Cá bị nhiễm độc: Làm sao để phân biệt?

An toàn thực phẩmThứ Sáu, 29/04/2016 12:47:00 +07:00

Hiện nay, cá đang nhiễm độc và chết trắng bờ biển miền Trung, vì vậy cách phân biệt cá nhiễm độc là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

(VTC News) – Hiện nay, cá đang nhiễm độc và chết trắng bờ biển miền Trung, vì vậy cách phân biệt cá bị nhiễm độc là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Cách phân biệt cá bị nhiễm độc và cá không bị nhiễm độc đang là điều quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ bởi hiện tại, tình hình cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị) đã gây hoang mang dư luận.

Người dân cần nắm vững những kiến thức dưới đây để lựa chọn được những con cá tươi ngon, không chứa chất độc hại cho gia đình.

Cách phân biệt cá bị nhiễm độc và cá không bị nhiễm độc đang là điều quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ bởi hiện tại
Cách phân biệt cá bị nhiễm độc và cá không bị nhiễm độc đang là điều quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ bởi hiện tại 

Cách nhận biết cá bị nhiễm độc:

_ Mang cá là cơ quan hô hấp của cá, giống như buồng phổi của con người, phần lớn chất độc sẽ tập trung tại đây. Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm.

_ Cá bị nhiễm độc mắt thường đục chứ không tinh anh như cá bình thường, thậm chí có con mắt còn bị lồi ra ngoài.

_ Những con cá nhiễm độc có mủn vảy, long vảy thành đám, điều này là dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng.

_ Nếu những con cá bình thường có mùi tanh thì những con cá nhiễm độc sẽ có nhiều mùi lạ như mùi dầu hôi, mùi tỏi…

_ Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u. Có con da còn bị vàng và đuôi xanh, có đốm đỏ trên cơ thể, loang lổ, cơ thể xây xước nhiều.

Có thể dựa vào những dấu hiệu này để phân biệt cá sạch và cá nhiễm bẩn
Có thể dựa vào những dấu hiệu này để phân biệt cá sạch và cá nhiễm bẩn 

Một số sai lầm về cách chọn cá:

- Nước càng bẩn thì cá càng béo. Thực tế, muốn có cá ngon, cá lành thì phải dùng nước sạch, là nước không chứa chất ô nhiễm từ các nhà máy, khu công nghiệp, nước sinh hoạt... Vì thế, nước sông hay hồ trong nhưng chưa chắc đã sạch, có thể chứa chất độc.

- Nếu ao hồ có cá sống thì nước ở đó không độc. Thực tế, cá vẫn có thể sống được trong những ao hồ đầy chất thải và kim loại nặng, song các chất đó sẽ ngấm vào cơ thể chúng, và tích luỹ trong cơ thể người khi ăn vào.

- Kim loại nặng sẽ lắng xuống dưới đáy ao hồ, sông ngòi, vì thế cá không ăn. Thực ra, khi cá hút nước, chúng hút luôn cả các hợp chất của kim loại nặng bị hoà tan. Những chất ấy đều đi vào tế bào ruột, rồi ngấm vào thịt cá.

- Cá vừa chết nhưng còn tươi thì ăn được tốt. Thực tế, nếu cá vừa chết do (bị giội axit, hoặc do nước thải công nghiệp) nhưng hãy còn tươi, ăn vào sẽ nguy hiểm hơn nhiều.

- Mua cá tươi cho vào tủ đá sẽ để được lâu. Nếu trữ nguyên con cá còn ruột thì quá trình thối rữa diễn ra rất nhanh. Và kể cả ở trong tủ đá thì cá gì cũng chỉ giữ được tối đa 7-8 ngày.

Hà Phương (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn