Cán bộ ngành giáo dục Hà Nội được trang bị kỹ năng truyền thông

Tin tức - Sự kiệnThứ Tư, 01/01/2020 08:16:00 +07:00
(VTC News) -

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý thông tin, báo chí cho các các bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục.

Video: Lớp bồi dưỡng về quản lý thông tin, báo chí cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

 

Khóa học với 66 lớp học diễn ra trong 4 ngày tại 2 địa điểm: Trường Đại học Ngoại ngữ (Cầu Giấy, Hà Nội) và trường Marie Curie (Mỹ Đình, Hà Nội) kết thúc ngày 31/12/2019.

Tại khóa học, các học viên đđược chia sẻ những thông tin mới nhất nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chính trị cũng như trách nhiệm trong việc quản lý, không để cán bộ ngành giáo dục và các học sinh tham gia, hưởng ứng các hoạt động vi phạm pháp luật trên môi trường mạng xã hội.

Cán bộ ngành giáo dục Hà Nội được trang bị kỹ năng truyền thông - 1

 

Với đội ngũ Giảng viên là các Nhà báo, Tổng biên tập có nhiều năm kinh nghiệm thực tế và là các cây bút sắc bén trong ngành báo chí, các học viên đã được chia sẻ và trang bị những kiến thức, kỹ năng để xử lý tình huống, liên quan tới thông tin báo chí một cách hiệu quả, chính xác, nhanh chóng. Ngoài ra, khóa học còn giúp cho những học viên phụ trách công tác truyền thông trong các đơn vị giáo dục trên địa bàn Hà Nội biết cách quản trị để phát triển trang tin nội bộ, fanpage...

Đây thực sự là một khóa học bổ ích và cần thiết cho các học viên trong ngành giáo dục Thủ đô nói chung cũng như ngành giáo dục cả nước nói riêng. Đơn vị tổ chức lớp học đã nhận được nhiều các phản hồi tích cực từ khóa học này và sau đây là 1 vài ý kiến mà Chúng tôi ghi lại được từ các Giảng viên và học viên:

Ông Nguyễn Tất Hồng Dương - TBT Báo điện tử VN Media – Tập đoàn bưu chính viễn thông VN:“Tôi cũng đã được tham gia đào tạo 1 số khóa về báo chí truyền thông. Phải nói thực sự là tham gia khóa này tôi thấy rất là vui.

Vui vì 2 điều: Có lẽ đây là môi trường giáo dục đào tạo và phần lớn những người làm truyền thông cũng đã được đào tạo về sư phạm, họ có 1 cái tố chất thể hiện rất là rõ, khác so với các học viên ở lớp khác đó là tinh thần ham học hỏi.

Tất cả những kiến thức giảng viên chia sẻ đều được các bạn đó tiếp thu với tinh thần nhiệt tình cao, rất chăm chú và cũng có những câu hỏi phản biện khá là sắc sảo. Điều thứ 2 tôi thấy là, qua những thông tin mà các bạn trao đổi công tác truyền thông trong các cơ sở giáo dục đào tạo, các trường học của chúng ta đã bắt đầu được các ban lãnh đạo cũng như là sở ban ngành quan tâm. Có những trường có bộ phận truyền thông, ban truyền thông chuyên trách, hoạt động rất tốt. Mặc dù anh em chưa được đào chuyên nghiệp về truyền thông nhưng đã tác nghiệp khá là bài bản.

Cán bộ ngành giáo dục Hà Nội được trang bị kỹ năng truyền thông - 2

 

Truyền thông nói chung có 1 tác động rất lớn trong đời sống KTXH, trong hoạt động của doanh nghiệp, của các tổ chức cơ quan đoàn thể . Tôi nghĩ là khóa học này có 1 ý nghĩa rất tích cực. Nó thể hiện là các lãnh đạo trong ngành giáo dục đào tạo đã nhận thức ra được vai trò của truyền thông. Không chỉ nhận thức ra mà còn biến nó thành hành động bằng 1 chương trình rất cụ thể để cho những người đang làm công tác truyền thông trong ngành giáo dục cập nhật kiến thức, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm với những chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông báo chí. Và qua chương trình này, tôi rất là mong vì thực ra trong mỗi 1 lĩnh vực đều có điểm tốt và điểm xấu , những ngành GDĐT có 1 yếu tố nhân văn và yếu tố vì con người rất cao.

Thế nên, những người làm truyền thông trong ngành GDĐT làm tốt hơn nữa công tác truyền thông và liên kết cùng với nhau tạo thành 1 hệ thống truyền thông trong công tác giáo dục ĐT thì chắc là những điểm sáng, những gương tốt, những hi sinh cố gắng của các thày cô, cũng như là những nỗ lực vươn lên của các em học sinh sẽ được nhân rộng, tỏa sáng hơn nữa và nó sẽ át đi những điều nào đó chưa được hay, chưa được tốt trong ngành GDĐT, tạo thêm niềm tin cho người dân và cho cả XH vào tương lai của ngành GDĐT, cũng như của đất nước”.

