Cấm quay hình CSGT: Đại biểu hỏi, 'Bộ trưởng cười trừ'

Thời sựThứ Sáu, 23/08/2013 11:51:00 +07:00

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội vừa tiết lộ về phản ứng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trước văn bản phải xin phép mới được ghi hình CSGT.

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội vừa tiết lộ về phản ứng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trước văn bản luật phải xin phép mới được ghi hình CSGT.

Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.

Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (Ảnh: Internet) 
Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.

Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Những nội dung của văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ.


Văn bản luật trên cũng đã khiến đại biểu quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) “choáng”. Bà An đồng thời kiến nghị Bộ Công an xem lại xem văn bản này có vi phạm các văn bản, luật khác hay không.

Không lâu sau khi nhận được phản ánh của phóng viên VTC News về vấn đề này, bà An đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Chia sẻ với phóng viên, vị đại biểu này cho hay: “Khi nghe tôi đề cập tới văn bản luật trên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ cười trừ. Ông ấy chẳng bình luận bất cứ câu nào cả. Thế nhưng, tôi vẫn đề nghị đồng chí “tuýt còi” đi”.

Sau khi đọc hàng loạt bài báo trong đó có lý giải của những người trực tiếp liên quan tới sự “ra đời” của văn bản luật này, bà An bình luận: “Một số người bảo rằng đó là vấn đề nội bộ, nhưng nếu đã là nội bộ thì công bố ra làm gì?!”.

 

Khi nghe tôi đề cập tới văn bản luật trên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ cười trừ. Ông ấy chẳng bình luận bất cứ câu nào cả.

Đại biểu quốc hội Bùi Thị An
 
Cũng theo tiết lộ của bà An, trước sự việc này, Trung tướng Tô Thường, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Bộ Công an) đã nói: “Tôi chưa được nghe báo cáo, nhưng tôi nghĩ không được cấm, cản người dân làm việc đó. Đảng và Nhà nước thậm chí còn khuyến khích mọi công dân tăng cường giám sát các hoạt động của cán bộ, công viên chức Nhà nước…”.


Trong văn bản báo cáo nhanh về kết quả kiểm tra sơ bộ công văn số 1402/C67-P3 ngày 26/4 của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (C67) - Bộ Công an, TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB) cho rằng văn bản của C67 có nhiều dấu hiệu trái luật.

Theo Cục KTVB, việc đưa ra nội dung CSGT có quyền yêu cầu bất cứ người dân nào quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ xuất trình giấy tờ để xác định "được phép" hay chưa và để "xác định đúng là nhà báo hay giả danh" là không phù hợp với quy định hiện hành về quyền của nhà báo, thậm chí là cả người dân khi quay phim, chụp ảnh. Bởi pháp luật hiện hành chỉ quy định những trường hợp bí mật nhà nước như an ninh quốc phòng mà có quy định hạn chế thì mới không được quay.

Bên cạnh đó, Cục KTVB cũng cho rằng những nội dung đã nêu trong văn bản 1402 không thuộc thẩm quyền quy định của lãnh đạo C67.

Cùng với bản báo cáo nhanh này, Cục KTVB đã đề nghị lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp với đại diện C67 để trao đổi thêm về những nội dung sai trái nói trên và đưa ra hướng xử lý.

Trước đó, sáng 20/8, trong khuôn khổ phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường là người mở đầu phiên trả lời chất vấn về những liên quan tới việc ban hành các văn bản pháp luật hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa nhận, chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tuy đã được cải thiện nhưng tinh thần và nội dung thẩm định vẫn còn nặng về tính pháp lý; một số trường hợp còn thiếu tính bao quát, chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, tính hợp lý của các quy định trong dự thảo văn bản; một số quy định về thủ tục hành chính chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Đặc biệt là việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật mới chỉ dừng ở mức phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm công chức khi thi hành công vụ.

Mặt khác, về nguyên tắc, sau khi ban hành văn bản 3 ngày, cơ quan ban hành phải gửi cho Bộ Tư pháp để kiểm tra, nhưng có cơ quan gửi chậm, thậm chí có những văn bản được đăng công khai rồi mà cơ quan kiểm tra chưa nhận được văn bản…

Minh Quân

Bình luận
vtcnews.vn