Bình Định còn lại gì sau lũ dữ?

Thời sựThứ Ba, 19/11/2013 09:59:00 +07:00

Những đoạn đường sắt bị nước cuốn trôi, đường nhựa và đường bê tông vững chắc cũng bị nước lũ cuốn phăng, nước lũ xô đổ cả những ngôi nhà kiên cố, trụ điện ngã.

Những đoạn đường sắt bị nước cuốn trôi, đường nhựa và đường bê tông vững chắc cũng bị nước lũ cuốn phăng, nước lũ xô đổ cả những ngôi nhà kiên cố, trụ điện ngã...

Sáng 18/11, sau khi nước lũ rút chúng tôi đã về những vùng bị thiệt hại nặng ở Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn để ghi nhận những hình ảnh: Những đoạn đường sắt bị nước cuốn trôi, đường nhựa và đường bê tông vững chắc cũng bị nước lũ cuốn phăng, nước lũ xô đổ cả những ngôi nhà kiên cố, trụ điện ngã, nhiều đoạn đê bao bị vỡ toang…

Hiện công tác khắc phục sau lũ được triển khai khẩn trương.

Đoạn đường sắt Quy Nhơn - Diêu Trì chạy qua xóm Đạo, khu vực 2, phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) bị lũ cuốn trôi một đoạn dài 30m. (ảnh: N.PHÚC).
Đoạn đường sắt Quy Nhơn - Diêu Trì chạy qua xóm Đạo, khu vực 2, phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) bị lũ cuốn trôi một đoạn dài 30m. (Ảnh: N.PHÚC).
 
bình định, miền trung mùa lũ, tan hoang sau lũ, đường sắt, lũ cuốn trôi
Vân Canh khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ

Theo Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện Vân Canh, tính đến 11h ngày 17/11, nước lũ đã rút khỏi gần 250 ngôi nhà bị ngập ở xã Canh Vinh và Canh Hiển, tuy nhiên một số nhà nước vẫn còn ngấp nghé.
Dù trời mưa to nhưng công nhân đường sắt vẫn đang khắc phục lại những đoạn đường bị mưa lũ làm xói lở ở xã Canh Vinh. (ẢNH - ĐÌNH PHÙNG)
Dù trời mưa to nhưng công nhân đường sắt vẫn đang khắc phục lại những đoạn đường bị mưa lũ làm xói lở ở xã Canh Vinh. (Ảnh: ĐÌNH PHÙNG)

Đợt lũ lụt làm 27,5ha lúa và gần 40ha các loại hoa màu khác của huyện bị hư hại, ngã đổ, cuốn trôi; 36ha ruộng bị sa bồi, thủy phá; gần 4.900 con gia súc, gia cầm bị chết và nước lũ cuốn trôi; 4,8km kênh bê tông ở các công trình bị bồi lấp, bức trôi; nhiều công trình như bể hút trạm bơm, cầu, cống bị hư hại; gần 3km đường giao thông nông thôn bị sạt lở nghiêm trọng; khu dân cư Đá Huê (xã Canh Thuận), thôn 4 (xã Canh Hiệp) bị nước lũ làm xói lở, xâm thực; nhiều đồ dùng sinh hoạt của dân bị ngập và cuốn trôi như tủ lạnh, ti vi, máy phát điện, mô tơ bơm nước, xi măng, lúa gạo…

Anh Phạm Cao Điều (sinh năm 1985, ở thôn An Long 1, xã Canh Vinh) bị nước lũ cuốn trôi, đến nay vẫn chưa tìm thấy thi thể.

Người dân ở khu vực Liêm Trực, phường Bình Định (thị xã An Nhơn) đem lúa bị ngập chìm trong lũ ra sân phơi (ảnh: V.LƯU).
Người dân ở khu vực Liêm Trực, phường Bình Định (thị xã An Nhơn) đem lúa bị ngập chìm trong lũ ra sân phơi (Ảnh: V.LƯU). 
Ngày 17/11, trên địa bàn huyện trời mưa to nhưng chính quyền địa phương các xã, thị trấn và người dân khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tại xã Canh Vinh có 159 ngôi nhà bị ngập và ngay khi nước rút, người dân và chính quyền địa phương đã nhanh bắt tay vào dọn dẹp, tu bổ nhà cửa.

Anh Đào Xanh Đài, ở thôn An Long 2, xã Canh Vinh, cho biết: “Hơn 3 triệu cây keo giống của gia đình tôi bị nước lũ cuốn trôi một nửa, một nửa còn lại bị hư hại nặng; 2 con heo và 40 con gà bị nước cuốn trôi; đất đá xung quanh nhà bị sạt lở nghiêm trọng. Đợt lũ lịch sử này, nhà tôi bị thiệt hại hơn 130 triệu đồng, rồi đây không biết xoay xở như thế nào”.

Anh Đào Xanh Đài, ở thôn An Long 2, xã Canh Vinh đang dọn dẹp lại vườn keo giống vừa bị mưa lũ tàn phá. (Ảnh: ĐÌNH PHÙNG)
Anh Đào Xanh Đài, ở thôn An Long 2, xã Canh Vinh đang dọn dẹp lại vườn keo giống vừa bị mưa lũ tàn phá. (Ảnh: ĐÌNH PHÙNG)

Ông Trần Văn Bài, Phó Chủ tịch UBND xã Canh Vinh, cho biết: “Ước tính tổng thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn xã lên đến chục tỉ đồng. Ngay khi lũ bắt đầu rút, với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”, chính quyền và nhân dân địa phương đã bắt tay vào khắc phục những hậu quả do mưa lũ để lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều cây cối, hoa màu chìm sâu trong nước vẫn chưa khắc phục được; những đồ vật bị nước cuốn trôi vẫn còn trôi nổi ở nhiều nơi…”.



Theo Báo Bình Định
Bình luận
vtcnews.vn