'Bố ơi, mình đi đâu thế?' bị phản ứng vì xúc phạm trẻ tự kỷ

Văn hóa - Giải tríThứ Sáu, 16/10/2015 09:24:00 +07:00

(VTC News) - Bố ơi, mình đi đâu thế xúc phạm trẻ tự kỷ. Chương trình 'Bố ơi, mình đi đâu thế?' đang khiến khán giả phản đối vì xúc phạm người tự kỷ.

(VTC News) - Chương trình 'Bố ơi, mình đi đâu thế?' đang khiến khán giả phản đối vì xúc phạm người tự kỷ.

Trong tập phát sóng mới đây, chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế? vấp phải sự phản đối của khán giả vì xúc phạm người tự kỷ.

Trong hành trình với trải nghiệm ở đảo Kim Cương, luật chơi được đưa ra là cặp bố con nào thua trong phần thi "Vòng xoay kim cương" sẽ phải xuống một chiếc hố gọi là "hố tự kỷ", và chịu sự trêu chọc của các gia đình khác.

Bị khiêu khích, một đội chơi còn tuyên bố sẵn sàng bỏ 500 triệu để xuống hố tự kỷ đó. Và "hố tự kỷ" được dùng như một hình phạt cho đội thua cuộc. Cuối cùng, lần lượt các cặp bố con đều phải xuống "hố tự kỷ" để chịu phạt.
bố ơi mình đi đâu thế
bố ơi mình đi đâu thế
 Các đội chơi trong "Hố tự kỷ"
Ngay sau khi chương trình được phát sóng, "Bố ơi, mình đi đâu thế?" vấp phải sự phản ứng của người xem vì nội dung xúc phạm tới những người mắc chứng tự kỷ.

Đại diện mạng lưới "Người tự kỷ Việt Nam (VNA) cũng ngay lập tức viết thư ngỏ gửi đơn vị sản xuất "Bố ơi, mình đi đâu thế" với chia sẻ chương trình đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển và nhân cách của các bé đang bị tự kỷ.

bố ơi mình đi đâu thế

Bà Trần Hoa Mai - Phó chủ tịch Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam viết: Tự kỷ là một khuyết tật phát triển, điều đó đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc khẳng định trong Nghị quyết 62/139 năm 2007. Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các quốc gia quan tâm đến vấn đề tự kỷ và lấy ngày 2.4 là Ngày Thế giới Nhận thức Chứng tự kỷ.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang hướng tới nhận thức đúng và chia sẻ với người tự kỷ và gia đình của họ bằng nhiều chính sách, hành động tích cực và sự ra đời của VAN là một trong những hành động đó.


Nội dung của chương trình "Bố ơi, mình đi đâu thế" đã vô tình tạo ra nhận thức sai về tự kỷ, cổ vũ cách dùng từ tự kỷ để chỉ trạng thái cô độc, lập dị, và cũng vô tình tạo ra định kiến không hay về khuyết tật tự kỷ. Điều này không phù hợp với với những giá trị nhân văn mà tất cả chúng ta đều hướng tới, nó cũng trái với khuyến nghị nói trên của Liên hợp quốc.

Đồng thời, chúng tôi băn khoăn về giá trị giáo dục của chương trình, vì qua đây con trẻ không được giáo dục về ý thức cảm thông và chia sẻ vời người khuyết tật".

Thuần Vũ
Bình luận
vtcnews.vn