Bệnh nhân tâm thần tấn công, nữ bác sỹ suýt mất mạng

Sức khỏeThứ Năm, 11/05/2017 06:14:00 +07:00

Sau khi bị bệnh nhân tâm thần tấn công, nữ bác sỹ phải sống cùng với hai chiếc đĩa nhân tạo được giữ bằng những tấm kim loại trong cổ.

Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, các y, bác sĩ cũng phải đối mặt với hàng loạt tình trạng “bạo lực tại nơi làm việc”, đặc biệt là ở những viện tâm thần.

Các cơ quan chức năng đã ban hành rất nhiều chính sách cùng với việc sẵn sàng chi một số tiền lớn nhằm bảo vệ cho những nhân viên tại bệnh viện, tuy nhiên vẫn không thể thay đổi hoàn toàn thực trạng đó.

Dưới đây là một vài câu chuyện điển hình về tình trạng bạo lực tại các bệnh viện trên thế giới:

Bị tấn công bởi bệnh nhân tâm thần

Ramona Goodman là một cựu nhân viên tại một Bệnh viện tâm thần của Tiểu bang Atascadero, Mỹ. Sau khi bị bệnh nhân tấn công, cô phải sống cùng với hai chiếc đĩa nhân tạo được giữ bằng những tấm kim loại trong cổ mình.

Hinh anh

Ramona Goodman là một nạn nhân của tình trạng bạo lực tại bệnh viện.

Cô kể lại rằng, vào tháng 9 năm 2008, một bệnh nhân đi xuống hành lang và yêu cầu cô mang cho anh ta một đôi tất mới từ phòng giặt là. Trên đường đi, cô hỏi rằng liệu anh ta có cảm thấy khó khăn gì vào cuối tuần và muốn chia sẻ điều gì không, biết đâu có thể giải quyết được vấn đề.

Anh ta trả lời rằng không muốn nói về vấn đề đó vào lúc này. Đúng lúc đó, họ tới phòng giặt là.

Cô nói tiếp: “Khi tôi tra chìa vào ổ khóa, tôi nhận thấy bàn tay anh ta ở ngay dưới cằm của mình. Tôi vội vàng cúi xuống một cách thật lực để anh ta không thể làm tôi ngạt thở. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau, anh ta đánh thật mạnh vào đầu tôi, còn tôi thì cắn anh ta”.

Sau một hồi, cô nhận ra rằng, mình không thể nào thoát ra được và hét lên để gọi sự trợ giúp. Bác sĩ phẫu thuật của cô nói rằng, cô không thể làm việc tại đó được nữa bởi cô có thể bị tấn công, bị hạ gục và có thể bị liệt bất cứ lúc nào.

Bị tấn công vì bệnh nhân cảm thấy “không hài lòng”

Mới năm ngoái, một bác sĩ điều trị đã chết sau khi bị một bệnh nhân tấn công. Tony Lee Cason là một bệnh nhân tại Hệ thống Y tế Tâm thần TimberLawn ở Dallas, Texas, Mỹ đồng thời là hung thủ trong vụ án này.

Theo báo cáo của cánh sát, người đàn ông 55 tuổi này cảm thấy “không hài lòng” sau khi nghe được rằng, mình sẽ bị chuyển sang một cơ sở khác. Người đàn ông cao 1m82, nặng gần 100 kg này đã tấn công một cách dã man tiến sĩ MarDock, người thấp hơn anh tận 20cm.

Theo báo cáo, tiến sĩ MarDock đã bị đánh một cách dã man, vùng đầu bị tổn thương nặng dẫn tới mất y thức. Cô đã chết 2 ngày sau đó. Cái chết của cô đã dấy lên sự quan ngại về vấn đề bạo lực tại nơi làm việc của các bác sĩ, y tá.

Hinh anh

Các bác sĩ đang bị tấn công một cách bạo lực kể cả khi bệnh nhân cảm thấy "không hài lòng".

Gần đây, một bác sĩ tại bệnh viện West Demerara, Guyana đã bị tấn công do bệnh nhận muốn chụp X-quang nhưng không được bởi đó đang là ngày nghỉ.

Theo ghi nhận, bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng say xỉn, than phiền rằng ông ta cảm thấy bị đau ở cánh tay trái. Sau khi gặp bác sĩ, ông được tư vấn đến phòng khám tư nhân để kiểm tra, do phòng chụp X-quang đã đóng cửa trong ngày Chủ Nhật.

Ngay lập tức, ông ta trở nên tức giận và tấn công bác sĩ. Một trận chiến đã diễn ra khi cả người nhà của bệnh nhân này cũng tham gia vào. Các nhân viên an ninh đã bị thách thức khi cố gắng để kiểm soát tình hình. Một số đồ đạc trong bệnh viện đã bị những người quá khích đập phá.

Theo nguồn tin này, đây cũng phải là lần duy nhất xảy ra tình trạng các nhân viên của bệnh viện bị đe dọa về vấn đề bạo lực.

Bị tấn công vì người nhà bệnh nhân cho rằng chưa "chăm sóc" bệnh nhân đầy đủ

Một cuộc tấn công của người nhà bệnh nhân nhằm vào bác sĩ đã diễn ra tại một bệnh viện ở Mumbai, Ấn Độ, sau khi một bệnh nhân bị chết vì suy thận.

Một bác sĩ nói rằng: “Cô ấy bị bệnh thận mãn tính và được đưa trở lại bệnh viện vào lúc 12h trưa ngày 18/03 trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù trước đó, cô ấy đã được lọc máu nhưng tình trạng càng ngày càng xấu đi”.

Các bác sĩ cũng đã thông báo về tình trạng của bệnh nhân với gia đình, nói rằng tình trạng sức khỏe của cô ấy có thể sẽ không tiến triển gì thêm. Cho đến buổi tối cùng ngày, bệnh nhân qua đời.

Theo người nhà bệnh nhân, họ cảm thấy nhân viên y tế tại bệnh viện đã không chăm sóc đầy đủ cho bệnh người nhà của mình. Họ đã tức giận và tấn công Rohit Kumar, một thực tập sinh tại bệnh viện.

Theo một bác sĩ cấp cao của bệnh viện, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng bạo lực tại bệnh viện trong năm nay, tại một trong những bệnh viện được bảo vệ tốt nhất thành phố.

Bạo lực tại bệnh viện không phải là chuyện hiếm gặp, nó đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Nguy cơ bạo lực thậm chí còn cao hơn trong các cơ sở tâm thần nội trú.

Hàng loạt những khuyến cáo được đưa ra trong các hội thảo nghiên cứu về vấn đề bạo lực, bao gồm hướng dẫn nhân viên y tế tự bảo vệ mình, tăng chi tiêu cho vấn đề nhân sự trong bảo vệ, tất cả chỉ nhằm mục đích giảm thiểu những vụ bạo lực đang diễn ra khắp nơi.

Chuyên gia nghiên cứu tâm thần học, Catherine Fontaine nói rằng: “Nhiệm vụ đầu tiên là bạn phải tự bảo vệ mình. Nếu bạn không ở đó để chăm sóc người bệnh, vậy thì là ai? Vậy nên, bạn cần phải luôn luôn cảnh giác, cảnh giác phía sau lưng mình. Đặc biệt, không nên đeo khăn quàng cổ khi vào kiểm tra bệnh nhân tại phòng bệnh”.

Video: Bé 3 tuổi chết bất thường, người nhà 'vây' bệnh viện

Nguyên Hoàng (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn