Bí mật đằng sau các cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ

Thế giớiThứ Ba, 13/12/2016 11:24:00 +07:00

Sau cuộc điện đàm phá vỡ nhiều quy tắc của Tổng thống đắc cử Donald Trump với nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) khiến nhiều người tò mò về hậu trường các buổi trò chuyện bằng điện thoại của Tổng thống Mỹ.

Theo tờ Business Insider, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ 6 vừa qua. Động thái này được cho là phá vỡ nhiều quy tắc về cách các vị nguyên thủy quốc gia thực hiện điện đàm.

Theo đó, cuộc gọi của ông Trump hôm thứ 6 không thực hiện theo các thủ tục thông thường đã có từ thời Tổng thống Rutherford B.Hayes, năm 1877. 

donaldtrumpinfonet

 Tổng thống đắc cử Donald Trump

Mọi cuộc điện thoại từ Nhà Trắng đều được lên kế hoạch tỉ mỉ trước đó và rất ít khi để xảy ra một trường hợp ngoài ý muốn nào.

Tuy nhiên, cuộc gọi của ông Trump ngày 9/12 tới người lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) hoàn toàn khác. Nhà Trắng không hay biết về cuộc gọi này cho đến khi sự việc xảy ra.

Thông thường khi Tổng thống Mỹ có cuộc điện đàm với các vị lãnh đạo quốc gia khác, ví dụ như Tổng thống Obama, nhân viên trực tổng đài phủ tổng thống sẽ trả lời: "Xin hãy giữ máy chờ ngài Tổng thống". Sau đó người trợ lý sẽ cung cấp cho ông một hồ sơ của Hội đồng an ninh quốc gia gồm những thông tin liên quan đến người mà ông gọi điện.

Bài viết trên tờ Yahoo News năm 2014 chỉ rõ đó là mọi thông tin liên quan đến tính cách, sức khỏe của bản thân vị lãnh đạo và của vợ, con cái, thậm chí cả những chi tiết nhỏ như người đó có thích nói đùa hay không...

Và ngay sau khi cuộc gọi kết thúc, giới chức của hai quốc gia sẽ xây dựng một bản tóm tắt ngắn để gửi cho truyền thông.

Trong khi đó, cựu Tổng thống George W. Bush, rất tỉ mỉ khi thực hiện điện đàm, theo tờ Yahoo News. Đối với cựu Tổng thống George W. Bush, cuộc điện đàm khó khăn nhất có lẽ là với ông Hồ Cẩm Đào, cựu lãnh đạo Trung Quốc.

Một cựu quan chức Nhà Trắng cho biết: "Thật không thể tin được. Hầu hết chúng đều kéo dài hơn một tiếng. Mọi cuộc điện thoại với Chủ tịch nước Trung Quốc đều bắt đầu bằng một lời khẳng định chính sách của Mỹ với Trung Quốc".

Video: Trump và Putin liên tiếp tặng nhau những lời có cánh

Về phía Tổng thống Mỹ Obama, ông lại tỏ ra thích thú khi trò chuyện với một số nhà lãnh đạo nước ngoài hơn những người tiền nhiệm.

Các cuộc điện đàm giữa ông Obama với Tổng thống Nga Vladimir Putin thường vô cùng "mệt mỏi". Có lần cuộc nói chuyện kéo dài đến 90 phút để thuyết phục ông Putin đưa quân đội ra khỏi Crưm và đây cũng là cuộc điện đàm lâu nhất của ông Obama với một vị lãnh đạo khác trên thế giới.

Quan chức Nhà Trắng cho biết, ông Obama rất thích nói chuyện với ông Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nga đương nhiệm (trước đây ông Medvedev cũng đã từng làm Tổng thống Nga).

Ông Obama thường có cảm giác muốn nói chuyện thêm nữa với Dmitry Medvedev sau khi kết thúc cuộc điện thoại. Hay cựu Tổng thống Ai Cập, Mohammed Morsi cũng là một người lúc nào cũng rất thân thiện và thích nói chuyện.

Theo Business Insider, bằng việc điện đàm trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan, ông Trump đã phá vỡ những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc gần 40 năm qua khi thuyết phục các vị Tổng thống Mỹ không làm điều đó.

Kể từ khi chiến thắng cuộc tranh cử tổng thống, ngoài cuộc gọi với người lãnh đạo Đài Loan, ông Trump cũng đã thực hiện một số cuộc gọi khác. 

Ví dụ như ông đã gọi cho lãnh đạo Pakistan. Trong cuộc điện đàm này lãnh đạo Pakistan đã mời ông Trump đến thăm Pakistan. Một động thái được cho là có thể chọc tức Ấn Độ. Ngoài ra, ông Trump cũng nói chuyện với lãnh đạo Kazakhstan.

(Nguồn: Infonet)
Chuyên đề: Tin tức nước Mỹ
Bình luận
vtcnews.vn