Bầu Đức, chủ tịch VFF đồng loạt chia tay VPF

Thể thaoChủ Nhật, 28/12/2014 03:51:00 +07:00

Lợi nhuận hứa hẹn ban đầu khi thành lập công VPF rất huy hoàng theo kiểu “tiền vào như nước” nhưng trên thực tế thì sau mỗi mùa giải, lợi nhuận giảm thê thảm.

Lợi nhuận hứa hẹn ban đầu khi thành lập công VPF rất huy hoàng theo kiểu “tiền vào như nước” nhưng trên thực tế thì sau mỗi mùa giải, lợi nhuận càng giảm đến mức “thê thảm”.

3 năm, 12 CLB giải tán

Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) được thành lập vào cuối năm 2011 do bầu Kiên khởi xướng để giành lại quyền tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp V.League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia từ tay VFF.
Bầu Đức chia tay VPF
 Bầu Đức chia tay VPF (Ảnh: Quang Minh)
Sau 3 mùa bóng đã qua, công ty VPF đã chứng kiến rất nhiều thay đổi, đặc biệt là bầu Kiên đã vướng vòng lao lý cùng với việc 12 CLB đã giải thể. Đã có 8 CLB sáng lập công ty VPF bị giải thể là CLB Vissai Ninh Bình, SQC Bình Định, Khatoco Khánh Hòa, TMN.CSG, Navibank Sài Gòn, Xuân Thành Sài Gòn, CLB Hà Nội, CLB HN.ACB. Những mùa 2012-2014, lại có nhiều CLB khác giải tán vì hết tiền như Kiên Giang, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu và mới nhất là An Giang.

Tổng cộng có đến 12 CLB của V.League và hạng Nhất đã lâm vào cảnh xóa tên, giải tán – bi kịch lớn nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi tiến hành chuyên nghiệp hóa vào năm 2001.

Lợi nhuận hứa hẹn ban đầu khi thành lập công VPF rất huy hoàng theo kiểu “tiền vào như nước” nhưng trên thực tế thì sau mỗi mùa giải, lợi nhuận càng giảm đến mức “thê thảm”. Chẳng hạn mùa 2012 là năm đầu tiên VPF hoạt động thì lợi nhuận thu được là 11 tỷ đồng nhưng đến mùa 2013 lợi nhuận chỉ còn khoảng 1,5 tỷ, tức chưa đầy… 10% kế hoạch.
Clip: B.Bình Dương đoạt siêu cúp Quốc gia
Ngay cả vốn điều lệ của VPF ban đầu được quy định là 30 tỷ đồng nhưng công ty chưa bao giờ huy động đủ vì có đến 3-4 CLB không chịu góp vốn hoặc sau đó giải thể khiến bộ phận điều hành chẳng biết làm gì ngoài... cười trừ. Thậm chí rất nhiều CLB tham gia giải đấu đã chây ì không chịu đóng tiền niên liễm dự giải khiến BTC giải khản cổ kêu gọi, thúc ép.

Kế hoạch lợi nhuận 35,8 tỷ, thực tế đạt 3,56 tỷ

GĐĐH Nguyễn Văn Long của Đồng Nai phát biểu: “Khi đoàn công ty VPF, VFF và các CLB sang Nhật Bản tham qua mô hình làm bóng đá chuyên nghiệp thấy bên đó tiền bản quyền truyền hình là nguồn thu chính của giải đấu, CLB nhưng ở Việt Nam gần như là con số không.

Trên sân bảng quảng cáo vị trí đẹp thì VPF giành hết nhưng cuối cùng VPF cũng không bán được để trống, trong CLB có người hỏi mua lại không có bảng đẹp để bán. Các anh coi lại chuyện này thế nào để CLB đã kẹt rồi lại kẹt thêm”.

 Thành công của U19 Việt Nam sẽ thay đổi cách làm bóng đá Việt (Ảnh: N.D)
Việc thành lập công ty VPF là một nỗ lực lớn của bầu Kiên và các đồng sự muốn tạo ra cuộc cách mạng đưa bóng đá chuyên nghiệp VN lên tầm mức mới nhưng qua 3 năm hoạt động VPF dù nỗ lực hết mình vẫn hoạt động èo uột.

Trong năm 2014, VPF đặt ra kế hoạch kiếm được lợi nhuận là 35,8 tỷ đồng nhưng trên thực tế khi năm 2014 chuẩn bị khép lại thì lợi nhuận chỉ có 3,56 tỷ - tức đạt có 9,95%.

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến VPF không đi lên như kỳ vọng nằm ở 3 lý do chính. Thứ nhất, thủ lĩnh của phong trào là bầu Kiên vướng vòng lao lý, công việc dở dang. Thứ hai, sau giai đoạn phát triển quá nóng và mất định hướng dưới thời VFF điều hành thì BĐVN đã gánh hậu quả và VPF về mặt nào đó chỉ là “nạn nhân”. Thứ ba, trình độ, ý thức làm bóng đá chuyên nghiệp của nhiều CLB lẫn chính VFF, VPF còn yếu kém để phát triển mô hình bóng đá chuyên nghiệp đúng đắn.
Clip: HAGL thắng lớn ở chuyến giao hữu đầu mùa
Trong kỳ đại hội cổ đông thường niên năm 2014, công ty VPF đã tiến hành bầu lại nhân sự HĐQT và Ban kiểm soát. Từ số lượng 9 thành viên HĐQT của nhiệm kỳ 2011-2014 thì ở nhiệm kỳ 2014-2017, HĐQT của VPF rút lại còn 7 người trong đó sự rút lui của bầu Đức là đáng chú ý nhất.

Qua cách họp hành, phát biểu có vẻ như bầu Đức đã không còn kỳ vọng gì nhiều vào VPF – công ty mà 3 năm trước bầu Đức rất năng nổ cùng bầu Kiên khởi xướng thành lập. Ông Lê Hùng Dũng cũng rút khỏi HĐQT VPF.

Bộ máy HĐQT VPF mới gồm: chủ tịch Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch phụ trách truyền thông Nguyễn Công Khế, PCT phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn và 4 ủy viên Đinh Thu Trang (VFF), Phạm Ngọc Viễn (VFF), Bùi Xuân Hòa (SHB.ĐN), Nguyễn Hồng Thanh (SLNA).

Một thông tin đáng chú ý nữa là công ty VPF quyết định thay Trưởng BTC giải Tanaka Koji người Nhật để thay bằng Nguyễn Minh Ngọc – Trưởng tổ chức phòng thi đấu VFF. Ông Nguyễn Minh Ngọc từ trước giờ vẫn được xem là “đệ tử chân truyền” của ông Dương Nghiệp Khôi – Phó tổng thư ký VFF.

Theo Motthegioi
Bình luận
vtcnews.vn