Bầy đàn đa cấp: Quan chức địa phương ‘đáp xoay’

Kinh tếThứ Ba, 03/09/2013 07:21:00 +07:00

(VTC News) – Người phụ trách về văn hóa, xã hội của xã Phú Xuân (Thái Bình) nói gì về “kinh đô sầm uất của vương quốc bầy đàn” ở thôn Nghĩa Chính?

(VTC News) – Người phụ trách về văn hóa, xã hội của xã Phú Xuân (Thái Bình) nói gì về “kinh đô sầm uất của vương quốc bầy đàn” ở thôn Nghĩa Chính?


Trong lần trở lại “vương quốc bầy đàn” bán hàng đa cấp mới đây, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, người trực tiếp quản lý về mặt văn hóa, xã hội, trật tự hành chính của địa phương này.


- Sau khi có loạt bài phản ánh của VTC News cùng với sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, lãnh đạo địa phương đã vào cuộc như thế nào?

Ngay từ cuối tháng 4, sau loạt bài phản ánh của VTC News, chính quyền địa phương đã chỉ đạo rất sát sao lực lượng công an địa phương, kết hợp với công an thành phố và công an tỉnh Thái Bình rà soát, kiểm tra lại xem các hộ cho thuê trọ đã đáp ứng đủ các điều kiện, quy định về nhà ở của Bộ Xây dựng hay chưa.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân (Ảnh: Minh Quân)
Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân (Ảnh: Minh Quân) 
Chẳng hạn, chúng tôi đã cử người kiểm tra xem mỗi phòng trọ có đảm bảo tối thiểu 9m2 hay không, mỗi người ở trọ đã được 3m2 hay chưa. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, công trình phụ hay thậm chí từ các ổ cắm tới số lượng quạt, đặc biệt là phải có giường nằm.

Hiện nay, công an xã cũng đã có các thông báo và nhiều lần trực tiếp xuống thôn Nghĩa Chính kết hợp với lãnh đạo của thôn họp với các hộ dân có nhà cho thuê trọ để khắc phục những mặt hạn chế.

Đầu tiên, chúng tôi yêu cầu các hộ phải sắm giường cho người thuê trọ. Phần lớn nhân dân rất đồng ý và nhất trí với chủ trương đó và hiện họ đang từng bước thực hiện có hiệu quả chỉ đạo trên.

Cách đây khoảng nửa tháng, cũng đã có một đợt kiểm tra đột xuất của công an tỉnh và công an thành phố về vấn đề đăng kí tạm trú, tạm vắng ở thôn Nghĩa Chính. Kết quả cho thấy, đã có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng vẫn còn một số tồn tại mà cán bộ và nhân dân trong thôn cần phải khắc phục.

- Theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại thôn Nghĩa Chính, nhiều nhà trọ vẫn chưa có giường, thậm chí số lượng học viên trong phòng quá đông, không thể đảm bảo đủ 3m2/người như quy định của pháp luật được. Ông lý giải sao về điều này?

Chúng tôi đã chỉ đạo ban công an là khi đăng ký tạm trú với từng hộ dân thì công an phải tiếp nhận hồ sơ, sau đó xuống kiểm tra thực tế để kiểm chứng số người, số phòng như chủ nhà đã đăng ký.

Như tôi đã nói, nhân dân rất đồng tình với chủ trương đó, nhưng để khắc phục ngay thì chưa thể vì họ đang còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về mặt kinh tế.

Có đến 2/3 dân số trong thôn này đã mất ruộng, phục vụ sự phát triển của các khu công nghiệp trong tỉnh. Những hộ gia đình không thể vào các khu công nghiệp để lao động chỉ còn cách kinh doanh nhà trọ nên nhiều hộ đầu tư vào đó 300 – 400 triệu đồng để sắm một loạt thiết bị.

Giờ mà yêu cầu tất cả các phòng trọ phải có đủ giường cho người thuê là điều khó khăn. Đây cũng là cái khó chung của địa phương. Những hộ chưa có đủ giường, địa phương vẫn chưa cho đăng ký tạm trú và đang chờ chủ trương giải quyết từ công an thành phố, công an tỉnh.

- Về mặt kinh tế, giá trị của một vài chiếc giường đâu quá lớn so với số tiền hàng trăm triệu họ đã bỏ ra để đầu tư xây nhà trọ?
Phòng ở chật hẹp, không có giường ngủ của học viên Lô Hội ở Thái Bình
Phòng ở chật hẹp, không có giường ngủ của học viên Lô Hội ở Thái Bình  

Như tôi đã nói, lực lượng cán bộ xã, các ban ngành đã trực tiếp xuống họp với thôn và phổ biến những yêu cầu đó. Nhưng để khắc phục tình trạng trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tôi cho rằng khó khăn nhất vẫn là vấn đề kinh tế.


Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhân dân lo rằng, với sự vào cuộc gay gắt của lực lượng chức năng và các cơ quan báo chí thì có thể công ty TNHH Lô Hội sẽ không còn tồn tại ở Thái Bình nữa nên họ đang phân vân việc nên sắm hay không.

 

Tôi thừa nhận, bước đầu chúng tôi làm chưa tốt. Ngay sau đó, chúng tôi đã có chỉ đạo siết chặt quản lý từ xã tới thôn.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân
 
Sau loạt bài vào trung tuần tháng 4 của VTC News, quý vị cũng đã thấy các học viên của Lô Hội lũ lượt rời khỏi Thái Bình. Phải đến hơn một nửa tổng số thành viên của công ty này đã rời khỏi thôn khiến người dân lo ngại đầu tư như vậy rồi sẽ đi về đâu?


Chưa kể, có phải ai cũng có sắn 200 – 300 triệu đồng để xây nhà trọ cho thuê đâu. Nhiều hộ phải thế chấp tài sản, vay ngân hàng để có vốn xây nhà cho thuê. Họ vẫn đang phải gánh lãi và nhiều hệ lụy phát sinh khác.

- Hệ thống điện, nước trong thôn có bị quá tải không khi có thêm hàng nghìn học viên Lô Hội tới thôn Nghĩa Chính sinh sống?

Trước tháng 4, với hơn 2.000 học viên Lô Hội sinh sống trên địa bàn thôn, nhân dân gặp nhiều khó khăn về vấn đề điện, nước sinh hoạt. Nhiều nhà cao tầng, nước không lên nổi tầng 2 bởi vì nước của công ty nước Lan Long không đủ áp suất bơm lên với số lượng người sử dụng đông như vậy. Ở thời điểm đó, có đủ nước sạch để dùng đã là việc khó.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của chúng tôi chỉ còn khoảng một nửa tổng số học viên Lô Hội sinh sống trên địa bàn. Phải thừa nhận rằng, nước ở khu vực này không thể chảy mạnh bằng ở các thôn khác, nhưng giờ công ty cấp nước cũng đã đảm bảo được cuộc sống bình thường, ổn định cho người dân.

- Ngoài cua, tôm, cá…như VTC News phản ánh, ông có thể tiết lộ thêm về các món ăn bổ sung dinh dưỡng của học viên Lô Hội trong thôn?
Cảnh học viên Lô Hội mặc nguyên đồng phục ra đồng bắt cua, ốc bươu vàng
Cảnh học viên Lô Hội mặc nguyên đồng phục ra đồng bắt cua, ốc bươu vàng  

Theo những thông tin bên lề, chưa chính thức, do thu nhập khó khăn lại sinh hoạt tập thể như vậy nên các học viên của Lô Hội ngoài việc ăn uống hạn chế ra còn tích cực ra các cánh đồng gần khu dân cư để bắt cua, ốc, các động vật họ có thể ăn được, trực tiếp phục vụ cho cuộc sống của họ.


- Lãnh đạo địa phương đã lo giải bài toán tiêu thoát nước thải sinh hoạt ra sao?

Rất may cho thôn Nghĩa Chính là khi thành lập khu công nghiệp ở gần đó, thành phố đã đầu tư một hệ thống thoát nước mà chúng tôi gọi là kênh tiêu T1 giúp việc thoát nước ra sông khá thuận lợi.

Tuy nhiên, vào năm 2012, trong làng cũng có một ngõ không có hệ thống tiêu nước khiến nước thải bị ách tắc. Sau đó, chính quyền địa phương và thôn đã phối hợp giải quyết triệt để nên đến giờ có thể nói về cơ bản hệ thống thoát nước ở thôn khá ổn.

- Việc hàng nghìn học viên của Lô Hội sinh sống trên địa bàn thôn gây ảnh hưởng thế nào tới tình hình an ninh trật tự ở đây thưa ông?

