Bộ trưởng Tài chính: Thuế của Việt Nam ở mức trung bình thấp

Kinh tếThứ Tư, 01/11/2017 20:00:00 +07:00

Trước chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Tài chính nói thuế của Việt Nam không cao khi so sánh với các nước.

Chiều 1/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có phát biểu giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề liên quan đến thu chi ngân sách, chính sách thuế và nợ công trong giai đoạn hiện nay.

Thuế của Việt Nam ở mức trung bình thấp

Trước việc có đại biểu cho rằng mức thu thuế Việt Nam chỉ đứng thứ 3 trên thế giới sau Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng cho biết mỗi nước lại đánh sắc thuế phụ thuộc vào chiến lược riêng. Thuế của Việt Nam thuộc mức trung bình thấp so với các nước khu vực, thế giới.

Theo đó, mức huy động ngân sách trên GDP của Việt Nam là 23,8%. Trong đó thuế và phí chỉ là 19,7%. Trong khi đó theo báo cáo IMF, thu ngân sách bình quân trên GDP của các nước Liên minh Châu Âu (EU) là 44,3% GDP, các nước mới nổi và phát triển ở châu Á 25,5% GDP. Tại Trung Quốc là 28,2%; Ấn Độ 21,3%, Thái Lan 22,4%; Malaysia là 20,4%...

A_zing

 

Bộ trưởng nhấn mạnh khi so sánh số liệu thu ngân sách của các nước cần dựa trên tiêu chí đồng nhất và cùng bản chất. Ví dụ, số thu của nhiều nước chỉ là số thu của chính quyền trung ương, trong khi của Việt Nam gồm cả 4 cấp.

Về cơ cấu thu, Việt Nam cũng tính cả thu từ dầu thô, sử dụng đất, nhà thuộc sở hữu Nhà nước… trong khi tại một số nước lại tính là khoản thu từ vốn, thu từ bán tài nguyên quốc gia. Các nước hát triển cả huy động bảo hiểm xã hội vào số thu. Nên so sánh về bản chất là khác nhau.

Sắc thuế của từng quốc gia phụ thuộc vào chiến lược của từng thời kỳ. Ví dụ thuế tài nguyên ưu tiên xuất khẩu tinh, giảm thiểu xuất khẩu thô. Mức thuế suất ở mức trung bình thấp trên thế giới.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam cũng thực hiện các chính sách miễn giảm thuế cho nhiều doanh nghiệp để đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu thuế. Ngoài ra còn có các giảm thuế theo các hiệp định FTA. Theo đó, thuế phí sẽ ngày càng giảm trong tỷ lệ thu ngân sách. Đến năm 2020, thuế phí sẽ đặt mục tiêu 21% GDP.

Kiểm soát được bội chi sau gần 10 năm

Theo Bộ trưởng, tổng nợ thuế tính đến 30/9 là 73.900 tỷ đồng, Chính phủ đã triển khai quyết liệt công tác thu nợ đọng thuế.  

Số nợ đến 90 ngày là 27.648 tỷ đồng; tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và chậm nộp là 18.061 tỷ; nợ lũy kế kéo dài nhiều năm là 28.221 tỷ đồng (32,8%).

Con số nợ lũy kế kéo dài của hơn 600.000 đối tượng trong đó có trên 100.000 doanh nghiệp. Số nợ có khả năng thu hồi tương đương 3% ngân sách Nhà nước và Chính phủ đang quyết liệt thu hồi.

Về vấn đề chi ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng đặt mục tiêu tăng tỷ trọng thu nội địa, mục tiêu 2020 là khoảng 84% từ thu nội địa. Chi thường xuyên đã giảm xuống, chi cho con người sẽ tiết kiệm hơn và có chính sách mới từ 1/7/2018.

Chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn đang được triển khai và bố trí vốn tốt.

Về bội chi, Chính phủ đang quyết liệt kiểm soát bội chi, giảm trái phiếu chính phủ chưa phân khai. Chính phủ sẽ giữ bội chi dưới 3,5%. Bộ trưởng cho rằng gần 10 năm gần đây mới kiểm soát được bội chi. Số vay, số bội chi đã được kiểm soát.

Mục tiêu đến 2019, số bội chi sẽ giảm sẽ là 3,6%, đến năm 2020 sẽ là 3,4%. Nợ công đến 2018 63,9% trong giới hạn cho phép.

Video: Phó Tổng cục Thuế - Sẽ điều tra việc thu thuế sau bê bối Khaisilk

Thu ngân sách từ Samsung, Formosa không tăng nhiều

Trước việc nhiều đại biểu cho rằng tăng trưởng GDP đạt 6,7% nhưng tại sao NSNN chỉ tăng thu 2,3% so với dự toán, GDP cải thiện nhưng quy mô thu NSNN giảm, vì sao thu từ 3 khu vực lớn không đạt, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã có giải trình cụ thể.

Theo đó, thu NSNN là thước đo quan trọng phản ánh sự phát triển của nền kinh tế nên chịu ảnh hưởng cả từ yếu tố tích cực, hạn chế, yếu kém. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế, lạm phát đạt kế hoạch thì thu ngân sách đạt vượt 2,3% là tích cực.

Thu nội địa từ hoạt động sản xuất trên 14% cũng là tích cực. Dự toán 2018 cũng được ông Dũng đánh giá là tích cực.

5566

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. 

Tổng thể thu NSNN vượt nhưng từ 3 khu vực chính chưa đạt 100% có nguyên nhân khách quan, chủ quan. Khách quan do dự toán giao rất cao, so với năm 2016, cao hơn nhiều so với GDP và lạm phát cộng lại. Nên dù không đạt nhưng đây là mức tích cực.

Về nguyên ngân khách quan, tăng trưởng kinh tế có khởi sắc nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ trưởng, một số tập đoàn, tổng công ty lớn vẫn còn khó khăn. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ôtô, khai khoáng... rất khó khăn. Samsung và Formosa có phát triển nhưng thu lại không được nhiều do đang được hưởng ưu đãi.

Đối với thu ngân sách từ dầu thô, trong giai đoạn 2006-2010 thường chiếm 20% thu ngân sách nhưng hiện nay đã giảm. Năm nay dự toán thu chỉ chiếm 3,2% tổng thu ngân sách. Trên cơ sở 12,2 triệu tấn. Thực tế thu dầu thô khi khai thác tăng thêm 1 triệu tấn là khoảng 3,3 nghìn tỷ. Giá bán tăng nhưng giúp thu từ dầu thô lên khoảng 3,5% thu ngân sách. Bộ trưởng nhấn mạnh con số này chỉ bằng 1/2 thu từ thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, thu nội địa tổng thể vượt dự toán nhưng lại nằm ở ngân sách địa phương. Mục tiêu thu ngân sách trung ương thu được là khó đạt được.

(Nguồn: Zing News)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn