trung Quốc đã tìm thấy bộ xương hóa thạch của loài khủng long cổ đại.

(VTC News) - Các công nhân xây dựng đường ở Lộc Phong, Vân Nam, Trung Quốc đã tìm thấy bộ xương hóa thạch của loài khủng long cổ đại. 

Đây được cho là hóa thạch của loài khủng long Lufengosaurs magnus và Lufengosaurus huenei ăn cỏ trên Trái đất khoảng 180 triệu năm trước.

Lufengosaurus huenei và loài Lufengosaurus magnus sống ở Hạ và Trung kỷ Jura có chân sau hoàn chỉnh, chân và xương lưng, cột sống lớn.

Xương hóa thạch Lufengosaurus magnus tại nơi phát hiện cho thấy, chiều dài bộ xương khoảng 5m nhưng khi còn sống nó có thể dài tới 9m. Tuy nhiên, phần đầu đã bị bào mòn bởi thời tiết

Còn hóa thạch của Lufengosaurus huenei cũng bị phong hóa do thời tiết khá nhiều, đặc trưng của loài này là xương chân cùng với phần đuôi khác biệt. 

 

Ông Wang Tao - Người đứng đầu bộ phận bảo vệ di sản địa chất - Cơ quan tài nguyên đất địa phương cho biết, hiện tại một bảo tàng đang được xây dựng để bảo tồn các hóa thạch. Điều đó có nghĩa là tuyến đường theo thiết kế ban đầu có thể phải di chuyển sang vị khác bên ngoài khu vực bảo tồn.

 

Theo ông Wang Tao, các phần hóa thạch xương khủng long còn khá nguyên vẹn. "Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo tồn tại chỗ cho đến khi một bảo tàng ở khu vực khai quật được xây dựng", ông nhấn mạnh.

Hồi năm 2010, hóa thạch khủng long ở kỷ Jura đã được khôi phục lại tại khuôn viên hội chợ Triển lãm Thượng Hải.
 

Ông Guo Wudai, Phó giám đốc khu đền Vân Nam cho biết 2 loài khủng long, một là loài Lufengosaurus Huenei, dài 6,4m, cao 2, 5m, hai là loài Lufengosaurus magnus dài 10m, cao 4m, sống ở Hạ và Trung kỷ Jura.

 

Hóa thạch khủng long Lufengosaurus được phát hiện lần đầu tiên hồi năm 1938. Loài khủng long này có mồm rộng, răng kiểu răng cưa và được cho là ăn lá. Ngoài ra, nó cũng có móng vuốt sắc nhọn để tự vệ và cào là cây khi ăn.


Nghi Dung (Theo DM)



Bình luận
vtcnews.vn