Như một lẽ tất yếu, nơi nào có đông dân cư thì sẽ khá phức tạp về vấn đề an ninh trật tự hoặc vệ sinh môi trường. Chính quyền địa phương đã ghi nhận được một vài trường hợp học viên của công ty Lô Hội vi phạm pháp luật.

Chẳng hạn, một học viên của Lô Hội từng cướp tài sản của taxi. Ngoài ra, họ cũng từng đánh nhau. Có nhiều vụ công an thành phố đã khởi tố và người vi phạm pháp luật chính là nhân viên của Lô Hội.

 

Học viên của Lô Hội từng cướp tài sản của taxi. Ngoài ra, họ cũng từng đánh nhau. Có nhiều vụ công an thành phố đã khởi tố và người vi phạm pháp luật chính là nhân viên của Lô Hội.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân
 
Đáng mừng là trong năm 2013 này chưa có một vụ việc nào lớn do nhân viên Lô Hội gây ra khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc.


- Điều lo ngại nhất của chính quyền địa phương trước sự “bành trướng” của học viên Lô Hội là gì?

Chúng tôi lo ngại nhất là phải xem xem thực tế hoạt động của công ty TNHH Lô Hội chi nhánh Thái Bình và ở một số tỉnh lân cận đã đúng với các quy định của Nhà nước chưa?

Họ về đây sinh sống rất đông, thu nhập thì không được chứng kiến mà chỉ nghe theo lời đồn thì liệu cái nghề này có trở thành cái nghề có thu nhập và phát triển bền vững được hay không?

- Tại sao các địa phương khác có thể quản lý tốt vấn đề đăng ký tạm trú, tạm vắng, còn ở địa phương mình thì chưa, thậm chí vẫn còn cảnh sống “bầy đàn”, chung đụng?  

Trong giai đoạn trước kia, có thể lý giải do tập quán của họ. Khi từ tỉnh khác tới Thái Bình sinh sống, các học viên Lô Hội không có nhiều tiền.

Thứ nữa, trong ngày họ có các chế độ sinh hoạt tập thể, đặc biệt là buổi tối nên họ hay tập trung theo nhóm đến một hộ gia đình nào đó sinh hoạt với nhau theo quy định của họ. Cái giường trên thực tế chỉ là cái kệ kê cách mặt đất mươi phân cho họ nằm thôi.

Riêng về cuộc sống lẫn lộn nam nữ, chúng tôi chưa được mục sở thị và cũng không trực tiếp kiểm tra, nhưng cơ quan y tế của địa phương khẳng định chưa thấy có vấn đề gì. Ngay gần thôn Nghĩa Chính là bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, nên nếu có ốm đau gì họ tới đó sẽ tiện hơn tới trạm y tế xã.

Chuyện họ có thể sống chung với nhau như thế, phải thú thật là có thể do quản lý bước đầu của chính quyền địa phương khi họ mới đến chưa được chặt chẽ. Nhưng sau khi có phản ánh, chúng tôi đã siết chặt quản lý hơn.

- Có ý kiến cho rằng chỉ cần siết chặt vấn đề hộ khẩu thường trú, mọi chuyện sẽ được giải quyết. Ông có thấy vậy không?

Ngày đầu có thể do chủ quan của lực lượng công an xã. Khi người ta đến ở trọ vào thời điểm đó, chủ nhà trọ chỉ biết tới công an xã làm các thủ tục đăng kí tạm trú, nhưng chưa kê khai cụ thể hộ gia đình đó có bao nhiêu m2 và đăng kí là cho cả nam lẫn nữ. Cán bộ xã cứ cho rằng họ đã đăng kí tạm trú, như vậy là đã trình báo chính quyền địa phương.

Đi sâu vào đời sống trực tiếp của họ hàng ngày, chúng tôi mới phát hiện ra. Tôi khẳng định, bước đầu chúng tôi làm chưa tốt. Ngay sau đó, chúng tôi đã có chỉ đạo siết chặt quản lý từ xã tới thôn.

Còn để xử lý cán bộ trong trường hợp này, tôi nghĩ rất khó. Chẳng lẽ lại xử lý cán bộ thôn à? Trước hiện tượng đó, xã đã có văn bản nhắc nhở để công tác quản lý tốt hơn.

- Xin cảm ơn ông!


Nhóm PV VTC News


Bình luận
vtcnews.vn