Bí quyết học 'độc' của thủ khoa 2013

Giáo dụcThứ Ba, 24/09/2013 09:00:00 +07:00

(VTC News)- 4 thủ khoa xuất sắc nhất năm 2013 đã có những chia sẻ rất thú vị về cuộc sống và những bí quyết học tập độc đáo để có được những thành công.

(VTC News)- 4 thủ khoa xuất sắc nhất năm 2013 đã có những chia sẻ rất thú vị về cuộc sống và những bí quyết học tập độc đáo để có được những thành công.

Đến thời điểm này, đã có hàng trăm câu hỏi gửi về cho các thủ khoa xuất sắc nhất năm 2013 trong cuộc Giao lưu trực tuyến Nghị lực và Bí quyết thủ khoa 2013 do Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội và công ty Cổ phần MH Việt Nam, Báo điện tử VTC News phối hợp tổ chức.

4 thủ khoa xuất sắc năm 2013 sẽ giao lưu trực tuyến trên VTC News  
Nhiều độc giả đã gửi những câu hỏi rất thú vị về cuộc sống hiện tại của các thủ khoa. Hãy cùng VTC News khám phá cuộc sống của các thủ khoa, tân sinh viên xuất sắc ngoài đời.

Buổi giao lưu trực tuyến có sự góp mặt của Bùi Thị Yến Hằng, thủ khoa đầu vào và đầu ra của Đại học Sư phạm Hà Nội; Thủ khoa nghèo Nguyễn Hữu Tiến; Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc của trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn; Thủ khoa Bùi Chí Hướng (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông).

Mời độc giả theo dõi toàn bộ buổi giao lưu trực tuyến tại đây
Ban tổ chức chương trình tặng hoa và chúc mừng các thủ khoa xuất sắc 
Các bạn thủ khoa góp mặt trong buổi giao lưu 

Hỏi: Chào Hướng, những ngày Tân sinh viên của em thế nào? Ấn tượng gì khiến em vui nhất? ( Thành Tâm (30 tuổi, Thanh Hóa) 

Thủ khoa Bùi Chí Hướng: Khi trở thành Tân sinh viên của HVBCVT, em hơi có chút bỡ ngỡ. Sau khi tiếp xúc với các giảng viên và các bạn sinh viên thì em nhận thấy đây là một môi trường rất bổ ích.

Buổi đầu tiên khi học môn Thiết kế đa phương tiện, sau khi được nghe thày giới thiệu về môn học, em cảm nhận đây là một môn học rất thú vị, có thể giúp ta phát huy được óc sáng tạo. Sau khi học môn này, em cảm thấy ngành mình chọn thật đúng đắn.
4 thủ khoa xuất sắc năm 2013 tại buổi giao lưu
4 thủ khoa xuất sắc năm 2013 tại buổi giao lưu 
Hỏi:Cảm giác đầu tiên của bạn khi bước lên bục giảng khi tham gia các đợt thực tập, kiến tập như thế nào? (Trần Lê - Hải Phòng)

Thủ khoa Bùi Thị Yến Hằng: Cảm giác đứng trên bục giảng vô cùng đáng nhớ. Hồi hộp không biết nó sẽ diễn ra thế nào thường xuyên luyện tập với bạn trước mỗi giờ giảng. Sau đó thì về tập giảng trước gương. Kỷ niệm: đứng trên bục giảng lần đầu tiên đã giảng hết những kiến thức đã chuẩn bị mà học sinh vẫn còn nhiệt tình muốn nghe cô giảng. Đang lúc luống cuống thì được thầy "chữa cháy"...

Hỏi: Người ta vẫn nói, thi khối C là phải học thuộc, rất nhiều. Cách học của chị  Ngọc như  thế  nào để  đạt kết quả cao như vậy? (Trần Hằng , 17 tuổi , Thanh Hóa)

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc:  Khối C cần sư chăm chỉ. Phải có quyết tâm và niềm tin. Mình có niềm đam mê Lịch sử từ năm lớp 9. Do đó, mình đã chú tâm học từ đó. Để học tốt nên đề cương môn học, luyện nhiều đề thi theo từng phần, đề mục khác nhau.

Hỏi:Em có cái tên rất đẹp. Chị nghĩ nó góp phần khiến em trở nên vững vàng và có ý chí hơn trong cuộc sống đấy. Vậy chí hướng của Chí Hướng trong tương lai là gì? (Bắc Thanh)

Thủ khoa Bùi Chí Hướng trả lời các câu hỏi của bạn đọc cả nước
Thủ khoa Bùi Chí Hướng trả lời các câu hỏi của bạn đọc cả nước 

Thủ khoa Bùi Chí Hướng: Khi mà chọn khoa đa phương tiện, em có ước mơ trong tương lai là trở thành lập trình viên và thiết kế đồ học cho phim hoạt hình 3D. Ước mơ này của em bắt nguồn từ hồi bé khi xem phim hoạt hình, em rất tò mò và thích thú với những chuyển động và cử chỉ của các nhân vật hoạt hình.

Từ bé, em cũng không để ý đến tên của mình lắm, khi đạt được kết quả cao trong học tập thì em mới nhớ lại lời bố: “ Vì em là con trai duy nhất trong gia đình có 4 chị em nên bố đặt tên em là Chí Hướng để gửi gắm niềm tin của cả gia đình, mai sau sẽ thành công dân tốt, thành người luôn có chí hướng phấn đấu. Dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng sẽ tiến về phía trước, không bỏ cuộc”.

Hỏi:Suy nghĩ đầu tiên của em khi nhận được kết quả cao trong kỳ thi Đại học năm nay? (Thu Hương, 26 tuổi, Nam Định)

Thủ khoa Bùi Chí Hướng: Thực ra đỗ đại học với em đã rất vui rồi nhưng khi biết được mình trở thành Thủ khoa thì niềm vui nhân lên rất nhiều lần và em rất hài lòng về kết quả.

Ngoài niềm vui, em cũng có một chút xúc động khi nhớ lại “công mài sắt” suốt 12 năm qua. Em biết ơn cha mẹ, những người thày, người cô đã quan tâm và dạy dỗ em trong suốt thời gian qua.

Trong giây phút biết mình trở thành Thủ khoa, em nhớ đến bố mẹ và muốn nói với bố mẹ rằng: “Bố mẹ ơi, con có một khởi đầu thuận lợi. Con rất biết ơn quãng thời gian bố mẹ còn sống, đã luôn dìu dắt, chỉ bảo cho con. Tuy quãng thời gian đó rất ngắn nhưng con vẫn luôn ghi nhớ và cũng tự nhủ lòng sẽ luôn cố gắng để theo đuổi ước mơ”.

Hỏi:Em được nghe và đọc rất nhiều về anh trên báo. Sau khi trở thành một người nổi tiếng cuộc sống của anh có gì thay đổi không? (Thanh Hà,17 tuổi, Nam Định) 

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Mình nhận được sự giúp đỡ của nhiều người và được tạo điều kiện tốt trong việc học, đó là ý nghĩa và thuận lợi cho cuộc sống của mình hiện tại và tương lai. Điều này cũng khiến cho mình phải suy nghĩ, tự nhủ phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để thực hiện những mục tiêu của mình cũng như những mong muốn, kì vọng của mọi người.

Hỏi: Em thấy mình có những tố chất nào phù hợp với ngành Y? Những tố chất nào cần tiếp tục rèn luyện? (Mạnh Đức, 24 tuổi, Thanh Hóa)

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Càng được tiếp xúc, nói chuyện nhiều với những thầy cô, các anh chị trong trường Y, em càng cảm thấy thích và yêu quý ngành mà mình đã lựa chọn. Em thấy đó là một trong những yếu tố cốt lõi để em có thể kiên trì trên con đường mình đang theo đuổi.

Em nghĩ mình cần rèn luyện tính cẩn thận – một trong những đức tính quan trọng nhất của một người bác sỹ.

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến giao lưu cùng độc giả 

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Mình nhận được sự giúp đỡ của nhiều người và được tạo điều kiện tốt trong việc học, đó là ý nghĩa và thuận lợi cho cuộc sống của mình hiện tại và tương lai. Điều này cũng khiến cho mình phải suy nghĩ, tự nhủ phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để thực hiện những mục tiêu của mình cũng như những mong muốn, kì vọng của mọi người.

Hỏi: Trong các môn học hồi phổ thông và các môn học ĐH em đã tiếp xúc, em thích môn nào nhất? Ngại môn nào nhất? (Hoàng Lan, 21 tuổi, Hà Nội)

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến:
Em thích nhất môn Toán và ngại nhất môn Văn. Em nhận thấy mình hợp với những môn tự nhiên hơn, em cũng muốn có thể học đều tất cả các môn nhưng có vẻ bản thân em không có ‘duyên’ với những môn xã hội (Cười).

Hỏi: Em thấy mình có những tố chất nào phù hợp với ngành Y? Những tố chất nào cần tiếp tục rèn luyện? (Mạnh Đức, 24 tuổi, Thanh Hóa)

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Càng được tiếp xúc, nói chuyện nhiều với những thầy cô, các anh chị trong trường Y, em càng cảm thấy thích và yêu quý ngành mà mình đã lựa chọn. Em thấy đó là một trong những yếu tố cốt lõi để em có thể kiên trì trên con đường mình đang theo đuổi.

Em nghĩ mình cần rèn luyện tính cẩn thận – một trong những đức tính quan trọng nhất của một người bác sỹ.

Thủ khoa đầu vào và đầu ra Bùi Yến Hằng giao lưu cùng bạn đọc cả nước
Hỏi: Các cô gái Sư pham thường được nhiều bạn trai để ý, Hằng có yêu ai khi đang là sinh viên không? (Minh Đức) .

Thủ khoa Bùi thị Yến Hằng: theo bạn thì tình yêu thời sinh viên rất đẹp. quan điểm " yêu cho đời thêm đẹp". trong thời gian học tập tại trường bạn cũng trải qua một vài lần cảm xúc như vậy. cũng trải qua 1 thời mơ mộng của sinh viên: gấp hạc, đạp xe đi chơi cùng người yêu... tình yêu sinh viên không còn ngây ngô như thời học sinh nhưng vẫn còn sự lãng mạn, mơ mộng  cũng để lại nhiều kỷ niệm. sinh viên khoa hóa không khô khan như mọi người nghĩ mà cũng lãng mạn không kém những sinh viên ở các khoa văn hay các khoa xã hội khác.

Hỏi: Bạn nghĩ gì khi hiện nay rất nhiều sinh viên Sư phạm ra trường đều không có việc làm hoặc làm những việc trái với ngành nghề được đào tạo? (Mai Hoa)

Thủ khoa Bùi Thị Yến Hằng: Thực trạng hiện này nhiều sinh viên không xin được việc hoặc chỉ dạy hợp đồng. nên ra trường mọi người thường bảo nhau hy vọng không gặp lại bạn bè ở cao học.

Điều đó đồng nghĩa với việc không xin được việc. Trên thực tế quá nhiều trường đại học đào tạo sư phạm. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ yếu tố chủ quan các bạn sinh viên trong quá trình học tập chưa tự mình nỗ lực, học tập nghiêm túc nên dẫn tới kết quả không tốt sau khi ra trường.

Hỏi: Rất nhiều bạn mình khi tốt nghiệp ngành Sư phạm ra trường nếu muốn xin vào biên chế ngành thường phải mất tiền. Các bạn của bạn có rơi vào hoàn cảnh này không. Làm sao có thể theo đuổi với nghề giáo khi không phải là thủ khoa xuất sắc đầu ra như Hằng? (Trần Hùng)

Thủ khoa Bùi Thị Yến Hằng: Đây là cũng là vấn đề chung của xã hội có thể nó đã trở thành 1 tiền lệ. Nhưng nếu bạn có thể tự cố gắng ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường để trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng để có một công việc tốt khi ra trường.

Vì không phải con đường nào cũng trải thảm đỏ, nên trước mắt phải tự trang bị cho mình kiến thức để sẵn sàng vượt qua khó khăn.

Bản thân Hằng cũng phải trải qua những áp lực khi ra trường. để trở thành một giảng viên nên Hằng cũng phải học thêm nhiều, trau dồi nhiều kiến thức hơn người khác để đào tạo ra một thế hệ sư phạm tốt sau này.

Vì vậy, Hằng không ngừng cố gắng trau dồi cả về kiến thức và đạo đức để trở thành một giảng viên tốt.

Hỏi: Anh cũng có em trai sắp thi đại học. Đâu là bí quyết học tập, thi cử mà em nghĩ có thể chia sẻ và phù hợp với các bạn sắp là tân sinh viên khác? (Thành Trung,30 tuổi, Hà Nam)

Thủ khoa Bùi Chí Hướng: Trong thời gian ôn thi, đối với  2 môn trắc nghiệm như Hoá và Lý thì em nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Vì theo em những câu trắc nghiệm về lý thuyết chỉ cần nắm kiến thức cơ bản trong SGK thì sẽ không bỏ lỡ những điểm đáng tiếc.

Về một số công thức của Hoá, Lý cũng như Toán thì em có 1 quyển sổ tay để ghi lại. Hay những bài toán hay cần độ tỉnh táo cao vì đáp án thường có những dữ kiện lừa, thì em cũng ghi vào sổ tay để thời gian rảnh thì em ôn lại.

Đối với môn Toán, trước khi làm đề Đại  học thì em ôn luyện theo từng dạng, không ôn chung chung, lan man. Khi đã nắm chắc từng dạng thì em mới tập trung ôn đề.

Hỏi : Em có suy nghĩ gì khi được  đích thân Bộ trưởng  Nguyễn Bắc Son tặng học bổng? Trấn Thành (21 tuổi, Nam Định)

Thủ khoa Bùi Chí Hướng: Khi được Bộ trưởng tặng học bổng, em rất bất ngờ và cũng rất vui vì hoàn cảnh gia đình mình được nhiều người hảo tâm hỗ trợ và quan tâm đến. Em cảm nhận được quanh mình còn rất nhiều những người tốt và cuộc sống còn rất tươi đẹp để cho em có niềm tin vào tương lai.

Món quà của Bộ trưởng giúp em cảm thấy mình có bước đầu thuận lợi hơn các bạn khác, càng làm động lực cho em phấn đấu để đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Hỏi:Chị rất khâm phục ý  chí và  nghị  lực của em , đã có lúc nào em từng sụp đổ khi  bố mẹ em qua đời không?  Em có thể  chia sẻ với chị  vài  kỷ niệm với bố mẹ  khi còn sống không? (Lan Anh,22 tuổi,  Lào Cai)

Thủ khoa Bùi Chí Hướng: Trong khoảng thời gian Học kỳ 1 lớp 11, em cũng từng có cảm giác suy sụp. Em cảm thấy tự ti và nghĩ rằng cuộc đời thật bất công vì mình không được như các bạn khác.

Nếu chỉ có một mình thì chắc em cũng không thể vượt qua. Nhờ có động viên, quan tâm của người thân, ở nhà thì có bà và các chị, đến lớp thì có sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn nên em đã may mắn vượt qua quãng thời gian đó.

Mình cảm thấy niềm tin mà mọi người đặt vào cho mình rất nhiều nên em hiểu rằng không chỉ phấn đấu cho bản thân mà còn cho rất nhiều người khác nữa. Em không muốn những người quanh em phải thất vọng.

 Gia đình em trước đây bố mẹ đều làm ruộng nên kỉ niệm mà em nhớ nhất đều gắn với đồng ruộng quê hương. Hồi đó em còn bé chưa làm được những việc nặng, chỉ biết giúp bố mẹ những việc nhỏ nhất như ôm lúa lên bờ để tuốt hoặc đẩy xe thóc về nhà. Đấy tuy chỉ là những kí ức nhỏ nhưng rất đẹp và đáng quý với em.

Hỏi:Người ta vẫn nói, thi khối C là phải học thuộc, rất nhiều. Cách học của chị  Ngọc như  thế  nào để  đạt kết quả cao như vậy? (Trần Hằng – Thanh Hóa).

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc:  Khối C cần sư chăm chỉ. Phải có quyết tâm và niềm tin. Em ó niềm đam mê Lịch sử từ năm lớp 9. Do đó, em đã chú tâm học từ đó. Để học tốt nên đề cương môn học, luyện nhiều đề thi theo từng phần, đề mục khác nhau.

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc (áo kẻ sọc) giao lưu với bạn đọc cả nước 

Hỏi: Em theo học ngành gì tại trường? Mục tiêu của em khi lựa chọn ngành này? (Lê Đức).

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc: Em học khoa Văn Học của trường, nhưng ra trường em mong muốn trở thành một nhà báo. Đó là ước mơ từ nhỏ của em. Em lựa chọn thi vào khoa văn vì em thấy học khoa Văn sẽ được đào tạo sâu về kỹ năng biên tập và có kiến thức sâu về văn hóa. Thêm vào đó, khoa văn cũng có đạo tạo về nghiệp vụ báo chí nữa. Em sẽ cố gắng  để theo đuổi ước mơ của mình.

Hỏi:Ngoài học ra thì sở thích của em những lúc rảnh rỗi là gì? (Thuận Thiên ( 28 tuổi, Lạng Sơn).

Thủ  khoa Lê Thị Minh Ngọc: Em đam mê đọc tiểu thuyết và truyện ngắn của một số nhà văn nổi tiếng. Đặc biệt là những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Vì thích khám phá từ nhỏ nên em rất thích đi du lich. Do đó, đó cũng là một lí do em thích làm báo.


Hỏi:
Sau những buổi học đầu tiên, em thấy việc học ở ĐH và Phổ thông giống và khác nhau thế nào? Em đã tự tìm cho mình phương thức điều chỉnh nào cho phù hợp chưa? (Hồng Lam, 30 tuổi, Nghệ An).

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc: Nó thật sự hoàn toàn khác so với suy nghĩ của em. Môi trường rất năng động, chúng em được làm việc với các giảng viên nhiều kinh nghiệm. 

Được học cùng các bạn sinh viên rất giỏi nên bản thân em thấy là mình còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Ở phổ thông lớp em chỉ có 40 bạn, lên tới Đại học một lớp có hơn 80 bạn học sinh lại ở rất nhiều khoa khác nhau do đăng kí tín chỉ nên em thấy hơi khó khăn tiếp thu kiến 

Một phương pháp em nghĩ là hữu ích nhất, đó là mình cần chủ động trong việc học tập và tham gia các hoạt động của đoàn, hội,...

Hỏi: Lên đại học em có định đi làm thêm không? Anh có đứa em gái cũng định thi khối C, nếu được anh có thể liên lạc với em như thế nào để cô em gái của anh liên lạc và xin kinh nghiệm (Đình Thắng).

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc: Em rất muốn đi làm thêm để học hỏi thêm kinh nghiệm nhưng em nghĩ nên để năm thứ 2 để tập trung cho việc học và làm quen với môi trường mới. 

Em gái của anh có thể gửi những thắc mắc, khó khăn trong phương pháp học tập cho em vào mail: [email protected]. Em rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người.

Hỏi: Nhìn ảnh em cười rất tươi, anh muốn hỏi Ngọc đã có người yêu chưa. Mẫu bạn trai lý tưởng của em là gì? (Quang Dũng).

Thủ khoa Lê Thị Minh Ngọc: Em rất cảm ơn vì lời khen của anh. Em nghĩ đây là câu hỏi khá thú vị. Nhưng, em nghĩ mình còn quá trẻ để nói về chuyện đó. Trước mắt, việc học tập vẫn là quan trọng nhất với em. Có thể, trong tương lai em sẽ suy nghĩ về chuyện đó. 

Chuyện tình yêu với em còn qua xa để bàn tới, em nghĩ là trong tình yêu thì không có một khuôn mẫu nào hết.

Hỏi:  Anh học giỏi như vậy lại khá điển trai, đặc biệt sau khi anh trở thành thủ khoa được nhiều người biết đến, chắc có nhiều bạn gái ngưỡng mộ anh đúng không ạ? Có cô nào tỏ tình với anh chưa? (Mai Hà, 17 tuổi, Hà Nội).

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến và Bùi Chí Hướng tỏ ra rất thích thú với những câu hỏi của độc giả 
Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Thực ra có lẽ do mình ăn ảnh thôi (cười). Mình cũng may mắn nhận được sự ngưỡng mộ của một số bạn, người tỏ tình thì cũng có rồi, nhưng hiện tại mình muốn tập trung vào việc học hơn.

Hỏi: Nếu dùng một từ để nói về bố của mình Tiến sẽ dùng từ gì? (Trần Hà, Hà Nội)

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Em nghĩ việc chỉ dùng một từ để nói về những điều mà bố, mẹ làm cho con cái đều là không đủ. Tuy nhiên ‘bình thường mà vĩ đại’ là những suy nghĩ của bất cứ một người con nào cũng muốn dành cho bố mẹ của mình.

Hỏi: Được biết bố của Tiến từng phải sống trong ống cống mưu sinh để nuôi các con ăn học. Nếu sau này đi làm tháng lương đầu tiên, Tiến sẽ dùng để làm gì cho bố mẹ mình (mua quà hay mời bố mẹ đi du lịch…) (Tùng Lâm)

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Có lẽ toàn bộ tháng lương đầu tiên mình sẽ đưa hết cho bố mẹ (cười).

Hỏi: Em đã từng khi nào nói con yêu bố mẹ chưa? Nếu có thì vào thời điểm nào? Nếu chưa thì tại sao? (Thu Thương)

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Em ít khi bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời nói, đối với em việc suy nghĩ thế nào và hành động ra sao mới là quan trọng. Việc em cố gắng hết sức cho việc học để đạt thành tích tốt, không phụ lòng bố mẹ cũng là một cách thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với bố mẹ. 

Hỏi: Mình thấy số tiền mà các nhà hảo tâm dành tặng Tiến có lẽ không ít. Bạn có định dùng số tiền đó?

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến: Nhiều người cũng có thắc mắc giống bạn, mình sẽ sử dụng số tiền mà những nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ vào việc học tập. Nhân đây, em cũng muốn cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của tất cả mọi người trong thời gian vừa qua.

Hỏi: Cháu rất khâm phục chú vì đã sẵn sàng hy sinh vì con. Không biết hiện tại sức khỏe của chú như thế nào? Hiện tại chú còn phải làm việc vất vả không? (Minh Nguyên, 20 tuổi, Hà Nội)

giao lưu với độc giả cả nước
Chú Nguyễn Hữu Định (bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến) cũng cùng cậu con trai giao lưu với độc giả cả nước 

Chú Nguyễn Hữu Định (bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến): Chú cũng sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nông, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sinh con ra cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con, vì con, chú chấp nhận hi sinh đời mình để con có thể một tương lai tốt nhất. 

Hiện giờ tuổi cao cũng khó tránh được sức yếu, tuy nhiên vì con, chú vẫn sẽ cố gắng bươn trải, vươn lên, quên nỗi mệt nhọc, cố gắng là trụ cột, là chỗ dựa cho con.

Con cái là tài sản quý nhất của gia đình, chú vẫn tiếp tục cố gắng ra ngoài phố, ngoài đường tìm việc, tạo thu nhập để hỗ trợ cho con ăn học.

Hỏi: Hiện tại cuộc sống của gia đình mình như thế nào? (Phương Lan, 19 tuổi, Hà Nam)

Chú Nguyễn Hữu Định (bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến):Tiến được như ngày hôm nay, gia đình rất vui mừng và cảm thấy tự hào. Tuy nhiên, hiện tại kinh tế gia đình không ổn định, bốn đứa con đều đang học, thực sự chú vẫn rất lo lắng, chưa biết trước mắt sẽ xoay xở như thế nào.

Hỏi: Sau khi hoàn cảnh của gia đình được đăng tải lên các phương tiện thông tin, rất nhiều nhà hảo tâm đã đến và tặng quà Tiến. Chú cảm thấy như thế nào về sự giúp đỡ này. Liệu gia đình có dùng để sửa lại căn nhà đang ở dưới quê cho khang trang hơn không? (Duy Minh, 25 tuổi, Nam Định)


Chú Nguyễn Hữu Định (bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến):
Thay mặt gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ, giúp gia đình bớt đi một phần gánh nặng.

Nhận được số tiền ủng hộ, chú cũng đã bàn và động viên vợ, đừng vội nghĩ sẽ dùng số tiền này cho riêng mình, chú chẳng bao giờ nghĩ đến việc sửa nhà, mua xe mà dùng toàn bộ để cho các con ăn học, vì con đường học hành của Tiến còn dài và gian nan lắm.

Độc giả gửi câu hỏi cho các thủ khoa, tân sinh viên xuất sắc 2013 có thể gõ vào ô thảo luận cuối bài viết hoặc gửi về địa chỉ [email protected]

Ban Khoa giáo Báo điện tử VTC News

Bình luận
vtcnews.vn