Cách phòng tránh cúm gia cầm H7N9 đang hoành hành

Sức khỏeThứ Sáu, 17/01/2014 09:34:00 +07:00

(VTC News) - Biện pháp này giúp bạn tránh được cúm A H7N9 đang hoành hành ở Trung Quốc, có nguy cơ cao lây lan sang Việt Nam.

(VTC News)  - Biện pháp này giúp bạn tránh được cúm A H7N9 đang hoành hành ở Trung Quốc, có nguy cơ cao lây lan sang Việt Nam.


Ngày 16/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với lãnh đạo cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội về công tác an toàn thực phẩm (ATTP).


Trước thông tin dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại Trung Quốc và việc buôn lậu gia cầm đang tái diễn, một vấn đề đáng lo là việc gà thải loại Trung Quốc tràn sang Việt Nam khiến người Việt có nguy cơ mắc cúm trong dịp Tết. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng rất băn khoăn về vấn đề đề này.

H7N9 tấn công người Trung Quốc

Trong 2 tuần đầu của năm 2014, tại Trung Quốc, số người nhiễm cúm gia cầm H7N9 tiếp tục gia tăng trên toàn quốc với khoảng 20 trường hợp mới được báo cáo.

Gà lậu từ Trung Quốc là mối nguy lây nhiễm cúm H7N9 
Với số lượng người nhiễm cúm H7N9 gia tăng cho thấy loại virus cúm này đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Như vậy, tính từ tháng 3 năm 2013 đến nay có khoảng 150 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9 đã được xác nhận ở Trung Quốc, cơ quan y tế nước này cho biết. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, hầu hết các bệnh nhân nhiễm virus xác nhận đã tiếp xúc với gia cầm sống.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam: Tổ chức Y tế thế giới cũng thông báo tính đến ngày 15/01/2014 đã ghi nhận 174 ca nhiễm cúm A (H7N9) tại 14 tỉnh, thành phố của Trung Quốc và Đài Loan trong đó có 52 ca tử vong.


Tính từ 31/3/2013 đến ngày 13/01/2014 trên thế giới ghi nhận 168 trường hợp mắc, 51 trường hợp tử vong. Trong đó, Trung Quốc có 164 trường hợp mắc tại 12 tỉnh, thành phố, 51 trường hợp tử vong. Đài Loan 1 trường hợp,Hồng Kông có 3 trường hợp.

Số người mắc cúm có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía Nam của Trung Quốc, gần biên giới với Việt Nam. Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên gia cầm và trên người.

Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng nhận định, nguy cơ xâm nhập các trường hợp cúm A(H7N9) vào Việt Nam là rất lớn. Dịch xuất hiện ở một số tỉnh gần với Việt Nam, cụ thể tỉnh Quảng Đông  (7 trường hợp mắc). Đây là địa bàn có số người Việt Nam đi du lịch, giao lưu thương mại và trao đổi hàng hóa lớn.

Đặc biệt, việc buôn bán vận chuyển gia cầm giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được kiểm soát tốt, các hoạt động này tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Cách giúp bạn phòng tránh


Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 500 tấn thịt gia súc, gia cầm; 170 tấn thủy hải sản; 2.500 tấn rau củ quả các loại.

Mua gà làm sẵn ở các chợ có nguy cơ mua phải gà lậu, thải từ Trung Quốc. (Ảnh: N Tâm)
Với mức tiêu thụ thực phẩm lớn như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của thành phố mới đáp ứng được 66,5% nhu cầu thịt; 80,5% nhu cầu trứng; 23,1% nhu cầu sữa bò; 33% nhu cầu rau củ tươi; 18% nhu cầu quả tươi; 32% nhu cầu cá; 38% nhu cầu gạo tẻ. Còn lại, vẫn phải nhập từ các tỉnh khác và nước ngoài.
Vì vậy, gà lậu Trung Quốc được tuồn vào Việt Nam với số lượng rất lớn.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia cầm, vật nuôi không rõ nguồn gốc; không giết, mổ gia cầm, vật nuôi bị ốm hoặc chết không rõ nguyên nhân, không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm, vật nuôi chưa được chế biến kỹ.

Bác sĩ thú y Nguyễn Quý Thạch tư vấn cho chị em nhận biết gà nhập lậu từ Trung Quốc, thường là gà đã qua đẻ nhiều cần dựa vào những yếu tố sau:


Gà càng đẻ nhiều thì càng béo, nhiều thịt nạc, lông rụng, không mượt, cựa dài, hậu môn to. Đặc biệt mào ngả sang bên, chân khô, mốc. Vì gà đẻ hay mổ nhau nên người nuôi thường cắt bớt mỏ. Vì vậy, gà đẻ nhiều có mỏ ngắn, không nhọn, quặp.

Bình thường gà nuôi được khoảng 5 đế 6 tháng thì có thể đẻ trứng. Nếu cho ăn thức ăn chưa có thuốc kích đẻ trứng thì đẻ 50 – 60%. Tức đàn có 100 con thì đẻ 50 – 60 quả/ngày. Nhưng cho thuốc thì đẻ với tỉ lệ 80 – 90%.

Khi gà bắt đầu đến giai đoạn đẻ trứng sẽ được người nuôi cho ăn thức ăn trộn thuốc theo tỉ lệ nhất định. Nếu đàn gà tốt, có thể để đẻ liên tục 1 năm, nếu không chỉ nửa năm.

Theo ông Thạch, trong quá trình nuôi, người nuôi còn cho gà uống kháng sinh Sulfamid giúp gà dự phòng và chống được bệnh tật. Kháng sinh này phổ rộng nên dự phòng và chữa nhiều bệnh như tụ huyết trùng, hen suyễn của gà…

Điều nguy hiểm là khi gà đó được bán ra thì dù trong thịt vẫn có dinh dưỡng nhưng có chất độc, chất dẫn độc, kháng sinh. Ăn vào thì người cũng quen thuốc, vi khuẩn quen thuốc. Khi bị bệnh cấp, dùng kháng sinh chữa sẽ khó khỏi. Trong gà có chất kích độc, khi ăn gà sẽ ăn luôn chất này và nguy cơ bị ung thư.

» Cảnh báo những thực phẩm con người cần hạn chế
» 6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn
» Ăn thực phẩm có thuốc trừ sâu, hơn 1.000 người ngộ độc


Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn