Bí quyết ngăn ngừa dị tật cho thai nhi

Sức khỏeThứ Tư, 17/09/2014 03:00:00 +07:00

(VTC News) - Để sinh một em bé khỏe mạnh, thông minh, ngay từ trước khi thụ thai, bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức và một sức khỏe thật tốt. (HT tổng hợp)

1. Bổ sung Acid Folic: Để ngăn ngừa 93% nguy cơ dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, não úng thủy, nứt đốt sống, các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai cho đến khi thai nhi ít nhất 3 tháng tuổi.

1. Bổ sung Acid Folic: Để ngăn ngừa 93% nguy cơ dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, não úng thủy, nứt đốt sống, các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai cho đến khi thai nhi ít nhất 3 tháng tuổi.

2. Tuyệt đối không dùng thức uống chứa cồn: Rượu trong máu thai phụ truyền dẫn đến thai nhi qua dây rốn. Uống rượu trong khi mang thai có thể làm cho em bé sinh ra bị hội chứng rối loạn ảnh hưởng do rượu trên bào thai.

2. Tuyệt đối không dùng thức uống chứa cồn: Rượu trong máu thai phụ truyền dẫn đến thai nhi qua dây rốn. Uống rượu trong khi mang thai có thể làm cho em bé sinh ra bị hội chứng rối loạn ảnh hưởng do rượu trên bào thai.

3. Ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thai nhi. Bà bầu có thể tìm hiểu và áp dụng một số chế độ cho người mang thai nhưng vẫn đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp.

3. Ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thai nhi. Bà bầu có thể tìm hiểu và áp dụng một số chế độ cho người mang thai nhưng vẫn đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp.

4. Đánh giá yếu tố di truyền: Nếu vợ, chồng hoặc gia đình hai bên có tiền sử bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, đứa con của bạn cũng có nguy cơ bị khuyết tật. Vì thế, bạn nên tìm đến các chuyên gia để chẩn đoán nguy cơ dị tật của con bạn với chồng và đưa ra lời khuyên liệu hai người có nên có em bé hay không.

4. Đánh giá yếu tố di truyền: Nếu vợ, chồng hoặc gia đình hai bên có tiền sử bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, đứa con của bạn cũng có nguy cơ bị khuyết tật. Vì thế, bạn nên tìm đến các chuyên gia để chẩn đoán nguy cơ dị tật của con bạn với chồng và đưa ra lời khuyên liệu hai người có nên có em bé hay không.

5. Không hút thuốc: Hút thuốc mang lại nguy cơ sinh non, khuyết tật sứt môi, hở vòm miệng và thậm chí tử vong. Ngay cả khi người mẹ hít khói thuốc bị động thì thai nhi cũng gặp một số nguy cơ về sức khỏe. Cả hai vợ chồng cùng bỏ thuốc lá trước khi có thai là tốt nhất.

5. Không hút thuốc: Hút thuốc mang lại nguy cơ sinh non, khuyết tật sứt môi, hở vòm miệng và thậm chí tử vong. Ngay cả khi người mẹ hít khói thuốc bị động thì thai nhi cũng gặp một số nguy cơ về sức khỏe. Cả hai vợ chồng cùng bỏ thuốc lá trước khi có thai là tốt nhất.

6. Không dùng thuốc có chất gây nghiện: Thai phụ dùng thuốc có chất gây nghiện có thể bị sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc thai nhi có thể gặp các khuyết tật khi sinh. Phụ nữ nghiện cocain khi mang thai có thể sinh con bị khuyết tật ở tay, chân, hệ tiết niệu và tim.

6. Không dùng thuốc có chất gây nghiện: Thai phụ dùng thuốc có chất gây nghiện có thể bị sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc thai nhi có thể gặp các khuyết tật khi sinh. Phụ nữ nghiện cocain khi mang thai có thể sinh con bị khuyết tật ở tay, chân, hệ tiết niệu và tim.

7. Không tự dùng thuốc: Khi có thai, mỗi viên thuốc bạn sử dụng đều phải cẩn thận, được sự đồng ý của các bác sĩ sản khoa và các chuyên gia. Thậm chí, đối với những loại thuốc trị cảm thông thường hoặc thuốc không cần bán theo toa, bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ xem chúng có hại thai nhi hay không.

7. Không tự dùng thuốc: Khi có thai, mỗi viên thuốc bạn sử dụng đều phải cẩn thận, được sự đồng ý của các bác sĩ sản khoa và các chuyên gia. Thậm chí, đối với những loại thuốc trị cảm thông thường hoặc thuốc không cần bán theo toa, bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ xem chúng có hại thai nhi hay không.

8. Ăn nhiều cá: Tiêu thụ nhiều cá trong thai kỳ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Các loại cá giàu dinh dưỡng bao gồm: Cá cơm, cá da trơn, cá trích, cá hồi, cá minh thái, cá tuyết và tôm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh xa một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá kình, cá thu và cá mập.

8. Ăn nhiều cá: Tiêu thụ nhiều cá trong thai kỳ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Các loại cá giàu dinh dưỡng bao gồm: Cá cơm, cá da trơn, cá trích, cá hồi, cá minh thái, cá tuyết và tôm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh xa một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá kình, cá thu và cá mập.

9. Bổ sung canxi: Canxi cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương ở thai nhi. Bởi vậy, các bà mẹ phải đảm bảo được cung cấp nguồn canxi đầy đủ trong suốt quá trình mang thai. 1000 mg canxi mỗi ngày là hàm lượng phù hợp cho các bà bầu.

9. Bổ sung canxi: Canxi cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương ở thai nhi. Bởi vậy, các bà mẹ phải đảm bảo được cung cấp nguồn canxi đầy đủ trong suốt quá trình mang thai. 1000 mg canxi mỗi ngày là hàm lượng phù hợp cho các bà bầu.

10. Ăn nhiều chất xơ: Táo bón là hiện tượng phổ biến của thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ trì trệ, kể cả hệ tiêu hoá. Lời khuyên dành cho các bà mẹ là tiêu thụ thật nhiều chất xơ ( 28-30 gam mỗi ngày) và uống đủ nước để cơ thể hoạt động trơn tru nhất có thể.

10. Ăn nhiều chất xơ: Táo bón là hiện tượng phổ biến của thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ trì trệ, kể cả hệ tiêu hoá. Lời khuyên dành cho các bà mẹ là tiêu thụ thật nhiều chất xơ ( 28-30 gam mỗi ngày) và uống đủ nước để cơ thể hoạt động trơn tru nhất có thể.

11. Phòng ngừa nhiễm khuẩn: Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.

11. Phòng ngừa nhiễm khuẩn: Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.

12. Tiêm chủng đúng và đủ: Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.

12. Tiêm chủng đúng và đủ: Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.

13. Phát hiện HPV sớm: Mặc dù HPV không gây dị tật thai nhi nhưng có thể khiến các mẹ bầu sinh non, trẻ sinh non lại dễ bị các khuyết tật nghiêm trọng về phổi và não. 50% người có quan hệ tình dục nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.

13. Phát hiện HPV sớm: Mặc dù HPV không gây dị tật thai nhi nhưng có thể khiến các mẹ bầu sinh non, trẻ sinh non lại dễ bị các khuyết tật nghiêm trọng về phổi và não. 50% người có quan hệ tình dục nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.

14. Giữ đường huyết ở mức kiểm soát: Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.

14. Giữ đường huyết ở mức kiểm soát: Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.

15. Duy trì cân nặng phù hợp: Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.

15. Duy trì cân nặng phù hợp: Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.

16. Thăm khám sức khỏe đều đặn: Nên đi khám bác sĩ và chăm sóc thai nhi ngay khi biết mình vừa có thai. Việc thăm khám bác sĩ định kỳ trong suốt thời gian mang thai là điều nên làm. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên trong từng giai đoạn nhất định.

16. Thăm khám sức khỏe đều đặn: Nên đi khám bác sĩ và chăm sóc thai nhi ngay khi biết mình vừa có thai. Việc thăm khám bác sĩ định kỳ trong suốt thời gian mang thai là điều nên làm. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên trong từng giai đoạn nhất định.

17. Thư giãn: Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình mang thai, tình trạng căng thẳng trầm trọng của người mẹ sẽ gây dị tật cho thai nhi. Căng thẳng cũng làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non và vô sinh. Có nhiều cách để xả tress, tăng cường sức khỏe cho bà bầu như thường xuyên tập thể dục, yoga.

17. Thư giãn: Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình mang thai, tình trạng căng thẳng trầm trọng của người mẹ sẽ gây dị tật cho thai nhi. Căng thẳng cũng làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non và vô sinh. Có nhiều cách để xả tress, tăng cường sức khỏe cho bà bầu như thường xuyên tập thể dục, yoga.

Bình luận
vtcnews.vn