Bệnh hành hạ quý ông ngày Tết

Sức khỏeThứ Ba, 28/01/2014 06:30:00 +07:00

(VTC News) - Vào dịp Tết, các quý ông uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đạm nên bị bệnh gút (gout) hành hạ rất đau đớn.

Ngày không ăn, đêm không ngủ vì gout
Trung tướng Nguyễn Hữu Hạ, từng công tác tại Bộ tổng tham mưu chia sẻ với phóng viên VTC News: “Tôi bị gout từ năm 2003. 2 khớp ngón cái sưng đỏ, cả bàn chân nhức không đi được.

 Một bệnh nhân bị gout tới khám tại nhà lương y Phạm Cao Sơn.

Tôi uống đủ thứ thuốc. Ban đầu, tôi uống Colchicine được mấy ngày thì đỡ. Nhưng chỉ thời gian sau, cơn đau lại xuất hiện. Tôi tiếp tục phải uống nó nhưng uống Colchicine là bị đau dạ dày. Chữa được dạ dày thì gout lại hành hạ. Nó cứ thành vòng luẩn quẩn. Trong thời gian bị gout, tôi phải vài lần nhập viện.

Thuốc Bắc, thuốc Nam tôi uống đủ cả, ai mách đâu mua đấy, thuốc từ Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Giang, Nam Định, Quảng Ninh, Hải PHòng… Thậm chí, tôi uống cả thuốc được bào chế dựa trên sự hợp tác giữa 1 bệnh viện ở Hà Nội với bên Tây Tạng mà không đỡ.

Tôi nhớ lúc bị gout, người phát sốt, ai sờ vào chân là giãy nảy lên vì đau nhức. Có lúc, tôi uống thuốc chữa gout, họ bảo đau rồi sẽ khỏi. Nhưng uống thấy đau quá, tôi phải quay lại Colchicine dù biết nó sẽ làm hỏng dạ dày.

Còn ông Trần Tuấn Anh, công tác tại lực lượng vũ trang Sơn La kể: “Tôi có ông bác bị gout do rối loạn chuyển hóa nên chỉ số axit uric tăng cao.

Ông đã xuất hiện “mắt nghiến” (cục tô phi – phóng viên) sùi ra, mọng lên, rất đau đớn, khi chọc thủng chảy nước và đến 6 tháng mới lành vì khả năng miễn dịch kém.

Cục tô phí này nổi ở khớp của ngón tay, khớp ngón cái, mắt cá chân, khớp đầu gối thì sưng lên. Ông bác tôi còn xác định nó như căn bệnh ung thư vì rất đau đớn, nghĩ cuộc sống sao đau đớn vậy.

Đặc biệt vào ngày Tết, ông càng đau hơn vì con cháu về thăm, quý mến ông gắp thêm cho miếng thịt. Ông chiều con, cháu ăn nhiều. Hơn nữa, gần Tết thời tiết rét nên bệnh càng nặng thêm”.

Ông Tuấn Anh cho rằng, có mấy nguyên nhân gây bệnh này là: Trước đây, cuộc sống khổ cực, ăn uống kém ít chất đạm, cơ thể hoạt động phù hợp với lối sống đó. Giờ, điều kiện tốt hơn, ăn uống nhiều đạm hơn nên cơ thể không đáp ứng.

Ngoài ra, bệnh gout còn do điều kiện môi trường, hoặc do tự bản thân có biến đổi không chuyển hóa được.

Còn cụ Minh Châu, 76 tuổi, Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình, nguyên Phó giám đốc trung văn hóa tỉnh Thái Bình chia sẻ: Tôi bị gout 15 năm nay. Lúc đầu, nó sưng tấy lên ở 2 ngón chân cái, đến mắt cá chân. Đi bệnh viện, phải vứt cả giầy dép vì đau không đi nổi. Dạ dày đại tràng bị viêm loét nặng nên ăn uống khó tiêu, đầy hơi, phân lỏng, kém ngủ.

Bác sỹ cho uống Colchicine của Pháp. Dù biết uống sẽ đau dạ dày nhưng vẫn phải uống vì không uống thì đau đến chết.

Mặc dù đã dùng Colchicine nhưng dần dần tôi bị nhờn thuốc, vài tháng lại đau 1 lần do gout hành hạ, rồi càng ngày cơn đau càng nhiều 1 tháng 2 lần.

Linh mục Gioan Nguyễn Văn Kích, Giám đốc nhà tỉnh dòng Don Bosco, ở Thủ Đức, TP.HCM cũng mắc bệnh gout lâu năm. Linh mục Kích (66 tuổi) cho biết: Tôi bị gout 8 năm nay. Lúc đầu, tôi không để ý gì nhiều. Tôi đau ở mắt cá chân lúc thì bên trái lúc thì bên trái.

Mỗi lần như vậy, mắt cá chân sưng tấy, bứt rứt khó chịu khoảng 3 ngày thì hết. Ở chân phải, mé ngoài, cục tô phi đã nổ lên to bằng trái chanh.

Mãi về sau, đi khám, làm xét nghiệm máu tôi mới biết đó là bệnh gout. Tôi đau đến mức đi khập khiễng, phải chống gậy.

Tại sao gần Tết, bệnh gout càng nặng?

“Trao đổi với PV VTC News, lương y Phạm Cao Sơn, H.V Trung ương hội Đông Y Việt Nam cho biết: “Gout (hay còn gọi là thống phong theo Đông y) là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axit uric trong máu cao hơn người bình thường.

 

 Tết, bệnh gout càng hành hạ.

 

Bệnh gout cũng cho chức năng can thận không giao hòa, rối loạn chuyển hóa axit uric lúc tăng, lúc giảm thất thường.

 

Bệnh gout gây ra các triệu chứng viêm khớp làm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Đầu tiên chỉ là đau ngón 1 khớp ngón chân cái rồi khớp bàn chân, khớp ngón, khuỷu tay, khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, khớp háng. Mỗi năm, mỗi tháng, mỗi tuần sẽ tăng dần cơn đau cấp, đau mãn.

Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong bao hoạt  dịch, ổ khớp gây đau đớn dữ dội.

Nếu theo nhìn nhận ở phương diện Đông y, người bị bệnh thống phong do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết và ứ trệ tại khớp. Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu, kinh lạc sau vào gân xương và gây tổn thương tạng phủ”.

Cũng theo lương y Phạm Cao Sơn, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gout trở thành mãn tính và dày tô phi (u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai. Những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn – pv). Cơn đau ngày càng dày. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng khi gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. 

Lý giải tại sao ngày Tết, bệnh gout lại hành hạ dữ dội, lương y Phạm Cao Sơn phân tích: Thông thường những tuần giáp Tết, thời tiết rất lạnh, buốt khiến cho bệnh gout nặng thêm. Bệnh nhân  vào Nam ra Bắc đi lại ăn ở các vùng khí hậu thổ nhưỡng khác nhau nên tạo cơ hội cho bệnh gout hoành hành.

Trước đây, dân ta có mức sống thấp, giờ mức sống cao hơn nên ăn uống tẩm bổ hơn, ăn nhiều đạm, lạ, bổ dưỡng, uống nhiều bia rượu nên cũng là nguyên nhân làm bệnh gout nặng.

Vì vậy, để tránh bị gout hành hạ, người bệnh nên ăn uống vừa đủ. Bệnh nhân bị gout không chườm đá, xoa bóp hay lấy dao bào chích vì dễ gây nhiễm khuẩn có thể phải tháo khớp. Đặc biệt, người bị gout nên tránh đến các đám ma vì có xú khí dễ khiến bệnh gout tái phát.

Về kinh nghiệm chống chọi với căn bệnh này, trung tướng Hạ chia sẻ: Tôi dùng thuốc Đông, thuốc Tây mà không khỏi đến khi bạn tôi là Trung tướng Tiêu Văn Mẫn giới thiệu về thuốc  gout của Lương y Phạm Cao Sơn.

Tôi uống kết hợp thuốc dạ dày, đại tràng và thống phong gout gần 6 tháng nay và hiện không đau đớn gì. Trước, chỉ số axit uric của tôi là 575, tăng dần lên hơn 700. Sau khi uống thuốc, giờ còn 454. Hiện, tôi vẫn tiếp tục uống thuốc nhưng tôi ăn khỏe ra, không phải kiêng, thịt chó vẫn ăn khi gặp bạn bè”.

