Cái nhìn khoa học về giải khát vỉa hè

Gia đìnhChủ Nhật, 12/08/2012 02:41:00 +07:00

(VTC News) - Cả người bán lẫn kẻ mua có khi không biết sự thực mầm bệnh lại cận kề các cốc ngay nước giải khát vỉa hè.

(VTC News) - Cả người bán lẫn kẻ mua có khi không biết sự thực mầm bệnh lại cận kề các cốc ngay nước giải khát vỉa hè. Sự tiện dụng đôi khi phải trả giá bằng những thiệt hại về sức khoẻ.

 
Công nghệ thị trường

Nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ từ nước giải khát vỉa hè có quá nhiều. Tựu trung lại chúng có hai loại nguy cơ chính: nguy cơ hoá học và nguy cơ sinh học. Đừng tưởng mầm bệnh không thể tồn tại trong nước đá, trái lại cốc nước đá ngay bên đường hoàn toàn có thể gây bệnh cho chúng ta.

Đó là chưa kể nguy cơ sinh học (đó là sự nhiễm các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh) đến từ rất nhiều nguồn như bụi đường, có thể là từ khâu chế biến, có thể là dụng cụ chế biến không đảm bảo vệ sinh.

Nếu như bạn nghĩ rằng bụi đường và bụi vỉa hè chỉ đơn thuần gây bệnh hô hấp thì bạn đã nhầm. Trong thành phần bụi đường có rất nhiều nha bào vi khuẩn (dạng ngủ) và trứng giun. Nồng độ những dạng mầm bệnh tiềm ẩn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nguồn gốc sinh bụi.

Nếu như bụi bắt nguồn từ cống rãnh khô hay vũng nước đọng khô bốc lên thì số lượng trứng giun sẽ rất nhiều. Đa phần chúng là trứng giun đũa và giun tóc. Mà những dạng bụi kiểu này thì vô cùng phong phú, nhất là các khu vực đang làm đường, gần khu họp chợ, gần các bãi rác thải.

Nguy cơ mầm bệnh còn đến từ kỹ thuật chế biến mất vệ sinh. Đơn cử như làm nước sấu ngâm, món đồ uống khoái khẩu của các bà các chị mỗi mùa hè. Lẽ ra sấu sẽ phải rửa sạch và ngâm vào trong đường để sấu tự “chín”. Nhưng làm như vậy miếng sấu sẽ dai và không giòn, lại lâu.

Người bán hàng liền “chữa” bằng một mẹo nhanh và đơn giản hơn. Sấu đem về cạo vỏ, rửa qua rồi chần qua nước nóng. Bỏ toàn bộ sấu này vào dung dịch nước đường, sấu thì không tự chín được và cứ bị hủy hoại dần. Chỉ cần một quả bị huỷ hoại thì cả lọ sấu nhiễm bệnh.

Nguồn: Internet

Dụng cụ là cốc uống nước thì được vệ sinh rất “vỉa hè”. Chỉ cần nhúng cốc vào một cái xô là coi như sạch. Mà xô nước này thì một ngày chỉ thay một lần, nhúng cho đến trên 100 cái cốc, đồng nghĩa với việc nhúng cho trên 100 cái miệng khác nhau.

Đó là chưa kể hàng tá ruồi bâu vào máy ép nước mía. Mỗi một lần bâu, ruồi lại “nôn” ra một lần, thải ra cỡ trên 100 mầm bệnh khác nhau. Ruồi bậu vào đống rác thải rồi lại bậu lên cốc nước mía. Sẽ có hàng trăm lần “nôn oẹ” như thế diễn ra và nhiễm bệnh là không thể tránh khỏi.

Một nguy cơ lớn nữa đến từ chính nước đá. Do nhu cầu thị trường lớn cho nên nước để làm đá là nước máy, giếng khoan. Nước được phun qua giàn mưa trong không trung để khử sắt rồi đi xuống bể, có lúc thì qua bể lọc nhưng có lúc thì không qua.

Do dư lượng can xi và ma giê trong nước cao hơn mức cho phép, (nước kiểu này được gọi là “nước cứng”), khi làm đá, các chất hoá học dư thừa này còn nguyên và chúng ta sẽ uống hết vào cơ thể. Uống quá nhiều nước cứng gây ra vấn đề cặn thận, sỏi thận và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thế cho nên, nhiều người thắc mắc là tại sao ăn uống ở nhà giữ gìn, lại hay vận động mà vẫn mắc sỏi thận. Lý do nhiều khi lại đến từ những sự cố đơn giản như trên

Theo bác sỹ Phúc Hưng, Học viện Quân y, nếu như bạn không là tín đồ của nếp sống vỉa hè thì khuyên bạn không nên gia nhập. Còn nếu bạn đang là người ghiền vỉa hè thì khuyên bạn nên hạn chế và sớm bỏ.

Nguy cơ sức khoẻ tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người và mỗi vị trí bán hàng. Nguy cơ sức khoẻ từ giải khát vỉa hè là có thật. Nhưng khả năng tiến triển thành bệnh nhiều khi lại không diễn ra ngay lập tức. Chính vì sự không cấp diễn này mà gây ra tâm lý chủ quan.

Lời khuyên của các bác sỹ là không nên ngồi uống nước hàng quán vỉa hè. Các quán nước tại các khu thiếu vệ sinh như chợ, gần hàng thịt, gần hàng ăn, trong bến xe, dọc bên đường, cạnh bãi rác là những khu nhiều mầm bệnh nhất.

Đừng chủ quan là nước đá thì không có bệnh. Coi chừng, cốc nước của bạn đang bị nhiễm trứng giun và sẽ nở ra khi vào trong ruột.

Khi uống nước bạn nên yêu cầu nơi bạn uống cho một khăn giấy ăn để lau tay. Có khăn ướt thì càng tốt. Lau sạch miệng và tay trước khi uống. Vì bạn nên nhớ, đường đi có rất nhiều bụi và nhiều mầm bệnh.

Cũng khuyên bạn không nên tranh thủ đứng ăn ở ven đường (như ăn bánh mỳ chẳng hạn) và làm một cốc nước vỉa hè cho tiện. Vì rất có thể, sáng bạn ăn, trưa bạn đã vào bệnh viện.

P.V
Bình luận
vtcnews.vn