Ông Vũ Tiến Thịnh  - Phó hiệu trưởng trường THCS Ngô Sĩ Liên – Quận Hoàn Kiếm:  “Tôi nghĩ đây là 1 khóa học vô cùng cần thiết và bổ ích, không chỉ là đối với cán bộ quản lý mà đối với toàn bộ các thày cô giáo trong nhà trường. Bởi vì trong thời đại 4.0 ngày nay thì CNTT đang lan tỏa khắp toàn cầu, và những thông tin về GD cũng thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các em học sinh. Cho nên khóa học này đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết vê khủng hoảng truyền thông, về cách phỏng vấn, cách trả lời phỏng vấn với các nhà báo, và cách để chúng tôi cùng các nhà báo làm tốt hơn công tác giáo dục.

Cán bộ ngành giáo dục Hà Nội được trang bị kỹ năng truyền thông - 3

 

Tôi mong đợi là sẽ có những khóa học tiếp theo để chúng tôi có thể học chuyên sâu hơn, bởi vì như ngày hôm nay chúng tôi học được kĩ năng viết tin bài thì thấy thực sự bổ ích. Hiện nay, các trường học thì đều có hệ thống website của các nhà trường và đều đăng tải những thông tin cập nhật thường xuyên và khi đó chúng tôi rất là cần đội ngũ giáo viên có thể viết được những tin bài để đưa tin về hoạt động của nhà trường thì rất mong là trong khóa học tới có thể là với các thày cô tham gia tập huấn thì sẽ được tập huấn 1 khóa nâng cao, chuyên sâu hơn nữa. Còn những thày cô chưa được tập huấn và chưa cảm nhận được sự bổ ích và thiết thực của khóa học thì sẽ được tham gia trong thời gian tới”.

Giảng viên Nguyễn Hương Giang - Chuyên gia truyền thông , Giảng viên môn kĩ năng viết cho PR – Viện đào tạo báo chí truyền thông – ĐHKHXHNV: “Chương trình đào tạo lần này rất ý nghĩa với giáo viên các cấp. Tại vì vấn đề truyền thông trong trường học khá là cấp thiết, hiện nay mặt bằng làm truyền thông ở các trường công ở địa bàn HN thì tôi thấy là, nó vẫn chỉ là các thày cô đang vận dụng các kênh truyền thông có sẵn như là 1 kênh để thông báo thôi, chứ chưa hẳn là 1 kênh thông tin hữu ích , cập nhật và nó có mang tính chất là xây dựng các giá trị cốt lõi cho từng trường một. Sau khóa học này tôi hi vọng thày cô các trường để giúp cho việc khẳng định giá trị và uy tín của trường đối với các đối tượng công chúng chứ không phải chỉ riêng phụ huynh học sinh.

Tôi được tham gia giảng dạy 3 lớp thì tôi thấy các anh chị rất là hào hứng và đều quan tâm đến các modul mà tôi giảng dạy trong nội dung của khóa học. Tôi thấy các anh chị nhận thức sâu sắc, rất rõ về vai trò và ý nghĩa của truyền thông. Rất nhiều giáo viên chia sẻ với tôi rằng, bản thân họ cũng đang làm truyền thông, xây dựng hình ảnh của trường hoặc là kết nối mối quan hệ với các phụ huynh, nhưng họ chưa có khái niệm thực sự chuyên môn, chuyên nghiệp về truyền thông.

Cán bộ ngành giáo dục Hà Nội được trang bị kỹ năng truyền thông - 4

 

Cho nên là cách làm việc hiện nay chưa được hệ thống, rời rạc. Sau khóa học này, họ đã hệ thống hóa được các khái niệm về truyền thông, họ biết cách làm ntn cho đúng quy chuẩn và chuyên nghiệp hơn và làm thế nào để cho công tác truyền thông của trường được hiệu quả hơn”.

Học viên Nguyễn Văn Thụy - Trường Tiểu học Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội: “Lần đầu tiên tôi tham gia khóa học, tôi thấy rất là bổ ích, giúp ích rất nhiều cho các đồng chí giáo viên, cán bộ, quản lý trong công tác giảng dạy và khi truyền đạt những thông tin, thông báo thì các anh em đồng nghiệp có thể tiếp cận được tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Theo tôi thì sau khi tham gia khóa học, tôi thấy các thông tin mình đưa lên cần đưa rõ nguồn, chính thống thì mới đảm bảo. Còn thông tin mà không rõ nguồn thì nó ảnh hưởng rất xấu tới nhiều đơn vị mà mình phát ngôn ra”.

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn