Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích

Tin nhanh 24hThứ Ba, 11/02/2020 21:48:18 +07:00
(VTC News) -

Đơn vị thi công đập phá căn nhà của cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai, trước khi UBND TP. Hà Nội giao Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội lập hồ sơ công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 1

Người dân sống xung quanh Trạm sóng Bạch Mai cho biết, ngày 9/2, đơn vị thi công phá dỡ một phần ngôi nhà 1 tầng. Toàn bộ kết cấu của ngôi nhà gần như bị tháo dỡ và phá hủy nghiêm trọng.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 2

Một gian của ngôi nhà Trạm phát sóng Bạch Mai, nằm tại địa chỉ số 128C Đại La, bị phá sập hoàn toàn. Các bức tường có niên đại trăm năm bị đập tan tành. Gạch ngói, xi măng vương vãi khắp nơi.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 3

Theo ghi nhận của PV VTC News, ngôi nhà bị đập hoàn toàn gian đầu tiên, 4 gian còn lại, thì 3 gian bị bóc mái ngói và lớp trần bằng bê tông cũng bị khoan thủng.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 4

Theo thông tin ban đầu, đơn vị quản lý tòa nhà là Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Văn hóa. Đơn vị này đã đập phá một phần tòa nhà chiều 9/2. Và chỉ khi nhận được yêu cầu tạm dừng của UBND quận Hai Bà Trưng và phường Đồng Tâm, đơn vị này mới dừng việc phá dỡ vào vào sáng 10/2.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 5

Mặc dù việc phá dỡ tạm dừng, nhưng hiện trạng ngôi nhà của Trạm phát sóng Bạch Mai bị hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều bức tường bị nứt lớn, nhiều đoạn tường gạch bị gãy đổ.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 6

Tòa nhà bị phá dỡ trước đó là nơi làm việc của Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Văn hóa. Ngoài ra, một phần của cụm công trình này cũng được sử dụng cho Xí nghiệp In của Nhà xuất bản Văn hóa - Dân tộc.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 7

Cụm công trình cổ thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai ở địa chỉ 128C phố Đại La, nằm trong quy hoạch của dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở của UBND TP Hà Nội.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 8

Tháng 12/2019, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ ký công văn gửi UBND TP Hà Nội kiến nghị thành phố xem xét bảo tồn công trình Trạm phát sóng Bạch Mai. Công văn này cũng được gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để báo cáo. 

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 9

Ngày 10/2/2020,  UBND TP. Hà Nội  giao cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam làm hồ sơ di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, đối với tòa nhà một tầng trên, trong cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai. Sau khi hoàn thành, sẽ trình lên để UBND TP Hà Nội công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 10

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cụm công trình Trạm vô tuyến điện này được chính quyền cách mạng sử dụng làm trạm phát sóng phát thanh cho Đài Phát thanh Quốc gia (Trạm Phát sóng Bạch Mai). Tại đây, vào hồi 11h30, ngày 7/9/1945, Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc qua làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam đến với đồng bào, chiến sỹ cả nước và nhân dân thế giới, đánh dấu một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. 

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 11

Trạm phát sóng Bạch Mai cũng là nơi phát thanh viên Ngân Thanh, phát thanh viên nữ đầu tiên của Việt Nam, đọc bản tin đặc biệt vào 20h ngày 19/12/1946, đánh dấu thời khắc toàn quốc kháng chiến theo lời kêu gọi của Bác Hồ.

Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích - 12

Bằng hệ thống vô tuyến điện không dây, Trạm phát sóng này sớm đưa Việt Nam trở thành biểu tượng tiếp cận văn minh sớm nhất châu Á với kỹ thuật truyền tín hiện đại từ đầu thể kỷ 20.

 

 

Minh Tuấn
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp