Bệnh nhân ung thư ăn thế nào để chống chọi với bệnh?

Sức khỏeThứ Năm, 05/11/2015 07:26:00 +07:00

Theo chuyên gia về điều trị bệnh ung thư thì đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng

Theo chuyên gia, bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng và rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý.

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể (hội chứng suy mòn). Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do khối u gây ra.

Cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư.
Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng.

Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vọng của bệnh nhân ung thư.

Theo thống kê, có khoảng 30% trường hợp bệnh nhân ung thư bị rút ngắn thời gian sống do cơ thể suy kiệt chứ không phải do khối u. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác khỏe hơn.

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: chất đạm – tinh bột – chất béo – nhóm giàu vitamin, khoáng chất và nước.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khỏe để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư cũng gặp nhiều bất lợi. Biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất, nguyên nhân là do tác dụng phụ của quá trình điều trị.

Dù với bất kỳ lý do gì, tình trạng biếng ăn cũng cần phải cải thiện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn nhiều vào buổi sáng (1/3 năng lượng cả ngày), chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Nên ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, thức ăn nghiền và nên đa dạng hóa thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn…

Hóa trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn trầm trọng. Lời khuyên, vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày, uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút….

Đa phần bệnh nhân hóa trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…ăn nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh mỳ nướng, bánh quy giòn.

Vấn đề uống nước cũng là vấn đề thường gặp. Người bệnh thường ít uống nước, nhưng với bệnh nhân ung thư, lời khuyên là nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày.

Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau quả, sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước.


» Ăn táo: Ngừa ung thư gan, tuyến tụy, vú
» Công bố 116 thủ phạm gây ung thư
» Sai lầm lớn khi công kích thực phẩm chức năng
» Ăn loại hạt này tránh đột quỵ, tiểu đường


Nguồn: Tổng hợp


Bình luận
vtcnews.vn