Để thông tin khách quan, phóng viên trao đổi với những người uy tín khác trong xã hội để hỏi về những cái được và chưa được của bài thuốc chữa gout này.

Linh mục Gioan Nguyễn Văn Kích, Giám đốc nhà tỉnh dòng Don Bosco, ở Thủ Đức, TP.HCM nói: “Tôi được một người bạn ở TP.HCM mách dùng thuốc gout của lương y Phạm Cao Sơn. Trước đây, dù đã uống thuốc Tây, thuốc ta, tôi thấy đỡ đau nhưng chân vẫn rất mỏi, đi cầu thang phải 2 chân 1 bậc, tay phải vịn lan can. Sau khi uống thuốc của lương y Sơn 10 ngày, một lần xuống cầu thang, tôi không phải vịn tay vào cầu thang nữa. Tôi giật mình, thử đi lại, xuống thấy dễ dàng, có thể đi từng chân 1 bậc.

Ông Trần Tuấn Anh, công tác tại lực lượng vũ trang Sơn La bày tỏ: Trước đó, bác tôi uống đủ loại, cả tiêm nhưng dần nhờn thuốc. Ông từng uống thuốc chữa gout ở Thanh Hóa, dù bệnh thấy đỡ đau nhưng cơ thể phù thũng. Có người mách, tôi lấy thuốc của lương y Sơn cho ông dùng.

Bác tôi theo thuốc đã 3 – 4 năm rồi, có đợt thấy ổn rồi thì lại nghỉ 1 thời gian. Giám đốc Sở KHCN Sơn La cũng được tôi giới thiệu nên dùng 6 tháng thì thấy ổn và giờ không phải uống thuốc nữa và ông đã ngừng dùng thuốc 1 năm nay rồi.

Bác tôi đã đỡ nhiều nhưng ngay  cả lương y Phạm Cao Sơn cũng không kết luận là bác tôi khỏi hẳn mà là bệnh gout đã ổn định. Giờ ông ăn uống tốt, đánh được cầu lông còn trước thì không đi nổi.

Còn cụ Minh Châu, nguyên Phó giám đốc trung văn hóa tỉnh Thái Bình cho biết: Trước đây, bị gout, đêm tôi không ngủ, ngày không ăn được. Nhưng uống thuốc của lương y Sơn thấy không còn đau. Bây giờ, tôi có thể ăn thịt bò, gà chứ trước thì không dám ăn.

Kể với phóng viên giọng hồ hởi vì bệnh gout được đẩy lùi, cụ Châu còn đọc vài câu thơ:

“Gia truyền nghề thuốc Đông y.

Dốc lòng nối nghiệp quản gì khó khăn.

Cao Sơn thương hiệu vang danh.

Lương y từ mẫu, tâm thành vì dân”.

Còn lương y Sơn thì cho rằng: Ông không phải danh y gì, ông chỉ là người làm thuốc bình thường, có bài thuốc gia truyền và ông muốn củng cố cho bài thuốc tốt hơn.
Thuốc đông y này gồm 16 vị được sao tẩm, bào chế, chiết xuất, sấy khô, tiệt trùng, tán mịn thành bột, uống như cà phê hòa tan, ngày uống 3 lần sau bữa ăn. 

Từng đi làm từ thiện với lương y Sơn, phóng viên biết rằng, lương y Sơn rất khiêm tốn và tích cực làm việc thiện. Ông đã tặng rất nhiều thuốc và cả tiền cho những bệnh nhân ung thư nghèo ở viện cũng như các vùng quê xa xôi.

Ông nói: Tôi đã về hưu, có lương đủ ăn. Tôi muốn củng cố, phát triển bài thuốc thống phong gout, phong tê thấp A, dạ dày – đại tràng để sau này con cháu, ai có tài, có tâm thì truyền lại.

Tôi nhờ quý báo, nếu có người bệnh nào nghèo, cô đơn, mắc trọng bệnh mà không có tiền chữa trị, có thể liên lạc với tôi ở địa chỉ số 8/2, ngõ 15, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, ĐT: 04 62928048-0985014859, tôi sẽ gửi tặng thuốc.

Bình luận
vtcnews.vn