Bộ não nhân tạo giúp bác sĩ nghiên cứu điều trị các bệnh thần kinh

Sức khỏeThứ Tư, 24/10/2018 14:45:00 +07:00

Bộ não làm từ hỗn hợp protein, tơ lụa và tế bào gốc, có thể sống 9 tháng trong ống nghiệm, giúp bác sĩ nghiên cứu bệnh Alzheimer, Parkinson...

Theo Motherboard, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts, Mỹ, tinh chỉnh một môi trường ống nghiệm 3D cho bộ não mini hoạt động. Bộ não nhân tạo này giống như hệ thần kinh và có thể sống trong nhiều tháng.

Bộ não nhân tạo này được tạo ra từ hỗn hợp protein, tơ lụa và tế bào gốc, không thay thế bộ não con người. Ban đầu, một số bộ não được nghiên cứu bắt chước não của thai nhi 9 tuần tuổi, sử dụng tế bào gốc từ da người.

Năm 2014, các nhà khoa học cố gắng nghiên cứu sâu hơn bên trong những bộ não nhỏ này. Từ đó, bộ não mini được tạo ra để các nhà khoa học nghiên cứu hiểu về bệnh Alzheimer, Parkinson và chấn thương sọ não, hy vọng có thể phát triển những phương pháp điều trị.

tri tue nhan tao

 Ảnh minh họa: Livescience

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học và Vật liệu Sinh học của Hiệp hội Hóa học Mỹ, bộ não nhân tạo mới có thể sống ít nhất 9 tháng. Sự tồn tại cho bộ não nhân tạo cho phép các nhà khoa học quan sát tiến triển của các bệnh thần kinh.

David L. Kaplan, giáo sư kỹ thuật y sinh tại Đại học Tufts, cho biết môi trường ống nghiệm tinh chỉnh của bộ não nhỏ này không chỉ giúp não sống lâu hơn mà còn hỗ trợ các loại tế bào não khác nhau. 

Trên thực tế, não không phải là bộ phận cơ thể duy nhất được các nhà khoa học tạo ra từ tế bào gốc. Trước đó võng mạc, tinh hoàn và âm đạo, mạch máu và lớp da nhân tạo đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Mục đích cuối cùng cho các bộ phận nhân tạo này là cấy ghép được vào cơ thể sống để điều trị hoặc sửa chữa tình trạng bệnh lý hay thương tích nhất định. Ví dụ, tinh hoàn nhân tạo có thể sử dụng ghép cho người bị chấn thương bộ phận sinh dục...

Video: Trí tuệ nhân tạo của Google phát hiện ung thư vú chính xác hơn bác sĩ

(Nguồn: VnExpress)
Bình luận
vtcnews.vn